- Thư Tòa Soạn 89
- Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897 - 1963): Thời Kỳ Chưa Nắm Quyền, 1897-1954 (phần 2)
- Vũ Ngự Chiêu: Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “trung Quân” Sang “ái Quốc”
- Nguyễn Phạm Hùng: Về Tính Thống Nhất Giữa Văn Học Triều Tây Sơn Và Văn Học Triều Nguyễn
- Mênh Mông Chật Chội, Chật Chội Mênh Mông
- Nguyễn Nam Trân: Văn Học Đại Chúng Nhật Bản Hiện Đại: Tiểu Thuyết Trinh Thám Và Khoa Học Giả Tưởng
- Nốt Chủ Âm - Kiino-to
- Thuyền Ai Thấp Thoáng
- Nguyễn Văn Lục: 20 Năm Triết Học Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam 1955 - 1975
- Tức Nước (trích Đoạn Tiểu Thuyết Bể Dâu)
- Câu Chuyện Văn Nghệ Đêm Giao Thừa Với Nhà Thơ Lê Đạt
- Mimơza (từ Tình Epphen Ii)
- Gió Lùa Qua Cửa
- Cuối Tháng
- Tình Chiều
- Đêm, Từng Mảnh...
- Chiếc Áo
- Người Ở Lại Toul Sleng
- Bắt Đầu Tháng Tư Rồi Đó Em
- Mắt Lệ
- Ngôi Sao Và Hạt Bụi
- Hoa Muộn - Bàn Chân Mẹ
- Mẹ
- Cái Chết Biện Minh
- Thơ Dư Thị Hoàn
- Bến Bờ Đợi Mong
- Vẫn Còn Xa Cách
- Dớp
- Thôi Đành Để Gió Cuốn Đi
- Yêu
- Khổ - Chỉ Vì
- Những Giấc Mơ
- Vắng Mặt
- Mùa Đang Mới
- Thơ Nguyễn Nam An
- Huỳnh Lê Nhật Tấn: Gió Núi
- Sáng Tạo Và Bệnh Tật
- Mạn Đàm Văn Học
- Phụ Trang
Sau nhiều năm hầu như im lặng, Lê Đạt trở lại văn đàn với tập thơ Mimơza tức Từ Tình Epphen II, ông đã dành cho độc giả Hợp Lưu “ưu tiên nhận hương vị đoá hoa đầu” như lời Thụy Khuê giới thiệu. Cũng là lần đầu tiên, Hợp Lưu in trọn một tập thơ, cùng với những bài thơ rời, mới nhất, mà nhà thơ sáng tác trong hai năm gần đây và Thụy Khuê phỏng vấn nhà thơ Lê Đạt trong đêm giao thừa trên đất Pháp giúp chúng ta gần gũi hơn với một cựu thành viên của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm nửa thế kỷ trước, qua cuộc phỏng vấn, Lê Đạt có những nhận định sắc bén về tình hình văn học hiện thời.
Về biên khảo, nhà nghiên cứu sử học Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu viết về sự hình thành của phong trào quốc gia mới tại Việt Nam đầu thế kỷ XX, giai đoạn chuyển tiếp từ “trung quân” qua “ái quốc” này vẫn chưa được tìm hiểu tường tận vì nhiều lý do khác nhau. Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hùng khai triển về tính thống nhất văn học giữa hai triều Tây Sơn và Nguyễn. Nguyễn Văn Lục nhìn lại bối cảnh 20 năm triết học Tây phương ở miền Nam, và Nguyễn Nam Trân đi vào địa hạt văn học đại chúng Nhật Bản, bài này dẫn từ một chương sách biên khảo về văn học Nhật Bản hiện đại của tác giả. Lại Nguyên Ân, xuất hiện trong Hợp Lưu 89, với tùy bút “Mênh mông chật chội, chật chội mênh mông” một Lại Nguyên Ân dí dỏm, khác hẳn giọng nghiên cứu nghiêm túc thường lệ:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người!”
Người ta cứ việc hát như thế mà không để ý đấy là một câu rủa sả, đe nẹt ! Buộc phải nghe lời rủa lời đe nặng nề ấy, nhiều khi tôi muốn cãi : Sự thực lại là đã có biết bao nhiêu lớp người chỉ thành danh thành người được khi đã ra khỏi quê hương. Lại cũng phải nói: "quê hương không chỉ đáng yêu, quê hương còn đáng sợ, đáng ngại, đáng ghét nữa chứ, trong mọi trạng thái tâm lý của mọi loại người?”, khiến chúng ta giật mình tự hỏi lại nhiều việc tẩn mẩn trong đời sống thường ngày, mà trước đây ta vẫn an tâm là tự nhiên là đúng.
Người viết mới của Hợp Lưu số nầy, chúng tôi trân trọng giới thiệu Hoàng Ngọc Thư (Australia), Nguyễn Thị Hồng Hà (Việt Nam) , Quỳnh Linh (Việt Nam), Ngô Ngọc Trang (Việt Nam), Khúc Minh (U.S.A.), Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Việt Nam). Ngoài ra còn những sáng tác của các tác giả quen thuộc Nguyễn Thị Hồng Ngát, Trần Mộng Tú, Hoàng Chính, Bùi Vĩnh Phúc, Dư Thị Hoàn, Phan Xuân Sinh, Lưu Diệu Vân, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Hoà Trước, Cát Du, Đặng Thân, Khê Kinh Kha, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Hoài Phương, Vũ Tiến Lập, Trang Luân, NNguong, Nguyễn Nam An.
Truyện của Yamada Eimi Phạm Vũ Thịnh dịch, Mạn Đàm Văn Học với Trần Thiện Đạo, và Giới Thiệu Sách do Hoàng Mai Đạt phụ trách. Đặc biệt có sự góp mặt của Nam Dao với “Tức nước” trích đoạn tiểu thuyết “Bể Dâu”, Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Mắt lệ”, và Đỗ Kh. với bút ký “Người ở lại Toul Sleng” . “Người ở lại Toul Sleng”, một địa danh nghe quen quen, tưởng chừng như “Người ở lại Charlie”... nhưng thực chất là tên một trại tù tại Nam Vang trong thời gian 1975-79, “một trung tâm khai thác và điều tra của chính quyền Khmer Đỏ, nhận trên 17.000 người vào mà chỉ có dưới 20 người sống sót được nhìn thấy cái cổng ra”.
Xuân qua, Hè đến. Biết bao những dữ kiện đáng ghi nhận ở nửa năm đầu của năm 2006. Đại Hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 18 tới 25/4/2006–với những thay đổi đáng kể về nhân sự và chính sách. Hiệp ước Việt-Mỹ mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc Tế [WTO] trong một tương lai gần. Cuốn phim chấn động dư luận thế giới Da Vinci Code với nam tài tử chính Tom Hank. Giải túc cầu thế giới tại Germany bắt đầu từ ngày 9/6/2006. Và, cũng không thể không nhắc, những thiên tai, bão lụt, dịch bệnh đang hoành hành tại quê hương cũng như các nước lân cận. Thật đáng tiếc là Hợp Lưu, với những phương tiện hạn hẹp, không thể tiếp cận những vấn đề này một cách sâu sát. Trong những số tới, chúng tôi sẽ cố gắng có những thông tin cần thiết, đặc biệt là chu trình hoàn cầu hóa tại Việt Nam.
TẠP CHÍ HỢP LƯU