- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀI HÁT CŨ TRONG LÒNG THÀNH PHỐ

13 Tháng Năm 20195:11 CH(Xem: 19644)


tinh-vat-1
Tĩnh vật - tranh Hà Huỳnh Mỹ


BIỂN MỞ

 

Sóng vẫn luôn đến trễ

em đợi

dễ chừng tan

 

gió câu vọng cổ vút lên ngàn

nắng bài chòi ấm sâu lòng đất

rung lắc cả thời ta chẳng trẻ

 

anh một đời cụ thể nghĩa mây bay

em suốt tím

gió mặn đầy loa hoa muống biển.

 

Phan Thanh Bình

 

BÀI HÁT CŨ TRONG LÒNG THÀNH PHỐ

 

Chợt nghe giai điệu này năm cũ

từ căn phòng hoa phượng của dãy nhà mùa hè

bản đồng ca băng đồng lội suối

 

Tôi. Chú lính chào mào quàng khăn đỏ

đi giữa hàng quân năm dòng kẻ

toàn những nốt thăng

nốt cao nhất hình như chưa bước tới

 

những ngôi nhà cao tầng quanh tôi

đang thẩm âm thẳng đứng

như con chim lạc tổ đàn mình

tôi nghe được

ân tình xưa.

 

Phan Thanh Bình

 

 

GIÓ TRÊN SÔNG SREPOK

 

Như chiếc bình bịt kín âm thanh

con quay xoay tít

gió lại đến tìm anh chối tội

 

người đàn bà mang nước về trời

nhịp một

nhịp một

lỏng như ngày em đang chờ đợi.

 

Những vạt rừng ố vàng trên lưng Srepok

đòi anh câu thơ

trong mắt thân cây từng cơn bão trú

 

buổi chiều cách anh vài ki lô mét

nhẩm đôi lời vô nghĩa

gió mang đi thụ phấn tự bao giờ.

 

Phan Thanh Bình

 

 

MỞ NGOẶC VÀ GHI CHÚ

 

Buổi sáng tìm em

anh mở ngoặc tìm mình

con cá chết ngoài khơi đang phơi bầy trên cát

biết ghi chú điều gì để không mắc tội với tiền nhân?

 

Ta vẫn thỏa lòng mình giữa trời xanh

tung tòa sen lên loài chim cánh sắt

ta vẫn thỏa hiệp mình với biển

đêm mặt trăng nhả những thúng thuyền câu

 

Mở ngoặc

chúng sẽ đúng

chỉ vì ta im lặng.

 

Buổi sáng này em đang ở đâu

trời vẫn xanh mà nước biển đục ngầu

có kẻ muốn khoan sâu vào ký ức

bóc não ta ra như lột lớp địa tầng

 

mở ngoặc

mùa hè cháy xém

lạm lên từng cổ thụ.

 

Buổi sáng

những vòng tròn hiện ra trong mắt anh

lấp lánh, long lanh

rơi nhẹ

lúc mặt trời quét dọn khu vườn chúng ta đang tá túc

bất chợt

anh hiểu ra điều không nói được

 

mở ngoặc

lối rẽ ở cuối con đường

có những dấu chân to.

 

Phan Thanh Bình

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 30507)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32884)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 30999)
Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng . Tôi từ cánh đồng - lội tìm Suối khe - ngược lên đồi núi .. Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá Tôi bắt gặp con Sâu .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35800)
LTS. “Nghệ Sĩ Lưu Vong”, đó là nhan đề cuốn sách của Jane Katz, phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ...Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980...Và sau đây là bản lược dịch của Tâm Bình từ nguyên bản tiếng Anh, trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983.
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33813)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36024)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33964)
Chiến tranh kết thúc trên quê hương cô. Gió hòa bình thổi suốt từ bắc chí nam. Nhà nhà say mê chiến thắng. Người người ngột ngạt với cơn sốc hòa bình. Không còn ai nhớ đến lỗ hổng nơi trái tim cô.
24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35342)
Nàng gặp một tỳ kheo. T ỳ kheo hỏi: Con đã quy y sao lại mê cờ bạc? Gia Ái đáp: Dạ, trong năm đều răn của nhà Phật (2) không có điều nào cấm cờ bạc. Tỳ kheo khẳng định: cờ bạc là gian dối… Gia Ái đáp: Dạ, càng không. Ở xứ Mỹ, đánh bạc trong các sòng bài đều minh bạch. Đánh bạc là một nghệ thuật kế hợp giữa trí tuệ và may mắn. Tỳ kheo lắc đầu, bỏ đi. Cờ bạc dễ kéo theo sân si. Tiếng xào xạc lá cây bồ đề khô xa dần xa dần rồi mất hút.
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 30710)
T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những giòng thơ không hồi kết cuộc
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34490)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.