- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“Phiến Cộng” Trong Dinh Gia Long - Phần 2

08 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 8444)
c. “Sự áp bức của báo chí Mỹ”:

Điều khiến họ Ngô cực kỳ bất mãn là báo chí Mỹ không ngừng đả kích chế độ Diệm. Từ đầu năm 1957, báo Foreign Affairs [Ngoại giao] đã cảnh giác dư luận Mỹ về tình trạng “cảnh sát trị ở miền Nam.” Nhiều người cho rằng Mỹ đang sa lầy, không thể chiến thắng với họ Ngô.

Vài học giả liên hệ với Đại học Công Lập Tiểu Bang Michigan [MSU] cũng công bố những bài nghiên cứu bất lợi cho chế độ như Milton C. Taylor trên tờ New Republic ngày 14/6/1961, và Frank C. Child trên cùng báo này ngày 4/12/1961. Dưới mắt Diệm, nhóm MSU chịu trách nhiệm về việc đăng tải các chỉ trích “không đúng sự thực, không hợp lý, và phá hoại;” các giáo sư MSU đã lợi dụng cơ hội nghiên cứu làm công tác gián điệp và tiết lộ những tin xấu về chính phủ. Rồi ngày 24/1/1962, Diệm cho Fishel biết sẽ chấm dứt giao kèo với MSU.(91)

(91. Fishel nghĩ rằng giọng nói là của Diệm, nhưng lối lý luận là của Nhu; FRUS, 1961-1963, II:148-152.)

Từ mùa Thu 1961, liên hệ giữa họ Ngô với giới truyền thông Mỹ ngày càng căng thẳng. Họ Ngô mở một chiến dịch chống Mỹ trên báo chí Việt Nam để cảnh giác Kennedy về thứ gọi là “tự do quá trớn” của báo chí Mỹ.

Ngày 24/11/1961, Thời Báo đi tin 8 cột: “Việt Nam Cộng Hòa Không Phải Guinea Pig cho Đế Quốc Tư Bản–Không Phải Lúc Xét Lại Hợp Tác Việt-Mỹ” [Republic of Vietnam No Guinea Pig for Capitalist Imperialism–Is It Not Time to Revise Vietnamese-American Collaboration?”] Theo một tác giả Mỹ, luận điệu của bài báo cón nặng nề hơn cả Bắc Kinh và Havana. (92)

(92. Z, “The War in Vietnam: We Are Not Told the Truth;” The New Republic, 12/3/1962; dẫn trong Fall, 1964:278).)

Ngày 25/11, Thời Báo đi bài thứ hai đả kích thực dân tư bản. Nolting phải xin gặp Diệm, hy vọng sẽ giúp giảm cường độ trò “điên khùng và nguy hiểm” này. Diệm nói báo chí chỉ phản ảnh ý nghĩ thầm kín của đa số người Việt (và Á châu) về điều kiện ràng buộc vào viện trợ của phương Tây. Báo chí Việt không do chính phủ xúi dục, và không do sự hiểu biết nội dung những đề nghị của Mỹ (có lẽ lấy tin từ báo chí Tây phương). Những phản ứng tương tự sẽ bùng nổ lớn, lan rộng nếu nội dung đề nghị của Mỹ được tiết lộ. Những bài báo trên cũng phần nào để trả lời báo chí Mỹ như Rose trên Time, Elegant trên Newsweek và Hongkong Observer (ngày 8/11/161)–với lập luận rằng Mỹ phải đứng ra điều khiển [take charge] để cứu Việt Nam. Nolting nói lập luận trên giống như Nhu tuyên bố với tờ Christian Science Monitor; và, nhấn mạnh nếu báo chí Việt tiếp tục luận điệu xúc động, không đúng sự thực và tai hại, sự thiết lập một tổ hợp [joint partnership] Việt-Mỹ hữu hiệu để chiến thắng sẽ thêm phức tạp, khó khăn và có thể bất khả. Diệm đồng ý, nhưng nói rằng sự xuyên tạc về chính phủ VNCH trên báo chí Mỹ đã khiến báo chí Việt phải nhập cuộc. (93)

(93. FRUS, 1961-1963, I:667.)

Thứ Bảy, 25/11/1961, Đặng Đức Khôi cho John Anspacher, sĩ quan ngoại vụ [Public Affairs] của Tòa Đại sứ Mỹ, biết chiến dịch tấn công báo chí là phản ứng của gia đình Nhu sau khi đặc phái viên NBC Jim Robinson trả lời bài phỏng vấn bà Nhu. Đích thân Nhu cho lệnh Giám đốc Thông tin Trần Văn Thơ mở đầu kế hoạch này. Nhưng chỉ thị của Thơ vượt ra ngoài lệnh Nhu, không những chỉ trích báo chí Mỹ, mà còn chỉ trích cả chính sách Mỹ. Hai điểm khai thác là “can thiệp vào nội tình Việt Nam” và “viện trợ có điều kiện.” Hai ngày sau, 27/11, Trần Văn Thơ gặp Anspacher, nói chủ nhiệm Thời Báo tuyên bố sẵn sàng chịu trách nhiệm hai bài chỉ trích Mỹ. Thơ cũng cho biết chống lại tư do báo chí và đây là bằng chứng bảo vệ quan điểm của ông ta. Nếu các báo khác theo gương Thời Báo, tinh thần bài Mỹ sẽ gia tăng. Nếu chính phủ Mỹ có thể kiểm soát báo chí Mỹ đăng tải tin tức trung thực về Việt Nam, Tổng Nha Thông tin sẽ thuyết phục báo chí Việt ngừng chiến dịch bài Mỹ. Ngày này, Đặng Đức Khôi cũng tiết lộ có khoảng 6 tờ báo nhập cuộc. (94)

(94. FRUS, 1961-1963, I:704, 705-706; NYT, 27/11/1961. [Năm 1962, Phan Văn Tạo thay Thơ làm TGĐ Thông tin].)

Áp lực của báo chí Tây phương–đặc biệt là Mỹ–vẫn không suy giảm. Ngày 24/11/1961, Washington Post phỏng vấn Vũ Văn Thái về chế độ Diệm. Trên Washington Evening Star [Sao Đêm Oat-shinh-tân] Earl Voss, tiết lộ Mỹ đã đề nghị Diệm “mở rộng sự tham gia chính phủ và hứa viện trợ mọi thứ ngoài việc gửi quân chiến đấu nếu Diệm thực hiện.” Nhưng các viên chức Mỹ không dám chắc việc tăng viện trợ đủ hữu hiệu để ngăn chặn sự ưu thắng của Cộng Sản nếu Diệm chưa mời vào chính phủ những người xứng đáng [qualified] thay vì trông cậy thuần ở gia đình và những người thân cận.” Tác giả kết luận: Diệm khó cải cách vì thiếu viên chức được huấn luyện và có kinh nghiệm. (95)

(95. FRUS, 1961-1963, I:664-665.)

Những ký giả Mỹ rất tự hào là chỉ làm nhiệm vụ truyền thông, nói lên sự thực, không tuyên truyền. Nhưng trong khi làm nhiệm vụ, họ thường phạm hai lỗi lầm lớn. Thứ nhất, như Lansdale ghi nhận, họ quên rằng từ ngày khai sinh, chế độ Diệm-Nhu đã độc tài, cách nào trách nó không dân chủ. Thứ hai, khi tìm hiểu để trình bày về “phía bên kia,” hay sự xấu xa của chế độ Diệm, họ bị sa lún dần vào màng lưới tình báo của CSBV.

Nhóm ký giả trẻ như Neil Sheehan, Malcom Browne, David Halberstam, v.. v... cũng được Trung tá John Paul Vann, cùng viên chức trong Dinh Gia Long (Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đình Thuần), và cán bộ tình báo chiến lược Bắc Việt (như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân ẩn) cung cấp tin tức mật–do những lý do và mục đích khác nhau–tìm cách trình bày chiến cuộc và gia đình họ Ngô dưới những góc cạnh bi quan nhất. Sợi giây xuyên suốt qua những bài tường thuật của họ là trận chiến đang thua và Mỹ không thể thắng trận với anh em họ Ngô. Theo họ, Nam Việt Nam đang trở thành một thứ “bãi lầy” hay “cát lún,” nghĩa địa của uy tín và danh dự của siêu cường Mỹ. (“Chiến thắng” Ấp Bắc vào đầu năm 1963 chỉ là một thí dụ) Qua những cuộc phỏng vấn Ngô Đình Nhu và nhất là Lệ Xuân, họ biến vợ chồng Nhu-Lệ Xuân thành một thứ quái vật đen của chế độ.( 96)

(96. Xem David Halberstam, The Making of A Quagmire (New York: Random House, 1965; Neil Sheehan, The Bright Shining Lie (New York: Vintage Books, 1988), tr. 269-371.)

Trong một chuyến thăm Mỹ bí mật, ngày 7/9/1960 Lệ Xuân đã nhờ Tướng Lansdale và CIA bí mật can thiệp, nhưng Lansdale chẳng làm được gì giúp vợ chồng Nhu.( 97)

(97. FRUS, 1958-1960, I:568-569.)

Vì không thích bị chỉ trích, họ Ngô lại tìm đủ cách phản ứng. Từ áp lực Tòa Đại sứ Mỹ can thiệp, tới sử dụng tờ báo Mỹ ngữ ở Sài Gòn, Times of Vietnam [Việt Nam Thời Báo], hay vài ký giả nổi danh như Margueritte Higgins, v.. v... để trả đũa. Đầu năm 1962, Diệm còn định viết thư cho Kennedy than phiền về sự “lộng hành” của báo chí Mỹ.( 98)

(98. FRUS, 1961-1963, II:44.)

Rồi dần dần đến những biện pháp kiểm duyệt, trục xuất, và ngay cả bạo động. Ngày 4/9/1962, Francois Sullivan (của tuần báo Newsweek) bị trục xuất khỏi VN. Tháng 10/1962, James Robinson của NBC cũng bị trục xuất vì nhập cảnh không giấy phép. (99)

(99. FRUS, 1961-1963, II:665, 721-722, 725-726, 734-736. Xem thêm báo cáo của Mecklin ngày 5/11 và 27/11/1962 về liên hệ báo chí; Ibid., II:722-725, 743-749.)

Trận đánh Ấp Bắc vào đầu năm 1963, và nhất là cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ ngày 7/5/1963 đưa sự kình chống giữa báo chí ngoại quốc và chế độ Diệm lên cao độ.

Trong buổi nói chuyện với Robert J. Manning ngày 17/7/1963, Nhu than phiền rằng một số ký giả trẻ Mỹ có tham vọng lật đổ chính phủ hiện hữu để thành lập một chế độ mới, và Nhu tin rằng “chính phủ Việt Nam bị báo chí Mỹ áp bức.”(100)

(100. FRUS, 1961-1963, III:500-504.)

Lệ Xuân sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam muốn lợi dụng báo chí và sự “nổi danh” của mình để trình diễn một màn “chửi rủa” cho thỏa cơn giận dữ khi đi “giải độc.” Dưới sự đạo diễn của McCone, Lệ Xuân bị lạc vào mê hồn trận của báo chí thế giới, tự lột bỏ mọi ảo tưởng về hào quang, son phấn của một gia đình được ngoại bang đưa lên hàng ngũ cai trị. (101)

(101. Một tài liệu văn khố mới phát hiện soi sáng thêm tâm trạng Lệ Xuân sau ngày qua Pháp định cư. Đó là hồ sơ xin nhập cảnh Mỹ của “Madame Ngô Đình Nhu” trong mùa Hè 1964. Ngày Thứ Năm, 11/6/1964, Đại sứ Mỹ tại Pháp làm tờ trình về việc Lệ Xuân xin chiếu khán thăm Mỹ ngày 7/7/1964. Theo viên chức Tòa Đại sứ Mỹ tại Paris, Lệ Xuân đã dàn xếp được phỏng vấn vào ngày 4/6/1964 để xin chiếu khán [visa] du lịch “nghỉ hè” và “phổ biến tập hồi ký mới hoàn tất.” Tuy nhiên, đúng ngày hẹn, Lệ Xuân không đến, ủy thác cho Linh mục Georges Cussac đến thay. Linh mục người Pháp, bạn của gia đình Lệ Xuân này, mang theo một thông hành ngoại giao do chính phủ VNCH cấp, nhưng đã bị tân chính phủ quân đội cách mạng thâu hồi. Nhân viên Tòa Đại sứ cho Cussac biết Lệ Xuân phải có thông hành hợp lệ mới được nhập cảnh. Vài ngày sau, khi thư ký của Lệ Xuân điện thoại cho Tòa Đại sứ Mỹ, thì được thông báo Lệ Xuân phải có một giấy thông hành hợp lệ, và phải chính thức điền đơn. Lệ Xuân không chịu theo thủ tục trên, và cho rằng đã bị đối xử tàn nhẫn. Rồi viết một lá thư dài (5 trang) gửi cho Ngoại trưởng Rusk, than phiền bị ngược đãi. Bằng thứ Anh văn vụng dại (nhiều khi cả một đoạn chỉ có một câu, đôi chỗ sai cả văn phạm, từ ngữ, Lệ Xuân không dấu được bản chất đích thực. Chẳng những không dùng tên riêng, mà tự xưng là “Madame Ngo Dinh Nhu,” Lệ Xuân viết cho Ngoại trưởng Mỹ: “I think that everybody would agree that I have every right to consider that at least whether as a “personality” or as an “ordinary individual” I should not only be spared such “routine”, but that the United States should rather do everything to make it easy for me.” [Tạm dịch: Tôi nghĩ rằng ai cũng đồng ý rằng tôi có mọi quyền để . . . dù với tư cách một danh nhân hay người dân thường, không những tôi được khỏi phải qua thủ tục thông thường ấy mà nước Mỹ phải làm bất cứ điều gì cho tôi được dễ dãi]. Một trong những lý do mà Lệ Xuân nêu lên là “Quốc gia ông có một món nợ khó đo chẳng những với gia đình tôi, mà còn với cá nhân tôi–một món nợ chẳng bao giờ trả hết, sau khi tất cả những máu của gia đình tử đạo họ Ngô và những nhà ái quốc đã đổ xuống do trách nhiệm của Mỹ.” Lệ Xuân khẳng định không bao giờ coi nước Mỹ và dân chúng Mỹ như kẻ thù, mà chỉ muốn tiếp tục giúp đỡ càng nhiều càng tốt vào lý tưởng chung, và chưa “thất vọng hoàn toàn về nước Mỹ. Sau khi thảo luận, Rusk thuận phát cho Lệ Xuân một chiếu khán nhập cảnh nếu Lệ Xuân có giấy thông hành hợp lệ (như thông hành du lịch của Pháp dành cho kiều dân). (LBJL [Austin, TX], NSF, Country File, Vietnam, Box 5))

3. Đụng chạm cá nhân với Mỹ:

Sự căng thẳng liên hệ với Mỹ trước hết là do quyền lợi cá nhân của họ Ngô. Anh em họ Ngô không thể hiểu nổi tại sao Mỹ yểm trợ nhiệt tình miền Nam mà không tiếp tục ủng hộ mọi kế sách do họ đặt ra, và nhất là không thấy được một chân lý: Họ Ngô đồng nhất thể với chế độ chống Cộng Việt Nam Cộng Hòa.

a. Mặc cảm “vệ tinh”:

Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị do Mỹ lập nên và cần viện trợ Mỹ để tồn tại, vào khoảng 200-400 triệu MK mỗi năm và ngày càng gia tăng. Nói cách khác, bản chất liên hệ giữa Nam Việt Nam và Liên bang Mỹ là liên hệ vệ tinh chiến lược, hay patron-client [ông chủ và đầy tớ]. (102)

(102. Các viên chức Mỹ cho lối diễn tả này là tuyên truyền của Cộng Sản; Thư ngày 4/4/1963, Wood gửi Nolting, FRUS, 1961-1963, III:205. Nhưng đây chỉ là một sự thực sử học.)

Họ Ngô hiểu rõ điều ấy hơn bất cứ một ai tại Nam Việt Nam. Nhưng Diệm-Nhu lại muốn được nhìn ngắm và hành xử như lãnh tụ một quốc gia hoàn toàn độc lập, có khả năng tự túc, tự cường, một “chí sĩ,” “lãnh tụ anh minh” của toàn quốc dân Việt Nam. Không những tự xưng là “cứu tinh của những người chống Cộng,” họ Ngô còn không bỏ qua cơ hội nào để tự ngợi ca. Trên nóc một doanh trại trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, chẳng hạn, có một khẩu hiệu khổng lồ: “Một lãnh tụ: Ngô Đình Diệm; Một lý tưởng: chống Cộng.” Trong các rạp chiếu bóng, mỗi đầu xuất phim, ai nấy phải đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ và suy tôn Ngô Tổng thống. Tất cả những việc làm của chế độ còn được trang điểm thêm bằng “ơn trên” và “phép lạ.” Nhờ “ơn trên,” Diệm thoát khỏi cuộc tấn công của Bình Xuyên, đánh dẹp được các sứ quân Cao Đài, Hòa Hảo, thoát chết khi bị ám sát ở Hội chợ Ban Mê Thuột, bẻ gãy được cuộc đảo chính 11/11/1960 hay vô sự sau cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập năm 1962. Sau mỗi bài diễn văn truyền thanh luôn luôn có câu “Xin Ơn Trên Ban Phép Lành.” Diệm cũng không bỏ lỡ một cơ hội nào để khẳng quyết đã được Ơn Trên hướng dẫn trên đường chống “Cộng Sàn vô thần, vô gia đình, vô Tổ quốc.” Hệ thống tuyên truyền của chế độ–kể cả những lời truyển giảng tại các thánh đường–biến Diệm thành một nhân vật nửa người, nửa Thánh.

Những lời “có vấn” của Mỹ, bởi thế, không được đón nhận một cách cởi mở, mà thường tiềm ẩn mặc cảm xin xỏ, nhờ vả. Hệ thống tuyên truyền Cộng Sản–ngày đêm ra rả bêu riếu chế độ Diệm là “bù nhìn,” “ngụy quyền,” “tay sai đế quốc Mỹ” “buôn dân bán nước”–cố tình khoét sâu hơn sự ngăn cách và khác biệt [contradictions] giữa họ Ngô với chính phủ Mỹ.

Dài theo buổi thảo luận ngày 25/11/1961 với Nolting, chẳng hạn, Diệm không ngừng đề cập đến khía cạnh quid pro quo [điều kiện] của những điều Mỹ đề nghị cải cách. Theo Diệm, những điều kiện trên chỉ có lợi cho Cộng Sản, đẩy Diệm tới việc trao cho Cộng Sản độc quyền tinh thần quốc gia. Diệm lập lại nhiều lần rằng việc mở rộng chính phủ và khiến chính phủ được nhiều người ưa thích chẳng khác gì đặt lưỡi cày trước mũi trâu. Ưu tiên hàng đầu để đám đông yêu chuộng là đem lại an ninh cho dân chúng. Chính sự khủng bố và tuyên truyền của CS đang phá hoại sự yểm trợ của dân chúng với chính phủ. Ý muốn của dân chúng còn đó nhưng họ chỉ được quyền phát biểu và diễn tả khi được tự do. Thêm vào vài ba “người đối lập” không thay đổi được gì. (103)

(103. FRUS, 1961-1963, I:664n2 & 666-668.)

Ngày 12/4/1963, Ngô Đình Nhu tuyên bố với viên chức CIA ở Sài Gòn: Gần trọn đời Diệm đã chống lại sự đô hộ của Pháp [sic], thật tế nhị nếu sự trợ giúp của Mỹ hàm chứa bóng tối của tình trạng bị bảo hộ hay “condomunium.” Không thể định chế hóa liên hệ Mỹ Việt. (104)

(104. FRUS, 1961-1963, III:222-225.)

Vào trung tuần tháng 9/1963, cơ quan CIA trình lên Kennedy “Vấn đề Nhu” [Problem of Nhu] như sau: Nhu có tinh thần chống Mỹ, cáo buộc Mỹ là thực dân, phong kiến, đang muốn biến Nam Việt Nam thành chư hầu. Nhu tung tin một số viên chức Mỹ nằm trên danh sách sẽ bị thủ tiêu. Nhu nói rằng Mỹ phải giảm áp lực vì đang đe dọa nền độc lập của Nam VN. Nhu liên tục nói dối với Lodge và chánh sở CIA Sài Gòn về vai trò của mình trong cuộc tấn công chùa chiền (20-21/8/1963). Nhu thường nói nếu Mỹ cắt viện trợ sẽ có nguồn viện trợ khác. Nếu không có viện trợ, Nhu sẽ tìm cách thương thuyết với Hà-Nội. Tin Nhu bắt đầu thương thuyết với Hà Nội lan truyền rộng rãi, khiến tinh thần binh sĩ hoang mang. Nhu tin rằng chỉ có Nhu mới cứu được Việt Nam.( 105)

(105. FRUS, 1961-1963, IV:212-215.)

b. Khác biệt trong ước muốn viện trợ:

Trong giai đoạn 1954-1963, Mỹ viện trợ cho Việt Nam khoảng hơn 2 tỉ Mỹ Kim. Ngoài viện trợ quân sự, kinh viện Mỹ cho Việt Nam được quản trị qua quĩ song hành [“counterpart fund” financing]: Các nhà nhập cảng Việt sẽ mua hàng hóa cần thiết (như phân bón, thép, máy móc, xe hơi và xi-măng) qua chương trình nhập cảng. Chính phủ Mỹ sẽ trả tiền trực tiếp cho người bán; và các nhà nhập cảng Việt sẽ trả bằng tiền Việt Nam vào một quĩ song hành đặc biệt. Quĩ này sẽ xuất chi cho chính phủ Việt Nam trên những điều thỏa thuận, đặc biệt là trả lương quân nhân, công chức. Khoảng 80% quĩ song hành đặc biệt trên dùng cho việc quốc phòng. Từ năm 1955 tới 1959, vì triệt để tôn trọng nền độc lập của VNCH, người Mỹ không hề ra một điều kiện nào để đổi lấy viện trợ, ngoại trừ chính sách chống Cộng. Vì không có điều kiện tiên quyết, nên Mỹ khó áp lực được Diệm. Nhưng từ năm 1956, Nhu thuyết phục Diệm dùng viện trợ Mỹ để phát triển đảng Cần Lao. Rồi đến Giám mục Thục muốn dùng viện trợ Mỹ cho các giáo mục. Theo Chester Cooper, một nhân viên Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, “Từ đó, khởi đầu sự tham nhũng do chính phủ bảo trợ làm lũng đoạn miền Nam dưới chế độ Diệm.” (106)

(106. Cooper, The Lost Crusade: America in Vietnam (NY: Dodd, Mead, & Co., 1970), tr.165-167.)

Trên nguyên tắc, họ Ngô không hài lòng với cách viện trợ của Mỹ.

Thứ nhất, viện trợ Mỹ không tháo khoán cùng một lúc mà chỉ tháo khoán theo thời kỳ, cho từng chương trình viện trợ.

Thứ hai, viện trợ Mỹ chỉ được dùng để mua hàng Mỹ, chuyên chở bằng các phương tiện của Mỹ. (107)

(107. Ngày 25/9/1962, Thuần yêu cầu Kennedy bỏ điều kiện “Buy American;” FRUS, 1961-1963, II:671.)

Thứ ba, miền Nam chỉ được Mỹ và các đồng minh thân thiết như Australia, Nhật, New Zealand và Bri-tên viện trợ. Pháp, Germany và Belgium viện trợ rất giới hạn về văn hóa và kỹ thuật.

Họ Ngô còn muốn được viện trợ theo kiểu Lend-Lease [mua/thuê trả dài hạn], nhưng Mỹ không chấp thuận. Chiều 2/9/1963, Ngô Đình Nhu còn lập lại rằng muốn được vay dài hạn, với lãi xuất thấp, hơn là viện trợ. Như thế người Mỹ tránh được trách nhiệm [với dân chúng và Quốc Hội] về những gì người Việt làm. (108)

(108. FRUS, 1961-1963, III:501-502. Xem thêm việc tài trợ quĩ chống phản loạn; Ibid., III:210-211.)
 
Chủ đề Nhu ưa thích nhất là làm một cuộc cách mạng tiến tới tự lực và tự túc. Nhưng, như Nhu than phiền với Nolting vào hạ tuần tháng 5/1963, Nhu đã bị hiểu lầm quá nhiều là bài ngoại hay chống Mỹ. Nhu chỉ làm một cuộc cách mạng thực sự (kiểu mỗi gia đình một miếng đất trong khu vực Đồng Tháp Mười và các chiến khu C, D, v.. v..., hay khẩu hiệu “tam giác,” “tam túc”) nhưng bị hiểu lầm, và phá bĩnh bởi những kẻ bên lề. (109)

(109. FRUS, 1961-1963, III:324.)

Vấn đề viện trợ bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng liên hệ Việt-Mỹ vào mùa Thu 1961. Như đã lược nhắc, sau khi tuyên bố tình trạng lâm nguy, Diệm hy vọng sẽ có quân chiến đấu Mỹ và Đồng Minh ở miền Nam, đồng thời Mỹ sẽ gia tăng viện trợ. Nhưng Kennedy không đồng ý gửi quân chiến đấu, lại không công bố tổng số tiền viện trợ, nên Diệm không ngần ngại cho báo chí tố cáo Mỹ muốn xen vào chủ quyền Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa. Nhu thì cương quyết không chịu nhận một điều kiện nào đi đôi với viện trợ. Nhu muốn Mỹ đối xử với Việt Nam như Yugoslavia, viện trợ nhưng không can thiệp vào nội bộ.

Từ tháng 9/1963–sau khi bị Mỹ chính thức áp lực rời nước–vợ chồng Nhu-Lệ Xuân còn tuyên bố không cần viện trợ Mỹ. Trong bài phỏng vấn trên tờ Espresso của Italia ngày 10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn dù có Mỹ yểm trợ hay không. “Nếu người Mỹ cắt viện trợ, chưa hẳn đã là điều xấu.” (110)

(110. FRUS, 1961-1963, IV:386. Nhu còn tuyên bố thêm: Nếu cha vợ Nhu (Trần Văn Chương) về Sài Gòn, “Tôi sẽ cắt đầu y. Tôi sẽ treo cổ y giữa công viên và để xác y lủng lẳng ở đó. Vợ tôi sẽ thắt nút giây vì bà ta tự hào là người Việt Nam, và bà ta là một người yêu nước tốt;” Ibid., IV:386. Ngô Trọng Hiếu cũng tuyên bố “Chúng tôi không cần người Mỹ, trên cả phương diện kinh tế.” Ibid.)

Tuy nhiên, đây chỉ là những lời “bất khuất” xuông. Khi Lodge đề nghị và được phép cắt viện trợ nhu yếu phẩm nhập cảng, rồi ngưng trả lương cho LLĐB của Lê Quang Tung, uy quyền nhà Ngô bắt đầu rạn nứt. Không ngoài dự đoán của Lodge, Diệm phải tự ý tìm đến Lodge, vì số tiền 1.5 triệu Mỹ kim mỗi ngày không thể từ trên trời rơi xuống. Có điều kiện hay không, Diệm vẫn cần viện trợ. Nhưng sau buổi nghỉ cuối tuần ở Đà Lạt, Lodge quyết định không thể làm việc với anh em họ Ngô được nữa. Lời trần tình cuối cùng của Diệm vào trưa ngày 1/11/1963 ai oán đến não lòng, nhưng không đủ thay đổi tâm ý Lodge. Và đã quá chậm.

c. Khác biệt trong triết lý hành động:

Họ Ngô tin rằng chỉ có họ mới biết chống Cộng một cách hữu hiệu. Theo họ, người Mỹ không biết gì nhiều về Việt Cộng. (111)

(111. FRUS, 1961-1963, III:154-155; Châu, 1988:164.)

Họ Ngô cũng tin rằng không thể áp dụng thể chế dân chủ kiểu “một chính phủ bao gồm nhiều khuynh hướng chính trị quốc gia.” Ngô Đình Diệm chủ trương độc tài hay trung ương tập quyền, theo kiểu Cộng Sản Bắc Việt, chỉ khoác cho nó lớp xiêm áo dân chủ tượng trưng, trên giấy tờ. Hiến Pháp 1956, chẳng hạn, dành cho Diệm quyền uy tối thượng, như ban hành các sắc luật cần thiết trong trường hợp lâm nguy. Một quan sát viên ngoại quốc, vốn có lập trường chống Cộng vững mạnh, gọi chế độ VNCH là chế độ “Cộng Hòa Nhân Dân chống Cộng” duy nhất trên thế giới; và trong vòng 24 giờ, nếu người ta thay đi lá quốc kỳ [nền vàng ba sọc đỏ], nó sẽ giống hệt miền Bắc.

Trong khi đó, dư luận Mỹ nối liền viện trợ với tinh thần dân chủ thực sự, và chẳng ưa thích gì loại “dân chủ Nhân Vị, chậm tiến”. Sở dĩ năm 1954-1955, chính phủ Eisenhower coi Ngô Đình Diệm như cá nhân duy nhất xứng đáng được Mỹ viện trợ vì họ tin rằng độc tài bản xứ không xấu bằng thực dân Pháp, và các viên chức Mỹ tự tin có khả năng “uốn nắn” Diệm theo con đường dân chủ. Nhưng từ Foster Dulles tới Dean Rusk đều sai lầm. Chẳng những là “một nhà tiên tri không có lời rao giảng [a messiah without a message]” Ngô Đình Diệm còn mang tinh thần “thánh chiến Trung Cổ” [medieval crusade]. Diệm vừa chống Cộng vừa tự ti mặc cảm với các lãnh tụ Cộng Sản, trong khi đánh giá thấp mọi tổ chức và cá nhân chống Cộng không Ki-tô.

Ngày 12/4/1961, Ngô Đình Diệm tuyên bố với ký giả Joseph Alsop rằng chính phủ Mỹ không yểm trợ Diệm đúng cách. Ngày 6/1/1962, Diệm cũng qui trách cho lỗi lầm của Mỹ khiến không chống Cộng hữu hiệu. Theo Diệm, sai lầm của Mỹ là không chấp đề nghị xin tăng 20,000 quân VNCH trong chuyến qua Mỹ năm 1957, coi Bảo An như lực lượng cảnh sát thôn quê hơn là quân đội; không xây dựng các trục lộ chiến lược mà Diệm đề nghị (112)

(112. FRUS, 1961-1963, II:41-44. Tưởng nên ghi nhận thêm rằng đây là lần thứ hai Diệm khẳng định từng bị Việt Minh bắt giữ sau năm 1945 và bị giam trong một vùng rừng núi Bắc Việt. Diệm còn cho biết lý do từ quan năm 1933 là do lập trường chống thực dân và chống Cộng. Diệm đã chống Cộng từ năm 1922, khi khởi đầu hoạn lộ với chức tri huyện. Diệm từng nghiên cứu về Cộng Sản qua các tài liệu ấn hành ở Switzerland [Thuy Sĩ]. Suốt 40 năm kế tiếp, lập trường này không thay đổi.( II:41-42))

Ngày 27/11/1961, Ngô Đình Nhu nói với nhân viên CIA là Thế giới tự do nên giúp các nước kém phát triển theo từng giai đoạn, giống như phe CS–tức trung lập, chống thế giới tự do, thân Liên Xô và rồi tiến dân chủ nhân dân. Phe Tự do thì chỉ muốn thấy các nước chậm tiến nhảy vọt một bước lên dân chủ.

Một trong những bước đầu tiên của cuộc cách mạng Nhân Vị do Nhu đề xướng là cải cách ruộng đất [CCRĐ] và định cư: mỗi người dân được một khoảnh đất và cảm thấy kinh tế được bảo đảm. Đồng thời phải cho dân chúng một ánh sáng hướng dẫn về lý tưởng tương lai. Ánh sáng lý tưởng tương lai đó sẽ giúp người dân tiến bộ dần qua các giai đoạn phát triển. Tại Việt Nam, Đảng Cần Lao và thuyết Nhân vị cung cấp cho người dân ánh sáng hướng dẫn đó. Nhu mong muốn các học giả và chuyên viên Mỹ giúp nghiên cứu ra những bước cơ bản để tránh những hiểu lầm giữa hai bên. Chuyến viếng thăm của Tướng Taylor và những hậu quả khiến Nhu nhớ đến việc trì hoãn võ trang và huấn luyện Bảo An. Tướng Collins đã bị Hồ Thông Minh dèm pha rằng Diệm muốn lập một quân đội riêng của mình, vì quân đội không ủng hộ. Nay chắc Taylor đã nghe ai xúi dục nên áp lực trên TT Diệm [đòi cải cách chính trị]. Taylor đã tới Việt Nam với định kiến, vì thời gian nghiên cứu tại Việt Nam rất giới hạn. (113)

(113. FRUS, 1961-1963, I:689-690.)

d. Kỳ thị chủng tộc:

Ẩn tàng dưới sự chống Mỹ âm thầm, thẳm sâu trên là mặc cảm bài ngoại [xenophobia]. Người Việt thường có thói quen coi người ngoại quốc như “mọi rợ” hay “ngu xuẩn,” “khờ khạo.” Tiếng thông dụng nhất trong dân gian về một người Mỹ là “mọi da đỏ.” Tiếng thông dụng trong giới có quyền chức là “bàn tay lông lá.” Nhiều sĩ quan cho rằng cố vấn Mỹ chẳng có gì để “cố vấn” được họ, vì họ là những người từng “dày dạn kinh nghiệm trận mạc”–như đóng đồn, khai thông trục lộ, v.. v... dưới sự che chở của đạo quân viễn chinh Pháp.

Ngô Đình Nhu nhiều hơn một lần chê bai là người Mỹ “muốn giúp” mà “chẳng hiểu mô tê gì cả.”(114)

(114. Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, 1954-1963 (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 188; Châu, 1988:109.)

Mặc dù Nhu có lần khẳng định với viên chức Mỹ là không có tinh thần bài ngoại hay chống Mỹ, việc làm và lời nói của Nhu biểu lộ quá rõ ràng những cá tính này.

e. Mặc cảm tự tôn “văn hóa”:

Anh em họ Ngô, đặc biệt là Nhu, còn mang thêm mặc cảm tự tôn văn hóa.

Ngô Đình Diệm, vì chỉ đậu Trung học đệ nhất cấp [Diplôme]–khởi đầu hoạn lộ bằng chức cửu phẩm tập ấm tại Tân thư viện Huế năm 1917, và trong vòng 8, 9 năm thăng tiến lên chức Tuần vũ Phan Thiết–nặng mang tinh thần Ki-tô Vatican trung cổ, phảng phất thứ luân lý Nho giáo bình dân. (115)

(115. Xem tiểu sử Jean-Baptiste Ngô Đình Diệm trong Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Cống Cộng (2004). Nhiều tác giả ngoại quốc cho rằng Diệm là một đệ tử Khổng giáo. Đây là một nhận xét phiến diện, thiếu sự hiểu biết về xã hội Việt. Là tín đồ Ki-tô ngoan đạo, trên cơ bản, Diệm chống lại Khổng giáo. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm quan cho Pháp của gia đình họ Ngô khiến Diệm khai thác một số nguyên tắc bình dân của Khổng giáo–bên cạnh những lời cầu nguyện “Xin ơn trên phù hộ cho chúng ta”–để thu phục nhân tâm. Diệm, chẳng hạn, không tham dự lễ Kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 2153 của Khổng Khâu, tức Khổng tử, tổ chức ngày 28/9/1962 tại Tòa Đô chánh Sài-Gòn, mà giao cho Chủ tịch Quốc Hội Trương Vĩnh Lễ chủ tọa. Hai diễn giả chính là Nguyễn Đăng Thục, Khoa trưởng Đại học Văn khoa, và Nguyễn Đình Uyên, thuộc Hội Nghiên cứu Khổng học, cha của Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần. Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Quang Trình đọc một thông điệp ký tên Ngô Đình Diệm, do chính Trình soạn thảo. “Đạo” của Khổng tử được diễn giải dưới dạng thức thuyết Nhân Vị và Ấp chiến lược; AMAE (Paris), CLV, SV, 46:268-71.)

Dù ngưỡng mộ xã hội Mỹ và nền văn minh Mỹ, Diệm không chấp nhận được nền văn hóa pháp trị, sự biệt phân giữa nhà nước và giáo hội, hay bầu không khí “dân chủ quá trớn” của nước Mỹ.

Từng tốt nghiệp trường cổ ngữ Chartes (chương trình quản thủ thư viện và văn khố) tại Paris, Ngô Đình Nhu quen nói và viết tiếng Pháp hơn tiếng Việt. Vợ con Nhu đều theo học trường Pháp. Nhu cho rằng nền văn hóa Ki-tô/thuộc địa mà thế hệ mình thụ hưởng cao thâm hơn nền “văn hóa da đỏ.” Thứ mặc cảm này phần nào vay mượn từ người Pháp. Nhu, theo một nguồn tin, không chịu học tiếng Mỹ, và chỉ chịu đối thoại với các viên chức Mỹ bằng tiếng Pháp hay qua các thông ngôn.(116)

(116. Đoàn Thêm, 1989:188. Nhu cũng từng nhiều hơn một lần thố lộ: “Một thằng [Pháp] rất hiểu mình thì chỉ tính xỏ mình, một thằng [Mỹ] muốn giúp mình thì chẳng hiểu mô tê gì cả.” Châu, 1988:109. Tôi chưa tham khảo bản Pháp ngữ của cựu Trung tá Châu, chẳng hiểu tác giả dùng danh từ nào để dịch thành chữ “thằng” trong bản Việt ngữ.)

Mặc cảm tự tôn văn hóa trên, thực ra do lòng tự ti mà thành. Được huấn luyện ở Pháp trong thập niên 1930, trở lại sống trong xã hội bảo hộ và rồi một xã hội nửa-thuộc-địa đang bị chiến tranh tàn phá trong hai thập niên 1940-1950–tức một xã hội chậm tiến hay kém phát triển, theo cách diễn tả của Nhu–nên Nhu chưa có dịp nghiệm chứng nền văn hóa kỹ-nghệ-hóa của một siêu cường, với những phát kiến đưa nhân loại vào một cuộc cách mạng khoa học chưa hề có tiền lệ, một nền văn hóa vật bản thực dụng, thắng vượt khỏi thứ nền văn hóa vật bản/Ki-tô cứng đọng của Âu Châu (và cũng đồng thời vượt ra ngoài mức dự tưởng của Karl Marx). Nhu cũng chưa từng cảm nhận được sự chuyển vận của một xã hội thực sự độc lập, pháp trị hiến định. Tóm lại, Nhu chẳng hiểu gì về người Mỹ, văn hóa Mỹ, cấu trúc xã hội Mỹ ngoài những cảm nhận bình dân. Mặc cảm tự tôn của Diệm-Nhu, ngắn và gọn, là thứ tự tôn văn hóa kiểu Trung cổ. Tuy nhiên, Nhu học thuộc lòng bài học Machiavelli: Không ngại ngần khẳng định lòng trung thành với Mỹ, dù chỉ đầu môi chót lưỡi, để đạt mục tiêu. Ngày 2/9/1963, chẳng hạn, Nhu tâm sự với Lodge là từng bảo sứ giả của Hà Nội rằng Nhu luôn luôn trung thành với Mỹ nên không thèm chú ý đến những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh hay de Gaulle. Bốn ngày sau, 6/9, Nhu còn khẳng định không thể làm một việc vô đạo đức như móc nối với Hà Nội sau lưng người Mỹ. (117)

(117. FRUS, 1961-1963, IV:85, 125. [Nhu tự nhận là “a Catholic but anti-clerical;” A/5630, p. 19, col. 2])

Vợ Nhu, một phụ nữ chưa kịp tốt nghiệp trung học, cũng lây cái bệnh “tự tôn văn hóa” trung cổ này. Thái độ hung hăng, lăng loàn của Lệ Xuân là một trong những chiếc đinh lớn đóng sâu trên nắp quan tài họ Ngô.

Chung qui cũng do họ Ngô bị vây bủa tứ hướng bằng những vách đá “ngu dốt sặc sỡ và điêu ngoa hào nhoáng” lạnh lẽo của những giai tầng tự nhận là “sang cả” [elite] của các xã hội thuộc địa mà Nhu rất thích gọi là “chậm tiến”.

Là một gia đình thăng tiến vượt mức nhờ theo đạo Ki-tô, lại có một người đi tu lên tới chức Giám mục từ năm 1938, họ Ngô cho rằng tôn giáo Ki-tô của họ là chân lý, và tâm niệm rằng tất cả những người theo đạo khác đều là ác quỉ (Satan).

Cá nhân Diệm cũng rất thích thấy người Lương hay Phật tử “rửa tội,” để “trở lại với đạo.” Trong báo cáo về cuộc hành hình Ba Cụt Lê Quang Vinh, viên chức thẩm quyền cẩn thận ghi thêm là “Linh mục Hoàn đã thuyết phục được Ba Cụt chịu rửa tội” trước giờ hành hình.(118)

(118. Xem Nguyên Vũ, “Cái chết của một hàng tướng: Dương Văn Minh (1916-2001);” Hợp Lưu online, Phụ bản đặc biệt tháng 10-11/2006.)

Một Bộ trưởng (Huỳnh Hữu Nghĩa) đã cải đạo; và nhiều sĩ quan cũng cải đạo [như trường hợp Nguyễn Văn Thiệu] để mong được thăng cấp. (119)

(119. FRUS, 1961-1963, II:56, 45.)

Để thoát khỏi sự xách nhiễu của chính quyền, nhiều cá nhân phải cải đạo. Năm 1959, một làng Lương ở Bình Định nạp bằng sắc Thần Hoàng cho cha xứ, xin cải đạo tập thể, biến đình làng thành nhà thờ. (120)

(120. Ngày 4/12/1963, Tỉnh trưởng Bình Định [Trung tá Trần Văn Tươi] báo cáo lên TrT Chủ tịch HĐQN Cách Mạng: Tân tòng ở Bình Định là Cộng Sản: Trong số 19,000 tân tòng, có trên 17,000 là đảng viên CS hoặc có liên hệ với Đảng viên tập kết. Trong những ngày gần đây chính họ phá phách nhà đồng bào, cả lương lẫn giáo. Ngày 3/11/1963, khoảng 16, 17 thanh niên tân tòng bao vây nhà thờ Phước Hậu đòi lại các phái lai qui y và chuông mõ, tượng Phật mà nhà thờ tịch thu và buộc họ phải tòng giáo. Năm 1959, tên Nguyễn Diễn, Hội viên Cảnh sát xã Phước Quang, sau khi đã tòng giáo, cùng một số người biến đình làng thành nhà thờ. Sau ngày 2/11/1963, tên Diễn lại bao vây nhà thờ đòi trả lại đình làng. Không có việc xung đột tôn giáo. Chỉ yêu cầu thay thế các Linh mục Long (Q. Tuy Phước), Cần (Q. Bình Khê) và Ân (Q. Hoài Ân) vì trước đây một số giáo dân đã dựa vào các linh mục này “để đàn áp bóc lột;” Báo cáo số 3787/BĐ/CTSV/T, ngày 4/12/1963 của Tỉnh trưởng Bình Định gửi TrT Chủ tịch HĐQN Cách Mạng); TTLTQG 2 [TP/HCM], Phủ Thủ tướng [PThT], HS 29253. Trong khi trình bày với Ủy Bn Điều Tra LHQ vào tháng 10/1963, Ngô Đình Nhu cũng nêu lên chi tiết này.)

Báo cáo ngày 8/9/1962 về Ki-tô giáo dưới chế độ Diệm của Đại sứ Lalouette ghi nhận:

Ki - tô giáo luôn luôn giữ một địa vị đặc quyền, quan trọng hơn tỉ lệ giữa số tín đồ và dân chúng.

Từ ngày 14/1/1961, Giáo hội Ki-tô Việt Nam được thành lập tương tự như những quốc gia Ki-tô giáo quan trọng. Tuy nhiên, Vatican nhấn mạnh không được trục xuất các nhà truyền giáo ngoại quốc.

6 trong số 16 Giám mục được chức thực thụ. 15 người, ngoại trừ Cassaigne bị bệnh, sẽ đều qua Roma tham dự Công đồng (Concile) II. Cầm đầu là Ngô Đình Thục.

Mối quan tâm của các Giám mục Việt Nam nghiêng về thực tiễn hơn thần học và tri thức. Các tín đồ Ki-tô Việt theo một lối thờ phụng đơn giản, giống như các tín đồ Phật giáo hay Khổng giáo, và không hề thắc mắc hay tra vấn những đề tài mà tín đồ Ki-tô ở các nước khác quan tâm, như Mặc khải (Révélation) hay định nghĩa của giáo điều (Dogme). Sự trợ giúp vào những văn phòng với một thái độ trẻ con đủ thỏa mãn nhiều người. Những giáo mục trẻ cố gắng hướng dẫn tín đồ Ki-tô để tìm hiểu sâu xa thần học tôn giáo phải thú nhận rằng họ, nhất là nông dân, tỏ ra rất ít quan tâm.

Về vấn đề thống nhất tín đồ Ki-tô, các giáo mục và giáo dân rất ngần ngại. Giáo hội Ki-tô chỉ là thiểu số trong dân chúng, phần lớn theo đạo Phật và Khổng, nhưng lại được hưởng những ưu quyền của chế độ, bởi thế tạo nên sự thù nghịch trong giới không Ki-tô. Các tín đồ Ki-tô Việt chẳng những không độ lượng với người Lương, mà còn thù nghịch cả với những tín đồ Thiên chúa không qui phục Roma. Một giáo mục trẻ ở Qui-nhơn, do Pháp đào tạo, tiết lộ không dám gặp cả những mục sư Tin lành và càng không thể tiếp xúc các tăng sĩ Phật giáo địa phương, vì giáo dân sẽ chống đối; họ chưa hề biết đến nhu cầu tiếp xúc với các tôn giáo khác và nhất là sự độ lượng tôn giáo.

Vấn đề phân biệt giữa thần quyền và thế quyền cũng tạo sự hoang mang trong giới giáo mục. Ngô Đình Thục, trên cả hai cương vị Tổng Giám mục Huế và anh trai Tổng thổng thống, đã nhiều lần trực tiếp ban lệnh cho các giới chức dân và quân sự, cùng vận động báo chí, phim ảnh và đài phát thanh vào việc phong thánh các nhà thờ La Vang năm 1961 hay nhà thờ Notre Dame năm 1962.

Việc đương đầu với Cộng Sản cũng là nguồn hoang mang, hỗn loạn giữa thần và thế quyền. Ngô Đình Diệm thường coi tín đồ Ki-tô như những công dân trung thành nhất và hăng hái nhất trong cuộc chiến chống Cộng. Bởi thế Diệm, tảng lờ những lời khuyến cáo của đại diện Vatican, đã cho thành lập những đội quân phụ lực Ki-tô. Trường hợp tiêu biểu là đạo quân của Linh mục Nguyễn Lạc Hóa tại Hải Yến, Cà Mau. Hóa, di cư từ miền Bắc, không những chỉ tự vệ xã ấp của mình, còn mở những cuộc hành quân phản công vào mật khu địch.

Sự can thiệp vào thế quyền của các giáo mục Việt chẳng có gì lạ lùng, mà đã quen thuộc trong lịch sử. Thục mới nói với một giáo sĩ Pháp là sẽ chống lại mọi khuynh hướng hiện đại. Thục tuyên bố: “Tôi chống lại một số kinh nghiệm ở Pháp như các linh mục lao động. Tôi là người truyền thống và “hiếu cổ” (rétrograde).”

Vì thế một thiểu số giáo mục và giáo dân tiến bộ không dám lên tiếng. Các giáo mục không hiểu họ. Đại diện Vatican coi họ như thành phần nguy hiểm, làm “rối đạo” (troubler la foi).

Thái độ chống Pháp của một số giáo mục như Nguyễn Văn Thiện (Vĩnh Long), Lê Hữu Từ (hồi hưu tại tu viện Cisterciens ở Tuyên Đức) đã dịu bớt. Những người thân Pháp như Nguyễn Văn Hiền (Đà Lạt) muốn nối lại liên hệ. Nhưng Ngô Đình Thục vẫn là nhân vật nổi bật. Thục tham dự vào việc chuẩn bị Đại hội Công đồng, và là phát ngôn viên của Giáo hội Việt Nam. Năm nay 66 tuổi, và dù phải nhường chức Tổng Giám mục Sài Gòn cho Nguyễn Văn Bình năm 1961, vì là anh Diệm nên Thục rất có ảnh hưởng. Thục là người cực đoan chính trị, nghi ngờ dân chủ, có quan điểm độc tài, và thái độ quan liêu khiến khó đối thoại. Tuy vậy, Thục không thể bị lãng quên hay tảng lờ, vì Thục đại diện Việt Nam. Ngoài ra, Thục rất khôn khéo, có ảnh hưởng trong giới tín đồ Ki-tô. Thái độ của Thục với Pháp kiều cũng nhã nhặn.

Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình luôn luôn đứng ngoài chính trị. Bình không có tinh thần bài Pháp, dù trong năm 1955 đã rất tích cực trong việc tranh đấu thay thế các giáo sĩ Pháp bằng giáo mục Việt. Bình là người bảo thủ, không tán thành những cải cách mạnh.

Giám mục Phạm Ngọc Chi, giáo phận Qui Nhơn, từng có bằng Tiến sĩ Thần học, Cử nhân Khoa học, Cử nhân văn chương và Luật, là nhân vật ảnh hưởng chỉ thua Thục. Dù tham gia việc đòi độc lập cho Việt Nam, Chi không có tinh thần bài Pháp.

Giám mục Hoàng Văn Đoàn, thuộc dòng Đa Minh [Dominicains], Giám đốc Đại chủng viện St Albret ở Sài Gòn, từng học ở Hong Kong, Belgium và Đại học Etiolles gần Paris. Uyên bác, tính tình đơn giản, trí óc cởi mở, Đoàn chú tâm đặc biệt đến vấn đề xã hội, tuổi trẻ và giáo dục.

Giám mục Nguyễn Kim Điền, Cần Thơ, khác biệt với mọi người ở cách sống đạm bạc.

Các đại biểu Pháp thì Giám mục Jacq thuộc Dòng Anh em Ngư Phủ (l’Ordre des Frères Prêcheurs), và những người khác thuộc Hội truyền giáo Paris.

Những người thuộc dòng Đa Minh là Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục Hoàng Văn Đoàn, và Giám mục Trương Cao Đại, tại Couvent des Dominicains Sài Gòn.

Những đại biểu khác có Nguyễn Khắc Ngữ, Giám mục Long-Xuyên, và Trần Văn Thiện, Giám mục Mỹ Tho. (121)

(121. AMAE (Paris), CLV, SV, 46:257-67.)

Chính qua đường giây tôn giáo Ki-tô này Ngô Đình Diệm đã có cơ hội lên cầm quyền năm 1954, và do lòng sùng đạo từ nhỏ, nên sự ưu đãi Ki-tô giáo là điều khó tránh. Nhưng việc xây dựng Đại học Ki-tô Đà Lạt, bổ nhiệm những linh mục làm Viện trưởng Đại học hay ưu tiên tuyển mộ các linh mục, giáo dân để phụ trách giảng dạy môn Triết cùng lý thuyết Nhân Vị, v.. v... cung cấp cho phe Cộng Sản và những người chống đối Diệm hoặc Ki-tô giáo những viên đạn pháo nổ chậm bắn vào chế độ. Chính quyền Diệm bị cô lập dần, chỉ còn biết nương tựa vào guồng máy cảnh sát, công an cùng Lực lượng đặc biệt để sinh tồn. Và, sự yểm trợ của Mỹ là phép lạ.

Nhưng phép lạ Mỹ trong thời khoản 1961-1962, nói theo Chester L. Cooper, đã trơ phơi những dấu tì ố của thực tế. (122)

(122. Cooper, The Lost Crusade, 1970:165.)

Thái độ kiêu ngạo, cửa quyền của Diệm-Nhu đối xử với các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo trong thập niên 1950 và rồi Phật giáo từ năm 1956 tới 1963 là những bằng chứng cụ thể. Cuộc đấu tranh của Phật giáo trong năm 1963, bởi thế, được nhìn ngắm và kết tội như âm mưu chống lại chính quyền, do Cộng Sản và “những tên phiêu lưu quốc tế” giật giây. Anh em họ Ngô tìm đủ cách trình bày cuộc tranh đấu Phật Giáo dưới những góc cạnh xấu xí nhất–như các nhà sư đã biến nhà chùa thành nhà chứa, các sư ni không tự thiêu mà đã bị mưu sát, và hành động tự thiêu chẳng là gì khác hơn “nướng thịt sư,” v.. v... –những lời tuyên bố mà bất cứ ai có lương tâm và giáo dục gia đình cơ bản cũng khó thể phát biểu, nói chi những người đang thực sự cầm quyền một chế độ.(123)

(123. Có tất cả 7 cuộc tự thiêu vì đạo pháp của tăng ni. Thượng tọa Quảng Đức (11/6/1963, Sài Gòn), Đại đức Nguyên Hương (4/8/1963, Phan Thiết), Đại đức Thanh Tuệ (13/8/1963, Huế), Ni cô Diệu Quang (15/8/1963, Ninh Hòa), Thượng tọa Tiêu Diêu (16/8/1963, Huế), Đại đức Quảng Hương (5/10/1963, Sài Gòn), và Đại đức Thiện Mỹ (27/10/1963, Sài Gòn); Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Văn Hóa, 1994), tr. 334-335. Ngoài ra, còn một Phật tử, Thương phế binh Hồng Thể (29/9/1963, Vũng Tàu). Xem thêm Thích Thiện Hoa, 50 Năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tr. 144-162. Tiếng “nhà chứa” mà Diệm dùng có lẽ đề cập đến hiện tượng “tân tăng” ở miền Nam Việt Nam–những người vừa muốn làm tu sĩ, vừa muốn hưởng thụ mọi lạc thú thế tục như sinh lý, ăn mặn, và trợ cấp Mỹ.)

Tay chân, nha trảo họ Ngô–phần lớn là những cá nhân cuồng đạo tham gia Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng–cũng hòa điệu vào màn vu cáo phong trào tranh đấu của Phật Giáo là phản loạn, do Cộng Sản giật giây hay điều khiển. (Xem, chẳng hạn, báo cáo của Thiếu tá Nguyễn Mâu, Thị trưởng Huế)

Chính Khâm mạng Vatican cũng phải nói thẳng với Diệm rằng việc đàn áp Phật Giáo gây ảnh hưởng tai hại cho Giáo Hội Vatican. Và xét cho cùng lý, lối vu cáo, chụp mũ “Cộng Sản” hay “phản loạn” một cách ngang ngược này đã đưa đến chiến thắng cuối cùng của Cộng Sản.

4. Niềm tin vào “Ấp Chiến Lược”:

Chính thức phát động ở Nam Việt Nam từ năm 1962, kế hoạch Ấp Chiến Lược [ACL] chỉ là một mô hình cải tổ hiện đại trong nỗ lực trị an từ cổ xưa. Hình thái sơ đẳng nhất là các đơn vị “đồn điền” mà Nguyễn Tri Phương đã thực hiện tại miền Nam trong thập niên 1850. Dòng họ Ngô đã có kinh nghiệm gia truyền này từ Ngô Đình Khả, cha họ, một thời là phụ tá của Khâm mạng tiết chế Nguyễn Thân khi đánh dẹp phong trào Cần Vương/Kháng Pháp trong hai năm 1895-1896 ở Hà Tĩnh/Quảng Bình. Đại cương, kế hoạch này nhằm loại bỏ những cán bộ đối nghịch nằm vùng khỏi dân chúng, ổn định tình hình an ninh/trật tự tại các xóm thôn, song song với việc truy lùng và tiêu diệt các đơn vị vũ trang đối nghịch. Ý niệm này được cải thiện dần theo kinh nghiệm đánh dẹp Cộng Sản trong thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 của Pháp mà Ngô Đình Diệm đã hăng say tham dự, thăng quan tiến chức vượt mức thông thường, nên, nếu tin được lời chứng của Ngô Đình Thục, Cộng Sản phải gửi sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang thanh toán, nhưng Diệm chỉ bị thương. Đầu thập niên 1940, Pháp sử dụng chiến thuật “vét láng” tại vùng thượng du Bắc Việt. Đầu thập niên 1950, Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí thực hiện khu trù mật Đồng Quan, và các làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Việt.

Từ năm 1961, Ngô Đình Diệm đã chọn kế hoạch của Robert [Bob] Thompson, một chuyên viên Bri-tên từng thành công trong việc diệt Cộng ở Malaya, lúc đó đang cầm đầu Đoàn cố vấn Bri-tên tại Sài Gòn, hy vọng giành lại được thế ưu thắng ở nông thôn. Nhờ viện trợ Mỹ–trong khuôn khổ chương trình Chống Phản Loạn–kế hoạch Ấp Chiến Lược được tổ chức qui mô hơn, trên bình diện quốc sách, và chương trình bình định Nam Việt Nam trong vòng 3 năm của Phó TT Johnson.

Ngày 3/2/1962, Diệm ký nghị định số 11-TTP, tuyên bố quốc sách Ấp Chiến Lược, và thành lập Ủy Ban Liên Bộ đặc trách Ấp Chiến Lược. Ngô Đình Nhu làm Chủ tịch. Ủy viên gồm Bộ trưởng các bộ Quốc Phòng, Nội Vụ, Giáo Dục, Công Dân Vụ, Canh Nông, v.. v... Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Nội Vụ, giữ chức Tổng Thư ký. Đặc ủy viên: Đại tá Huỳnh Văn Lạc. Ngày 19/3, Diệm chấp thuận kế hoạch bình định vùng đồng bằng. Đại tá Hoàng Văn Lạc được giao chỉ huy, dưới quyền điều động trực tiếp của Nguyễn Đình Thuần. Ngày 23/3, khởi phát thí điểm đầu tiên tại Bến Cát (Bình Dương), tức chiến dịch Mặt trời mọc (Sunrise). Albert Phạm Ngọc Thảo phụ trách, dưới sự chỉ huy tổng quát của Tướng Văn Thành Cao. Hai tháng sau, ngày 18/5, tới thí điểm Phú-Yên, tức chiến dịch Hải Yến (Sea Swallow). 600 nhân viên công dân vụ, chia làm 70 toán, tham dự chiến dịch này. Dự trù tăng thêm 11 toán vào cuối tháng 5/1962, và hoàn thành 80 ấp chiến lược vào cuối năm 1962.(124)

(124. TTLTQG 2 (TPHCM), PTT/1CH, HS 7621; FRUS, 1961-1963, II:96; Gravel, II:674. Tài liệu về Ấp Chiến Lược tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia II (Thành phố HCM) đã mở ra cho các nhà nghiên cứu. Học giả Philip Catton từng sử dụng nhiều tư liệu văn khố Việt Nam trong một nghiên cứu xuất sắc Diem’s Final Failure (Kansas: 2002). Chúng tôi cũng tham khảo bổ túc khoảng 20 hộp tư liệu trong học khóa 2004-2005.)

Tự nhận mình là cha đẻ của quốc sách ACL, Ngô Đình Nhu còn nhìn ACL như một cơ sở để thực hiện dân chủ ở miền Nam. Quan điểm chiến lược [strategic concept] của Nhu là “sẽ sử dụng cuộc chiến chống Cộng để giới thiệu dân chủ và sẽ dùng dân chủ để thắng cuộc chiến”: Tự do bầu cử các trưởng ấp và hội đồng ấp là chìa khóa cho việc thành công của ACL. Ngoài ra, ACL sẽ song hành với các chính sách chiêu hồi cán bộ CS và thành lập những toán biệt kích [commandos] tại các ấp hay xã. Nhu còn dự trù cho các Tư lệnh SĐ phụ trách ACL. (125)

(125. FRUS, 1961-1963, II: 1962, tài liệu 227 (22/6/1962: Nhu tiếp Rufus Philips, Cố vấn đặc biệt về chống phản loạn của USOM [United States Operation Mission]).)

Họ Ngô tin tưởng rằng Ấp Chiến Lược, một khi hoàn tất và củng cố, sẽ khiến Bắc Việt tự động ngưng lại tham vọng chiếm miền Nam bằng vũ lực.(126)

(126. Xem những lời tâm sự của Diệm với Lalouette vào tháng 5/1963; nhận xét của Hilsman (FRUS, 1961-1963, III:189-192) hay Thompson (Ibid., III:193-195).)

Thực tế, việc thực hiện Ấp Chiến Lược không tiến triển tốt đẹp như họ Ngô ảo tưởng.

Từ ngày 27/4/1962, viên chức Mỹ đã ghi nhận những khó khăn trong chương trình Ấp Chiến lược tại 5 tỉnh Định Tường, Kiến Tường, Long An, Kiến Hòa, và Bình Dương. Dân chúng bị dồn đưa vào ấp kiểu mẫu Bến Tường ở Bình Dương, chẳng hiểu kiếm sống bằng cách nào khi thời gian trợ cấp chấm dứt. Tại Long An đã “mất” ba ấp chiến lược; ngay đến Bến Tường cũng bị khuấy phá. Các viên chức không hiểu ý nghĩa của lý thuyết ấp chiến lược. Không có tiền trả lương cho trưởng ấp hay y tá.(127)

(127. FRUS, 1961-1963, II:Tài liệu 173.)

Nhân dịp về Mỹ, ngày 12/10/1962 Lãnh sự Huế John J. Helble tiết lộ với Johnson là tại miền Trung, nơi 50% thanh niên có liên hệ với VC, tình hình an ninh vẫn tiếp tục suy thoái. ACL chỉ có hình thức mặt nổi [“pure facade”], tượng trưng bằng hàng rào tre vót nhọn. Có lẽ do sự khác biệt giữa Nhu và Cẩn. Lực lượng Dân sự của Cẩn có hiệu lực hơn. Lực lượng này có 150 người tại mỗi xã. Dùng kỹ thuật của CS. Kế hoạch welfare duy nhất là diệt trừ sâu lúa. Bầu cử viên chức hương thôn chẳng lợi ích gì. (128)

(128. Ibid., II:703-706. Xem thêm báo cáo ngày 19/12/1962, Hilsman gửi Harriman; Ibid., II:787-792.)

Ngày1/5/1963, Rufus Phillips, Phó Giám đốc USOM, nhận định rằng dù trên lý thuyết Ấp Chiến Lược tuyệt hảo, nhưng việc thực thi gặp nhiều khó khăn lớn: thiếu sự hiểu biết về nguyên tắc Ấp Chiến Lược, và thiếu ý chí thực hiện. Các viên chức mọi cấp khiến dân chúng xa lánh hơn là ngả theo chính phủ.(129)

(129. FRUS, 1961-1963, III:256-257.)

Không thiếu viên chức lợi dụng các kế hoạch chiến lược quốc sách này để thu đoạt tư lợi.(130)

(130. Tại miền Tây, trong ba năm 1964-1967 người viết từng được nghe kể lại hàng trăm mẩu chuyện cười ra nước mắt về các “Khu trù mật” hay “Ấp chiến lược” dựng lên trong khoảng 48 giờ trước ngày Diệm đến thanh tra. Ngay đến giữa năm 1966, vẫn còn cảnh một Thủ tướng bay tới một “ấp tân sinh” mới thành lập, phát heo giống cho thân nhân các viên chức tỉnh Chương Thiện, ngụy trang thành dân.ỳ Xem thêm Hilsman’s Research Paper on Strategic Concept of SVN, 2 Feb 1962; FRUS, 1961-1963, II:73-75.)

Vì nhiều lý do, kế hoạch ACL thiên về tốc độ và số lượng thành lập hơn chất lượng, cùng khả năng bảo vệ an ninh cho các ACL này. Tài liệu chính thức của Việt Nam ghi nhận ngày 2/9, đã hoàn thành 8,227 trong số 10,592 ấp dự trù. 76% dân chúng, tức 9,563,370 người, đã vào ở trong các ấp chiến lược. (131)

(131. Báo cáo của Maxwell D. Taylor; FRUS, 1961-1953, IV:99.)

Mặc dù trên lý thuyết, ACL là quốc sách có khả năng giành đoạt lại sự kiểm soát lại vùng nông thôn, nhưng vào năm 1962 đã quá trễ.

Đại sứ Lalouette nhận xét:

Lỗi lầm của chế độ Diệm là trong những năm đầu quá chú trọng đến các thành phố mà quên lãng nông thôn, ngoại trừ việc thiết lập các khu dinh điền trên cao nguyên [Trung phần]. Vào cuối năm 1959, chính Diệm đã thú nhận điều này [với Lalouette] và tuyên bố sẽ chú trọng hơn tới nông thôn từ năm 1960. Nhưng phần nào đã quá trễ. Cộng Sản đã lợi dụng đột nhập, khuynh đảo làm chủ nông thôn. Các viên chức hành chính làng xã phần lớn có thiện cảm với Việt cộng vì chính sách phân chia ruộng đất của Việt Minh trong thời chiến và trước khi rút ra Bắc tập kết. . . .

Uy tín của Diệm cũng bị suy giảm. Bắt buộc phải trả thuế cho Việt Cộng sau khi phải trả thuế cho chính quyền hợp pháp, ban ngày phải tái xây dựng lại những gì Việt Cộng phá hủy ban đêm, nông dân thấy rõ sự nhu nhược của chính quyền và sẵn sàng tin vào những lời tuyên truyền rằng Diệm và gia đình trục lợi và làm giàu trên số tiền viện trợ Mỹ cho quốc gia. Vài tuần lễ trước, khi lập một mô chặn đường từ Sài-gòn lên Đà-lạt, một trùm cướp tuyên bố rằng trong khi trẻ em Việt Nam thiếu sữa, bà Nhu mỗi ngày cần hàng trăm lít sữa để tắm. (132)

(132. Ibid., 144-5.)

Lực lượng quân sự của Bắc quân đã có thể hành quân đến cấp trung đoàn hay tiểu đoàn. Các cơ sở xã ấp, quận, tỉnh của MT/GPMN đã tương đối thành hình. Họ Ngô cũng không thể dự đoán hay ngăn chặn được phản ứng của CSBV nhằm phá hoại quốc sách này: Gài nhân viên tình báo chiến lược tìm hiểu và phá hoại, vận động dân chúng phá Ấp Chiến Lược, tấn công các ấp chiến lược bằng những đơn vị chính qui hay địa phương, và nhất là sử dụng cơ quan tuyên truyền quốc tế, qua Nga và Trung Cộng, để lên án Ấp Chiến lược là “trại tập trung,” v.. v... Từ đầu năm 1963, Bộ Chính Trị Đảng LĐVN cũng chấp thuận cho các cấp chỉ huy ở miền Nam thay đổi chiến thuật đả bại kế sách ACL: Đó là chú trọng vào lực lượng bảo vệ an ninh hơn tấn công từng ACL.

Bởi vậy, tính đến ngày 1/7/1963, tức hơn một năm sau ngày phát động quốc sách Ấp chiến lược, VNCH chỉ kiểm soát được khoảng 6,766,000 dân trên tổng số 14.8 triệu. Tuy nhiên, chỉ hoàn toàn kiểm soát khoảng 3.5 triệu, giảm đi 100,000 người so với cuối năm 1962. Số làng chính phủ kiểm soát là 939, với 741 làng hoàn toàn. Việt Cộng kiểm soát 431 làng, kể cả 375 làng hoàn toàn. (133)

(133. FRUS, 1961-1963, III:Tài liệu 253.)

Vào tháng 9/1963, Phó Tổng thống Thơ còn hoài nghi hiệu quả của kế hoạch Ấp Chiến Lược, và nhận xét rằng toàn quốc chỉ có chừng 20-30 ấp được phòng thủ tốt. Dân chúng không chỉ ở lại các làng xóm vì bị VC đe dọa mà vì họ bất mãn chính phủ.(134)

(134. FRUS, 1961-1963, IV:323.)

Sau ngày chế độ họ Ngô sụp đổ, người ta mới thấy rõ những nhược điểm khó cứu vãn của ACL: chú trọng vào số lượng hơn thực chất; bành trướng quá nhanh, không đủ lực lượng võ trang hay cảnh sát bảo vệ; bóc lột sức lao động và thì giờ của nông dân; kinh doanh bất hợp pháp như bán giây kẽm gai và cọc sắt cho dân chúng. Nói chung, chỉ có những tỉnh phía Bắc miền Trung tương đối thành công. Tại vùng III và vùng IV–như Long An, An Giang, Bình Dương, Tây Ninh và châu thổ Cửu Long nặng về hình thức. (135)

(135. FRUS, 1961-1963, IV:683-684, 687-689, 714-715, 749-752. [Tài liệu Cộng Sản ghi nhận trong năm 1962, phá hủy được 320 ACL])

5. Dự đoán sai lạc về thực lực Cộng Sản:

Không kém quan trọng, cuộc chiến chống Cộng đang bị thất lợi. Mặc dù Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ được Hà Nội chính thức khai sinh giữa cuộc đảo chính hụt 11/11/1960, hoạt động võ trang của cán binh Cộng Sản cấy lại miền Nam đã bắt đầu từ năm 1957, và ngày một gia tăng cường độ.

Nhưng họ Ngô, như đã lược nhắc, vẫn cả tin rằng phe miền Nam đang thắng to, và có thể giải phóng được miền Bắc. Niềm tin này đi ngược với thực tế chiến trường.

Để đáp ứng sự tăng gia viện trợ quân sự Mỹ, BV điều động một số binh đội từ Lào vào Việt Nam, và tăng cường thêm cán bộ. Theo tài liệu CS, từ 1961 tới 1963, hơn 40,000 cán binh được đưa vào “B” [miền Nam], cùng 165,000 vũ khí đủ loại, đủ trang bị 73,000 tân binh miền Nam. Việt Cộng không những chỉ khủng bố, ám sát các viên chức hành chính nông thôn hẻo lánh, mà đôi phen còn tấn công cả những đơn vị lớn của VNCH như các trận Tua Hai (Tây Ninh, 1960), Kontum-Pleiku (công trường làm đường, 1960) hay Quảng Ngãi. Đáng sợ hơn nữa, Việt Cộng trở thành những bóng ma, khi ẩn khi hiện bất thường. Du kích Cộng Sản hoàn toàn nắm thế chủ động. (136)

(136. Chính Đạo, 55 Ngày & 55 Đêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, in lần thứ 5, có bổ sung (Houston: Văn Hóa, 1999), tr. 55; FRUS, 1961-1963, II:99-101.)

Ngày 16/8/1962, Cố vấn chính trị tại Tòa Đại sư Mỹ Sài Gòn ghi nhận: Lực lượng Việt Cộng (VC) đã tăng từ 2,000 vào cuối năm 1959 lên 20,000 trong năm 1962. Chính phủ chỉ còn kiểm soát được thành phố và các tỉnh, quận lÿ. Tình trạng an ninh ngày một tồi tệ hơn. Tổng thống Diệm và sự yếu kém của ông ta là nguyên nhân chính của tình trạng thoái hóa. Hai nhược điểm của chính phủ Diệm là: (1) Chính quyền tổ chức không hữu hiệu, hậu quả của việc Diệm không có những quyết định dứt khoát, không chịu ủy nhiệm bớt trách nhiệm, không có hệ thống chỉ huy, không nhìn nhận lỗi lầm và thiếu tin tưởng; và (2) thiếu khả năng lôi kéo quần chúng vì Diệm không có những đặc tính của một nhà chính trị. Để chiến thắng VC, cần một chính quyền hữu hiệu hoặc phải được dân chúng mến mộ, nhưng Diệm thiếu cả hai. Ấp Chiến lược không đạt được những kết quả mong muốn. Dân chúng không được bảo vệ kịp thời và đúng mức; chính sách Ấp chiến lược khiến mất lòng dân hơn lôi kéo họ về phía chính quyền. Chính phủ cũng chẳng quan tâm gì đến các khía cạnh xã hội và kinh tế trong các Ấp Chiến lược. . . . (137)

(137. FRUS, 1961-1963, II:596-601; Chính Đạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 256-258.)

Những thắng lợi nho nhỏ vào hạ bán năm 1962 khiến họ Ngô lạc quan thái quá. Thực ra, những chiến thắng này phần lớn do việc tăng cường hỏa lực Mỹ (thiết vận xa, trực thăng, khu trục, bom đạn, thuốc khai quang), và chiến thuật “diều hâu” (đổ quân bằng trực thăng).

Là người trực tiếp chỉ huy kế hoạch ACL, Nhu hiểu hơn ai hết thực trạng miền Nam. Dù không có kinh nghiệm quân sự, nhưng Diệm-Nhu cũng biết rõ rằng các đơn vị quân đội–ngoại trừ hai đơn vị Tổng trừ bị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến cùng Biệt Động Quân–thường không thích chạm súng với VC. Mỗi khi được trực thăng vận, họ thường đợi xuống cả tiểu đoàn rồi mới tiến quân. Lỗi không ở các cấp chỉ huy. Diệm không muốn nghe báo cáo về tổn thất hay thua trận. Bởi thế các cấp chỉ huy chỉ muốn đi về vô sự. Vậy mà chiều ngày 2/9/1963, Nhu vẫn còn tiên đoán rằng trong tương lai BV phải tiếp tế bằng không quân. Tiếp vận đường biển đã bị ngăn cản, và đường bộ cũng hầu như bất khả. Nếu tiếp tế bằng phi cơ, sẽ bị phòng không bắn hạ. Chiều 6/9/1963, Ngô Đình Nhu tuyên bố với nhân viên CIA rằng chiến tranh du kích sẽ nghiêng về phía miền Nam vào cuối năm 1963 và trong tương lai có thể thương thuyết với miền Bắc ở thế mạnh. Không một chính phủ nào, theo Nhu, có thể thương thuyết với miền Bắc dù công khai hay bí mật, ngoại trừ trường hợp đã thắng cuộc chiến tranh du kích và cũng không với điều kiện trung lập mà phải trong khuôn khổ một miền Nam mạnh tìm cách kết hợp miền Bắc vào Thế Giới Tự Do. (138)

(138. FRUS, 1961-1963, II:Tài liệu 173, IV:126.)

Lalouette cũng san xẻ với họ Ngô nhận định chủ quan rằng cuộc chiến tranh du kích sẽ sớm kết thúc trong vòng 1, 2 năm. Việt Cộng hiện đang chán nản và tinh thần miền Bắc xuống thấp. Khi cuộc chiến du kích chấm dứt, chính là miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương, trao đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc. Điều này có thể dẫn tới việc thống nhất đất nước với miền Nam vượt thắng.(139)

(139. FRUS, 1961-1963, IV:58-59. Lối suy luận đơn giản, kiểu tháp ngà này, chứng tỏ cả Diệm-Nhu lẫn Lalouette chẳng biết gì hoặc đánh giá sai lầm về khả năng kiểm soát dân chúng hay quyết tâm thống nhất đất nước của chính phủ VNDCCH và Đảng CSVN. Lalouette cũng như họ Ngô cũng chẳng biết gì về bài học lịch sử cận kim Việt Nam: Vì chủ trương thống nhất ba miền, Hồ đã chấp nhận chiến tranh chống Pháp năm 1946. Xem Vũ Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946;” Part III: “Brutality of World Politics,” chương XII-XIV; Ph.D. Dissertation, 1984, UW-Madison; Idem, “Hồ Chí Minh: Nhà Ngoại Giao, 1945-1946;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 84 (tháng 8/2005), và Chuyển Luân online.)

6. Lo sợ bị đảo chính:

Trong khi đó, giới quân đội ngày thêm bất mãn. Cuộc đảo chính hụt 11/11/1960 hay cuộc đánh bom Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962 chỉ là những dấu hiệu mặt nổi của sự bất mãn sâu xa, tiềm ẩn. (140)

(140. Hầu hết những người tham dự cuộc binh biến 11/11/1960 đã viết hồi ký. Hai hồi ký tiêu biểu nhất là Phạm Văn Liễu, tập I, và Vương Văn Đông. Về cuộc đánh bom Dinh Độc Lập ngày 27/2 và hậu quả, xem chi tiết trong VNNB, I-C: 1955-1963; CLV, SV, 14:154-8.)

Tháng 6/1962, Bác sĩ Gordon Smith, một y sĩ truyền giáo tại Đà Nẵng, đã ở Việt Nam khoảng 30 năm, rất bi quan về hiện tình an ninh. Theo Smith, các sĩ quan VN có vẻ nghiêng về đảo chính, thiết lập một chế độ quân sự. Các cố vấn Mỹ than phiền về sự bất lực của các cấp chỉ huy dân sự. (141)

(141. FRUS, 1961-1963, II:468-469.)

Một số tướng và sĩ quan cao cấp như Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn, Lê Văn Nghiêm, Phạm Văn Đổng lúc nào cũng chờ cơ hội làm đảo chính. Đó là chưa kể những Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Trọng, Trần Kim Tuyến, Huỳnh Văn Lang, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, v.. v...

Tháng 4/1962, Nolting nhận được báo cáo là các viên chức Việt đón nhận cố vấn Mỹ với sự nghi ngại. Họ sợ cố vấn Mỹ khiến họ thất nghiệp. Nguyễn Thiện Kế, trưởng ty công an Định Tường tuyên bố sự nghi ngờ cố vấn Mỹ xảy ra từ trên xuống dưới. Các cấp chính phủ đều nghi Mỹ có thể lật đổ Diệm bất cứ lúc nào; và nhiều tỉnh trưởng sợ cố vấn Mỹ đòi cách chức họ. Kế cũng nói về sự tranh chấp trong nội bộ chính phủ. Theo Kế, giống như bất cứ viên chức nào muốn giữ được chỗ ngồi của mình, Kế phải biết điều hơn là thực sự đánh nhau với VC. Trung tá Phạm Ngọc Thảo thì tuyên bố chính sách của Mỹ phải là giúp Thế Giới Tự Do hơn một cá nhân lãnh đạo nào. Nếu Mỹ thấy Diệm không thể ủng hộ được nữa, Mỹ sẽ lật đổ Diệm, như đã làm ở Nam Hàn. Bởi thế các viên chức chính phủ Việt Nam nghi ngờ các cố vấn Mỹ. Thảo cũng chống đối việc cử một cố vấn USOM xuống các tỉnh để giúp việc phân phối viện trợ, vì như vậy là xâm phạm vào nội tình miền Nam. (142)

(142. FRUS, 1961-1963, II:354-5.)

Không kém nguy hiểm là chính sách giáo phiệt của họ Ngô. Những phần tử không Ki-tô ngày thêm chống đối. Từ năm 1956, Đại sứ/Cao ủy Pháp, Henri Hoppenot, đã nêu lên vấn đề hiềm khích giữa Phật Giáo và Ki-tô giáo, cũng như sự tranh chấp trong nội bộ Ki-tô giáo, nhất là giữa phe phù Ngô Đình Thục và phe di cư.(143)

(143. Báo cáo số 085/HC/2, ngày 28/7/1956, Hoppenot gửi Nha Á Châu-Đại dương; SLV, SV, 46:33-35. Từ ngày 11/12/1954, Giám Mục Lê Hữu Từ đã nói lên được sự thất bại của chế độ Diệm. Khi thăm Đặc sứ Collins, một tín đồ Ki-tô Roma, Từ tâm sự rằng ngày Diệm mới lên cầm quyền, một niềm hy vọng lan rộng trong mọi tầng lớp dân chúng. Nhưng niềm hy vọng đó đã giảm mất 50%, và sự bất mãn ngày một gia tăng. Diệm thiếu cương quyết, và vây bọc bởi những cố vấn xấu, phần lớn là phần tử trong gia đình. Diệm là người có đầu óc độc tài và nếu thấy một ai có tài năng đang lên, tìm đủ cách đốn hạ; FRUS, 1952-1954, XIII, 2:2361-2362.)

Ngày 10/3/1962, Lalouette báo cáo về Paris:

Ngoài Cộng Sản, những lực lượng đối lập không CS gia tăng chống đối Diệm. Cuộc chống đối này, dưới những dạng thức khác nhau, có mẫu số chung là sự hờn oán chống lại một thế lực tổng thống độc tài. Lực lượng chống đối tập họp những người ái quốc cấp tiến, giới trưởng giả Nam kỳ bị gạt bỏ khỏi những việc công ích bởi những phần tử từ Bắc hay Trung vào tị nạn, những giáo phái bị giải giới và bị nghi ngờ và, một cách tổng quát, tất cả những người không Ki-tô chống lại thiểu số Ki-tô (10% dân số) đã đặt tôn giáo Ki-tô La Mã lên hàng quốc giáo.

Họ không đòi hỏi sự thay đổi trong chế độ, mà là thay đổi cả một chế độ.

Ngô Đình Diệm ngày một mất dần sự ủng hộ. Hai lý do chính là (1) lối cai trị cá nhân, và (2) sự bất lực của chế độ trước tình trạng mất an ninh ngày một gia tăng. (144)

(144. AMAE (Paris), CLV, SV, d. 14, tr. 138-9.)

Đó là chưa kể đại đa số nông nhân, những người cày sâu, cuốc bẫm, hai sương một nắng. Từ năm 1957, họ phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng. Là nạn nhân của Việt Cộng ban đêm, họ trở thành nạn nhân ban ngày của các tệ nạn cường hào, ác bá, Tố Cộng, Diệt Cộng, rồi đến những kế hoạch Khu trù mật, doanh điền, ấp tân sinh, v.. v... Chính phủ Diệm có phần hữu lý khi nhận định rằng nông dân đã phải ngả theo Cộng Sản vì sợ hãi cái gọi là “bạo lực cách mạng.” Nhưng không chỉ có một yếu tố này. Một trong những lý do trực tiếp là chính phủ và quân đội thiếu khả năng hay phương tiện duy trì an ninh và bảo vệ cho dân chúng, kể cả những gia đình bị dồn ép vào Khu trù mật hay Ấp chiến lược.

Sau chuyến tham quan Việt Nam với Forrestal vào đầu năm 1963, Hilsman báo cáo từ tháng 1-8/1962, VNCH thu 2,728 súng, nhưng mất 3,661. Từ tháng 9/1962, chỉ mất 765, nhưng thu 908. Tuy nhiên, súng VC cổ lỗ, súng VNCH tối tân hơn. VC cũng chủ động [aggressive] hơn: thoát vòng vây Ấp Bắc, Tây Ninh, tấn công Plei Mrong, giết 39 tân binh Thượng, thu 114 vũ khí. Phá hủy một ACL ở Phú Yên, giết 24 lính bảo vệ, thu 33 vũ khí. Điểm son duy nhất là huấn luyện được 35,000 phụ lực Thượng. Vào ngày 1/12/1962, VNCH kiểm soát 951 làng, với 51% nông dân, chiếm thêm 92 làng và 500,000 dân trong 6 tháng qua. VC kiểm soát 445 làng, với 8% dân số [mất 9 làng, 231,000 dân. Tóm lại, có thể đang chiến thắng, nhưng với tốc độ chậm hơn dự trù. [In sum, “we are probably winning, but certainly more slowly than we had hoped.”] (145)

(145. FRUS, 1961-1963, III, tài liệu 19 [tr. 49-62].)

Nhưng thay vì phân tích rõ ràng tình hình và tái duyệt quốc sách của mình, cũng như vấn đề nhân sự và thực hiện, để kịp thời đối phó, Diệm-Nhu trút trách nhiệm cho sự thiếu ủng hộ của Mỹ, và còn nghi ngờ rằng chính người Mỹ đã “bật đèn xanh” cho phe chống đối. Từ đó, nảy sinh ra sự căng thẳng liên hệ Mỹ-Việt, và cuộc đương đầu khó tránh.

7. Kế hoạch gài bẫy của Bắc Việt:

Đáng ngại hơn nữa, và đây là thảm kịch của họ Ngô nói riêng, toàn dân quân miền Nam nói chung, qua kế hoạch “chiêu hồi,” anh em Ngô Đình Diệm bị lôi cuốn dần vào cái bẫy sập “hòa bình, thống nhất, trung lập” của Hà Nội.

a. Độc lập, thống nhất, trung lập

Từ ngày ký Hiệp ước Geneva 20-21/7/1954, Hà Nội luôn luôn nêu cao lập trường thống nhất đất nước theo tinh thần Hiệp định Pháp-VNDCCH nói trên. Cả Nga Sô và Trung Cộng cũng thường khuyên nhủ Hà Nội chỉ nên tạm thời tìm cách vận động hòa bình trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. Nhờ vậy, chính phủ Diệm được tạm thời yên ổn trong 5, 6 năm đầu.

Từ đầu năm 1959, Đảng LĐVN quyết định đánh chiếm miền Nam bằng võ lực. Tuy nhiên, cả Mat-scơ-va lẫn Bắc Kinh, trong mối lo ngại Mỹ sẽ can thiệp (tức đưa quân chiến đấu) vào Nam Việt Nam, cố vấn Hồ Chí Minh và Đảng LĐVN chỉ nên tranh đấu chính trị trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. (146)

(146. Về vai trò Trung Cộng trong giai đoạn này, xem Sách Trắng (1979) của Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam, và Hoàng Văn Hoan, Sự thực về tình hữu nghị chiến đấu Việt-Trung không thể xuyên tạc (Tháng 11/1979). Hoan cho rằng CSBV đã tấn công miền Nam vì Sắc Luật 10/1959 của Ngô Đình Diệm; Hoan, 1979:11. Điều này không đúng.)

Nhưng sau ngày Khrushchev hạ bệ Stalin, liên hệ giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh ngày một xấu đi. Bắc Kinh lên án Khrushchev là bọn “xét lại,” trong khi Mat-scơ-va gọi Mao là “giáo điều.” Dù Hồ tìm cách hòa giải hai đàn anh, Bắc Kinh áp lực Bắc Việt phải ngả về phe mình. Để mua chuộc Hà Nội, từ năm 1960, Bắc Kinh gia tăng viện trợ cho kế hoạch đánh chiếm miền Nam. (147)

(147. Hoan, 1979:11-12. [Trong năm 1962, Bắc Kinh viện trợ cho MT/GPMN trên 90,000 súng máy và súng trường])

Ngày 1/1/1962, Hồ Chí Minh lại chính thức đề nghị thống nhất, hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Geneva. Hồ mong mỏi hai miền Bắc và Nam sẽ thương thuyết “để hòa bình thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập, dân chủ như Hiệp định Giơ-ne-vơ [Geneva, 20-21/7/1954] qui định.”(148)

(148. Báo cáo số 41/AS, Lalouette gửi Couve de Murville; AMAE (Paris), CLV, SV, hộp 91; Nhân Dân, 1/1/1962; Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, 9:272.)

Vì thế, có tin Hồ đã gửi cho Diệm một chậu đào “vui Xuân” Nhâm Dần (1962)–chậu đào rồi sẽ tưới bằng máu họ Ngô.(149)

(149. Theo Tướng Đỗ Mậu, ông Diệm khoe chậu đào do bà con ngoài Bắc gửi tặng. Cựu Tổng Giám đốc Thanh Niên Cao Xuân Vỹ cho rằng Hồ gửi chậu đào vào dịp Tết Quí Mão, 1963.)

Ngày 28/3/1962, Nhân Dân đăng bài phỏng vấn HCM của báo Daily Telegraphs. Hồ đề nghị bình thường hoá ngoại giao giữa hai miền về mặt văn hoá và kinh tế, việc đi lại và thư tín giữa hai miền v... v... Ngoài ra, còn những lời tuyên bố và bài viết của Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh đòi tái triệu tập Hội nghị Geneva, rồi đến buổi gặp bí mật giữa Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm và Harriman tại Geneva, nhân dịp ký Hiệp ước 1962 về Lào, qua trung gian Burma.( 150)

(150. FRUS, 1961-1963, II:342, 543-544. [Trong buổi họp mặt ngày 22/7/1962, Harriman tuyên bố với Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm rằng Mỹ chỉ giúp Nam Việt Nam chống lại việc xâm lược từ Bắc Việt. Nếu miền Bắc ngưng xâm lăng miền Nam và cuộc chiến tranh du kích ngừng lại, có thể tái lập hiệp ước Geneva]. Có tin năm 1964, Ung Văn Khiêm bị mất chức Bộ trưởng Ngoại Giao vào tay Xuân Thủy vì lập trường “thân Nga” [sống chung hòa bình].)

Ngày 19/4/1962, Phát ngôn viên BNG Bắc Việt cũng nhắc đến công hàm ngày 16/4/1962 của Bri-tên gửi Mat-scơ-va, hàm ý tán thành một hội nghị quốc tế về Việt Nam.( 151)

(151. FRUS, 1961-1963, II:343.)

Ngày 5/5/1962, Đại sứ Galbraith ở New Dehli báo cáo về Bộ Ngoại Giao Mỹ là phe “ôn hòa” ở Hà Nội muốn tiếp xúc với miền Nam.(152)

(152. FRUS, 1961-1963, II:375-6.)

Trong năm 1962, Lê Duẩn cũng chỉ thị cho miền Nam thành lập một chế độ trung lập, hòa giải hòa hợp.( 153)

(153. Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, khó thể nhìn những kế hoạch này ngoài “chiến tranh toàn diện” của Hà Nội–tức sử dụng mọi phương tiện để đạt chiến thắng cuối cùng; và, bước đầu tiên là ngăn chặn Mỹ đưa quân tác chiến vào miền Nam, uy hiếp cửa ngõ chiến lược Đông Nam của Trung Cộng. Rất tiếc, bộ tài liệu Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKĐTT] do Đảng CSVN ấn hành mới đây chỉ có những sách lược đại cương, thuộc nội bộ Đảng. Các yếu tố bên ngoài–như áp lực của Liên Sô và Trung Cộng–không hề được đề cập.)

Bởi thế ngày 10/8/1962, MT/GPMN công bố lập trường 14 điểm: trung lập, thống nhất trong hòa bình, nhưng chống Mỹ.(154)

(154. Viện Sử học, Việt Nam: Những sự kiện, 1945-1986 (Hà Nội: NXBKHXH, 1990), tr. 222.)

Ngày 1/9/1962, Goburdhan, Chủ tịch phái đoàn India trong ICC, ra thăm Hà Nội [tới ngày 4/9/1962]. Được HCM tiếp, nói chuẩn bị thương thuyết với miền Nam. Tin này khiến khi được Kennedy tiếp kiến ngày 25/9, Nguyễn Đình Thuần tiết lộ HCM đã yêu cầu ICC can thiệp để Diệm ngưng oanh tạc như một dấu hiệu thiện chí. Theo Thuần, HCM đã thay đổi dự đoán trong hai năm 1959-1960 là sẽ chiến thắng trong vòng 1 năm; nay, tin rằng có thể kéo dài tới 15-20 năm. Việc VNDCCH đồng ý thương thuyết chứng tỏ đang thua trận (losing the war). (155)

(155. FRUS, 1961-1963, II: 658, 666-667, 667-672.)

Vào tháng 5/1963, trong bài phỏng vấn của Alfred Burchett trên tờ báo chuyên về ngoại giao của Liên Sô Nga bằng Anh ngữ, New Times [Tân Thời Báo], Hồ còn lập lại đề nghị trên. Bài này có lẽ được trích đăng trên các tờ tuần báo Người bảo vệ Dân tộc và tuần báo Cách mạng Châu Phi tại Algeria, và báo Nhân Dân ngày 8/8/1963.( 156)

(156. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9:1961-1964 (Hà Nội: 1978), tr. 533-540.)

Lập trường “trung lập” của Đảng LĐVN được một số người lưu vong ở Pháp và Miên (Trần Văn Hữu, Hồ Thông Minh, Lê Văn Trường, Trần Đình Lan, v.. v...) hưởng ứng, với sự tiếp sức, trực hay gián tiếp, của những nhân vật có quyền lực ở Pháp. Trong cuộc tiếp xúc điện thoại với viên chức ngoại giao Pháp ngày 23/8/1963, Trần Văn Hữu hồ hởi tuyên bố:

“Diệm đang bị đánh đến chết. Còn phải chịu đựng thêm vài tháng. Chậm lắm là cuối năm sẽ có một chính phủ mới. Để lập nên một đội ngũ mới, cần kêu gọi những người đang bị bắt giữ hay đang lẩn trốn ở Việt Nam. Những nhân vật cần có trong tay phải được nắm giữ ngay, đặc biệt là những người đang ở Phi Châu. [Chú thích ghi là Lê Thành Khôi, một nhân vật tả phái cực đoan (dù rằng không Cộng Sản) hiện đang ở đang ở Madagascar cùng Sainteny]. Cuộc tranh đấu chống Cộng đã lỗi thời. Hai cường quốc Nga-Mỹ không thể bắt tay ngầm như ở Mat-scơ-va trong lúc đòi hỏi thuộc hạ (nguyên văn: bọn tí hon) tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng của họ.” (157)

(157. Xem, AMAE (Paris), CLV, SV, 18:61.)

b. Mỹ triệt thoái:

Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cũng như MT/GPMN không ngớt nêu ra điều kiện Mỹ không được can thiệp vào nội tình chính trị miền Nam. Điều này có nghĩa Mỹ phải triệt thoái. Đây cũng là mục tiêu tối hậu của Trung Cộng, mà ảnh hưởng ngày càng gia tăng ở phía Bắc vĩ tuyến 17.

Chẳng hiểu có phải vì điều kiện của Hà Nội và MT/GPMN hay chăng từ đầu năm 1963, anh em Diệm-Nhu bắt đầu công khai bài Mỹ và đặt vấn đề Mỹ giảm quân.

Như đã lược nhắc, ngày 12/4/1963, Nhu đã nêu lên vấn đề rút bớt quân số Mỹ. Ngày 22/4, cơ quan CIA ghi nhận có dấu hiệu cho thấy Diệm-Nhu muốn đòi giảm lính Mỹ vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là Lực lượng đặc biệt Mỹ.(158)

(158. CIA Information Report, TDCSDB-3/654,285, 22/4/1963; JFKL, NSF, Vietnam Country Series, 4-5/63; FRUS, 1961-1963, III:246-247.)

Nhưng sôi nổi dư luận nhất vẫn là bài phỏng vấn Nhu của Warren Unna trên báo Washington Post ngày Chủ Nhật, 12/5/1963. Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Rusk chỉ thị cho Đại sứ Sài Gòn: Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 1000 người vào cuối năm, nhưng tùy thuộc ở sự tiến triển tình hình an ninh. Nếu Diệm không muốn giảm cố vấn Mỹ, nên ra tuyên cáo chính thức. Nếu Diệm đồng ý với Nhu, yêu cầu Diệm giải thích vị thế và ý định. Hôm sau nữa, 14/5, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện chất vấn gay gắt Heinz và Hilsman về lời tuyên bố của Nhu. Chính tờ Washington Post, trong phần xã luận, cũng kêu gọi phải đặt lại vấn đề bang giao Mỹ-Việt. Ngày 20/5, Nolting mới báo cáo là Nhu tuyên bố rằng đã bị Unna trích dần sai lạc. Ba ngày sau nữa, 23/5, Nhu lại cải chính rằng bị hiểu lầm quá nhiều như bài Mỹ hay bài ngoại. (159)

(159. FRUS, 1961-1963, III:294-296,309.)

Điều đáng ngạc nhiên là Ngô Đình Diệm không hề thảo luận gì với Lalouette vấn đề giảm quân Mỹ ngày 23/5/1963, khi Lalouette vào chào Diệm để về Pháp nghỉ. Nhưng cuối tháng 8/1963, sau khi từ Pháp trở về và gần gũi với Nhu trong cuộc tấn công chùa chiền đêm 20-21/8/1963, Lalouette khuyên Lodge nên tiếp tục yểm trợ Diệm-Nhu, mặc dù Nhu có khả năng thương thuyết với Hà Nội, và điều kiện cho một giải pháp chính trị là sự triệt thoái của quân Mỹ. Bởi thế, ngày 4/9/1963, Lodge lại báo cáo rằng Nhu có thể dàn xếp một thỏa hiệp với VC để ngừng chiến tranh, và một trong những điều kiện [quid pro quo= consideration] là “Triệt thoái một số lính Mỹ.” (160)

(160. CĐ số 410, Saigon to Washington; JFKL, NSF, Country Vietnam, Vietnam State Cables; FRUS, 1961-1963, IV:111, n3.)

c. Thành lập chính phủ liên hiệp:

Trong số những mục tiêu giai đoạn của CSBV là thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam. Ngày 18/7/1962, Lê Duẩn viết thư cho Nguyễn Văn Linh, chỉ thị: Phải đánh đổ chế độ tay sai của Mỹ, xây dựng một chính quyềợn độc lập và trung lập; 10 khẩu hiệu của MTGPMN là đúng; Dùng lực lượng chính trị và quân sự để cướp lấy những vùng nông thôn rộng lớn nhưng vẫn giữ thế hợp pháp của quần chúng. Thế hợp pháp là “cái khiên” của quần chúng Phải phá ACL. Quân sự, đánh du kích trường kỳ, tự xây dựng cho mình là chính. (161)

(161. VKĐTT, 23, 2002:705-725.)

Tóm lại, “chính phủ liên hiệp” và “hòa bình trung lập” của Lê Duẩn có bản sắc riêng của nó. Đó là “Chúng ta hiện nay vừa đánh, vừa đòi thành lập chính phủ liên hiệp thật sự, đòi tổng tuyển cử thật sự, đòi hòa bình trung lập, đó chẳng qua là tạo những bước quá độ sau này để cho phong trào tiến lên dễ dàng hơn, cô lập bọn hiếu chiến nhiều hơn nữa, tranh thủ bọn cầu hòa ngay cả trong phe địch.” (162)

(162. Nghị quyết BCT ngày 27/3/1962; Ibid., 23, 2002:164.)

Trong những cuộc phỏng vấn dành cho Burchett độc quyền năm 1963, đích thân Hồ–mà quyền lực thực sự đã bị mất dần vào tay Lê Duẩn–không ngớt lập lại những điều kiện để đi tới hòa bình, “thu xếp một cuộc ngừng bắn giữa quân đội Ngô Đình Diệm và các lực lượng vũ trang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,” là triệt thoái quân Mỹ, thành lập một chính phủ “triệt để tôn trọng Hiệp nghị Giơ-neo-vơ, cam kết không tham gia bất cứ khối quân sự nào, và không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình.”( 163)

(163. Nhân Dân, 8/8/1963; Hồ Chí Minh toàn tập, 9:537-538.)

Rồi ngày 28/8/1963, Hồ đột ngột thay đổi thái độ; lên án việc đàn áp Phật Giáo là “tội ác dã man của chúng trời đất không thể dung.” Hồ còn trở lại với thứ luận điệu hiếu chiến quen thuộc, gọi chính phủ Diệm bằng những lời nặng nề như “bè lũ” đã “gây những tội ác tày trời, là vì có quan thầy ủng hộ,” là “bọn Ngô Đình Diệm buôn dân, bán nước.”( 164)

(164. Nhân Dân, 29/8/1963; dẫn trong Hồ Chí Minh toàn tập, 9:549-560. Tài liệu Việt Nam, Những sự kiện, 1945-1985, tr. 230 ghi là ngày 28/8/1963.)

Lời khen ngợi Ngô Đình Diệm là “a patriot” [người ái quốc] mà Maneli gợi nhớ hoặc đã chuyển cho Nhu ngày 2/9/1963, khó có vẻ gần gũi với tiếng “buôn dân, bán nước”đã công bố bốn ngày trước trên báo Nhân Dân và đài phát thanh Hà Nội. Phải chăng ngay chính Maneli cũng biến thành một người đưa tin bị Hồ và Đảng Lao Động Việt Nam đưa vào cuộc chơi “tiến công ngoại giao” ác nghiệt?

Có lẽ vì vậy, chính phủ Poland cho lệnh Maneli chấm dứt ngay mọi liên hệ với Nhu. Đồng thời, phản ứng của khối CS với lời tuyên cáo của de Gaulle ngày 29/8/1963 thật lãnh đạm. Chỉ có một đại diện của Hà Nội ở Algers trình bày ý kiến riêng rằng tuyên ngôn của de Gaulle “positive” [tích cực]. Trước áp lực Mỹ, BNG Pháp phải trở lại với lập trường “không can thiệp vào nội tình chính trị Việt Nam” quen thuộc. [Xem infra]

Nếu quả thực những đề nghị trở lại với Hiệp ước Geneva và triệt thoái quân Mỹ là nhắm vào một giải pháp chính trị cho miền Nam, hẳn phản ứng của Hồ với sự ve vãn của Nhu hay lời tuyên bố của de Gaulle đã khác. Cho đến khi có tài liệu chứng minh ngược lại, cuộc “tấn công hòa bình” của Hồ và Đảng Lao Động Việt Nam có lẽ chẳng nhắm mục đích nào khác hơn khoét sâu sự nghi kỵ giữa Mỹ và họ Ngô. Nhưng Nhu, trong cơn mê sảng vì bị loại khỏi quyền lực, không nhận hiểu được điều này.

 

(Còn tiếp)

Chính Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12567)
(Xem: 11083)
(Xem: 11124)
(Xem: 10684)
(Xem: 10045)
(Xem: 9485)
(Xem: 10241)
(Xem: 11290)
(Xem: 10958)
(Xem: 11044)