Các bài viết (29)
Về tác giả
Danh sách tác giả
NGUYỄN PHẠM HÙNG
Mới nhất
A-Z
Z-A
Nguyễn Du, Từ Giải Ảo Trung Hoa Đến Giải Thiêng Chế Độ Phong Kiến ( Nghiên Cứu Trường Hợp “ Bắc Hành Tạp Lục”)
15 Tháng Bảy 2017
4:55 CH
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Du cho chúng ta biết về một đất nước Trung Hoa rộng lớn nhưng không bằng phẳng, tươi đẹp mà gập ghềnh, trắc trở; về một truyền thống kiêu hùng nhưng cũng lắm bi thương; về một dân tộc đông đúc nhưng cam chịu, nghèo khổ và đau đớn, và đặc biệt, về một chế độ phong kiến mạt kỳ đầy phi lý và mất hết sức sống khi nó không còn khả năng giúp cho con người được thực hiện những quyền sống, quyền làm người căn bản mà đáng ra họ phải có. “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du trên đất nước Trung Hoa sẽ càng khẳng định chắc chắn hơn cho “những điều trông thấy” của ông trên đất nước Việt Nam ...
Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm của người trí thức trước cảnh đất nước loạn ly
08 Tháng Hai 2013
12:00 SA
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
GẶP HAI NHÀ THƠ HUẾ
22 Tháng Chín 2012
12:00 SA
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
26 Tháng Giêng 2012
12:00 SA
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
Tinh thần dấn thân cùng dân tộc của Phật tử Việt Nam thời kỳ đầu quốc gia tự chủ
21 Tháng Tám 2011
12:00 SA
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
THÁI ĐỘ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỐI VỚI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN QUA CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA ÔNG
12 Tháng Hai 2011
12:00 SA
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
Bản lĩnh dân tộc qua các tác phẩm “ Nam Quốc Sơn Hà” và “Phạt Tống Lộ Bố Văn” của Lý Thường Kiệt
19 Tháng Giêng 2011
12:00 SA
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...
Khí tiết Hoàng Diệu và những bài sử ca về Hà thành thất thủ
19 Tháng Giêng 2011
12:00 SA
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
Một Nghìn Năm Thăng Long - Hà Nội, Nhìn Lại Giá Trị Tác Phẩm " Thiên Đô Chiếu" Của Thái Tổ Lý Công Uẩn
09 Tháng Mười Một 2010
12:00 SA
Giá Trị Lịch Sử Và Ý Nghĩa Hiện Đại Trong Tác Phẩm " Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn" Của Trần Quốc Tuấn
17 Tháng Giêng 2010
12:00 SA
Quay lại