- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THẤP THOÁNG MÙA XUÂN

23 Tháng Giêng 202012:31 SA(Xem: 16839)

SUONG 2
Sương sớm mai - photo UL

VỀ NHÉ THÁNG GIÊNG

 

Về cùng tôi nhé tháng giêng

Một bờ cỏ dại triền miên hoa vàng

Tôi về dừng bước lang thang

Ngồi bên thềm cửa . Nắng tràn đầy sân.

 

Ngỡ như gió gọi mùa xuân

Gọi thời thơ ấu bâng khuâng trở về

Nghe chừng tiếng dế thầm thì

Vẳng từ ký ức rậm rì cỏ hoa.

 

Tuổi thơ đã bỏ tôi xa

Như dòng sông đã rời xa cội nguồn

Chỉ còn lại con nước suông

Soi năm tháng hắt hiu buồn rớt rơi.

 

Tôi về ngồi giữa chơi vơi

Bàng hoàng nghe nhịp đất trời chuyển xuân

Chắt chiu quên nhớ một lần

Nghiêng tay thả xuống lưng chừng tháng giêng.

 

Biển Cát

 

 

GĨU ÁO XUÂN PHAI

 

Người về giũ áo xuân phai

Chút hương mùa cũ còn lay lắt chiều

Nắng vương nửa bãi thềm rêu

Còn tôi đứng đợi đìu hiu từng ngày

Người về chiếc bóng ngã dài

Bâng khuâng ánh mắt trĩu đầy nỗi đau

Ngập ngừng chẳng gọi tên nhau

Bàn tay từng ngón xanh xao buốt lòng.

 

Biển Cát 

 

 

THẤP THOÁNG MÙA XUÂN

 

1.

 

Nghiêng ngày

Nắng đổ đầy vai

Chồi vươn lộc biếc

Gió vờn lắt lay

Vườn xưa

Ngan ngát hoàng mai

Nhìn quanh chỉ thấy

Vàng dài hiên mây

 

Hình như

Lâu lắm

Nơi đây...

Có người đã hẹn

Rồi quên quay về.

 

 

 

2.

 

Chỉ là

Chút nắng lưng trời

Nghĩ làm chi

Nhớ làm chi

Cho buồn

Dòng sông

Con nước chảy suông

Về thôi kẻo muộn

Gió luồn

Buốt vai.

 

Mùa xuân

Ai chẳng chờ ai

Tội con mắt nhớ

Cứ hoài

Long lanh.

 

 

 

3.

 

Năm xưa

Mẹ đợi con về

Trầm hương quạnh quẽ

Giao thừa không con

Ra vào

Bóng mẹ héo hon

Con còn mê mải

Đầu non

Cuối ghềnh.

 

Ngày dài

Tháng rộng

Mông mênh

Mẹ như sương khói

Lênh đênh

Bên trời.

 

Bão giông

Góp lại bời bời

Bên thềm lặng lẽ

Con ngồi

Rưng rưng.

 

Tiếng gọi

Mẹ !

Rớt lưng chừng

Con chim tu hú

Ngập ngừng

Bay lên.

 

 

Biển Cát

 

 

 

THÁNG GIÊNG CỔ TÍCH

 

Tháng giêng đọng trên môi em giọt nắng

Để vườn mai thơm ngát mãi chiều xưa

Con chim nhỏ nghiêng đầu cong giọng hót

Ríu rít chiều theo màu nắng đong đưa.

 

Tháng giêng trải một màu nhung mươn mướt

Đón bước chân em qua thảm cỏ xanh

Mây vương vấn vờn quanh tà áo mỏng

Bờ vai gầy như cánh vạc mong manh.

 

Tháng giêng thổi thì thầm vào ngọn gió

Rì rào hàng cây cho lá hát lao xao

Em tóc xõa giữa mênh mang là gió

Quyện ngang trời những sợi tóc chênh chao.

 

Và tháng giêng đưa người xa biền biệt

Giữa vườn mai giọt nắng rớt cơn đau

Chim dấu mỏ ngậm lời sầu buôn buốt

Chiều quạnh hiu theo màu nắng phai mau.

 

Còn lại tôi với tháng ngày lặng lẽ

Về lại đây nghe gió khóc mùa xưa

Nhìn mây trời ngỡ tóc em ngày cũ

Nỗi nhớ vươn dài từng nhịp nhặt thưa.

 

Từ em đi tháng giêng là dĩ vãng

Những sắc màu nhoà nhạt giữa nhớ quên

Mùi cỏ dại và hoa vàng bảng lãng

Thoảng xa gần trong ký ức mù sương.

 

Cảm ơn em và tháng giêng cổ tích

Đã một lần ghé lại bến đời tôi

Cho tôi biết tình yêu là có thật

Dẫu nỗi đau sắc ngọt đến vô cùng.

 

 

BIỂN CÁT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99076)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96442)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72268)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85576)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91964)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87817)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90852)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78075)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99950)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 84999)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.