- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MẢNH VỠ CUỐI NĂM 2020

25 Tháng Ba 202111:13 CH(Xem: 12593)


tranh AN PHONG
Tranh Ann Phong

Thy An

MẢNH VỠ CUỐI NĂM 2020

 

*

chai rượu quý dính bụi từ lâu

hôm nay mời bạn hiền một ngụm

uống chưa say mà tay run ly rượu ngã nhào

hề hà nhìn đèn ai mờ tỏ

thủy tinh vỡ trên đá

khu phố đàng xa còn mơ tiếng nhạc ca

 

*

ờ nhỉ tháng giêng, năm sắp hết

cười khề khà - lại sắp Tết nữa rồi -

vuốt tóc, đưa tay, bẻ ngón

ít khi nào vui như thế

xuề xòa như trẻ lên năm

mùa đại dịch cách ly ngứa miệng

hai bạn già như hai bạn vàng

tuổi xế chiều gặp nhau là cãi

cái sầu viễn khách nghĩ ra ngắn ngủi

thôi, cụng ly tạm quên sầu

trà dư tửu hậu được bao lâu ?

 

*

đọc Tô Thùy Yên chẳng oán chẳng thù

lại thêm chút rượu  

nỗi nhọc nhằn quê hương chìm nổi

một cõi mông lung, một chốn lầu nhầu

ta cùng bạn trầm ngâm vơ vẩn

thơ Tuệ Sỹ áng mây trời phiêu bạt

nhìn gần hơn, những chậu sành ở cuối bãi dâu…

 

*

ma quỷ vẽ vời mộng lớn

cờ xí rợp trời, tiếng ngọng nghịu đâu đâu

anh hùng bách chiến khòm lưng bỗng nặng

nợ non sông tan tác mấy vuông nhà

con ngựa bên đường ngậm cỏ sao thấy đắng

con chim buồn nuốt hạt đậu bờ ao…

*

mới hôm qua đi một vòng phố chợ

lòng thương đau nhớ những miếu đền

biên cương thuở nọ mờ nhân ảnh

định mua hoa hồng cắm dưới tảng rêu xanh

à ơi khi nào trở lại nhìn sông núi

chiếc áo màu đen bạc núi sông

nửa thế kỷ chưa một lần về đất tổ

lòng có đau xin gửi theo khói buốt nhang trầm

 

*

bạn hiền còn đó cụng ly chót nữa

tay có run cũng cố nhâm nhi

nhìn mặt nhau chẳng chút hoài nghi

lòng son sắt chỉ mình ta biết…

 

thy an

tháng 02-2021- viết lại

  

 

DÙ GÌ RỒI CŨNG PHẢI

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

thứ bóng đêm ma quái trong đó mọi vật không được chia đều

những tiếng la và tiếng khóc

ta sợ lời nói và cử chỉ của con người hung dữ

và sợ tù đày

vốn là hình phạt của thói quen không chính danh

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

để giấu kín những điều bí ẩn

bao nhiêu hoang phí sinh ra từ trăn trở

dưới đủ mọi cách nhìn

thơ là niềm an ủi

cho những tâm địa bình thường như lá hoa

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

những bờ môi và ngón tay trò chuyện

luôn khởi đầu bằng lời nói

vinh danh tình yêu đủ mọi hình dáng

những ngôi sao rơi xuống từ bầu trời

sáng trên tay những người đàn ông và đàn bà

bốn mùa thu đông xuân hạ

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

là nơi thinh lặng nhất

chứa kỷ niệm lâu năm chưa cũ

chia sẻ gió sương và cô đơn

trái tim đồng cảm cất lên tiếng gọi

ấm lòng vô biên

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

bằng con đường qua nhanh khép lại

bao nhiêu năm ròng rã

bao nhiêu sách nằm yên

tiếng ai cười trong không gian nhỏ bé

nhắc bài thơ thiếu chữ rụt rè…

 

thy an

 

 

KHIẾN TA BẤN LOẠN ?

 

khi người di dân trở nên hung bạo

quậy phá bằng chút hơi tàn trên bờ biển cạnh những xác chết

khi những kẻ tài phiệt

tung một núi tiền thao túng nhân gian

ta sẽ quăng thơ vào đá

cúi đầu trong đêm

như con mèo giật mình

như con chim hoảng sợ 

lẽ nào cơn đại dịch từ phương xa

đã khiến ta bấn loạn tâm can phèo phổi ?

con vi khuẩn nhỏ xíu đánh vào đông người

không chủ thuyết nào cự lại

kể cả độc tài gian dối

giấu bao nhiêu rồi cũng lộ

thành phố giới nghiêm chẳng bóng người qua

mọi người đứng xa ngại bị nhiễm lây

quốc gia thu mình sợ cơn sóng dữ

mặt nạ đeo lên người như  trong phim hoạt họa

có lẽ nào con vi khuẩn

đã làm bấn loạn trong ta?

 

thy an

mùa dịch Covid-19  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100636)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130025)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126820)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126505)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103419)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100090)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94621)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100258)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102922)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91854)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.