Các bài viết (44)
Về tác giả
Danh sách tác giả
VŨ NGỰ CHIÊU
Mới nhất
A-Z
Z-A
CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963
01 Tháng Mười Một 2021
10:17 CH
CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963 / Vũ Ngự Chiêu / Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt
PHÍA BÊN KIA CUỘC CÁCH MẠNG 1945: ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (3-8/1945)- PHỤ BẢN
30 Tháng Tám 2020
12:31 SA
1/6/1802 [2/5 Nhâm Tuất]: Nguyễn Chủng lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. (ĐNTLTB, I, 11-12, 1962:230-264, & ĐNTLCB, I, I, 2:1778-1802, 1963:27, & XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24) Ban chiếu: Kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ tiên thái vương ta dựng nền ở miền Nam, thần truyền, thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Năm Canh Tí [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ còn chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ [nhà Lê] (ĐNTLCB, I, XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24)
PHÍA BÊN KIA CUỘC CÁCH MẠNG 1945: ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (3-8/1945)
30 Tháng Tám 2020
12:15 SA
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
SỰ KHAI SINH CỦA ĐẠI VIỆT PHONG TRÀO TỰ TRỊ (THẾ KỶ IX-X)
28 Tháng Hai 2019
2:35 CH
Việt Nam cổ thời chỉ được ghi phụ chép trong cổ sử Trung Hoa như các xứ man di phương Nam rồi Tây Nam từng đến xin cống lễ, hay liên quan đến chiến công xâm lược, thực và giá lẫn lộn, của các triều đại—dưới các chiêu bài giáo hóa, phép thờ nước lớn, và/hay chinh phạt. Lịch sử thành văn của Việt Nam thỉ chỉ xuất hiện từ đời Trần (10[20]/1/1226-23/3/1400)—tức Đại Việt Sử Ký (1272) của Bảng Nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322)—nhưng đã tuyệt bản, chỉ còn những mảnh vụn sao chép và sửa đổi theo ý thích của các dòng họ cai trị mà Phó bảng Phan Chu Trinh từng chỉ trích là “hủ Nho” [ultra conservative confucianist].
"NƯỚC PHÁP THIẾU MAY MẮN!"
01 Tháng Tư 2018
4:43 CH
Buổi tối ngày 2/1/1946, tại một biệt thự ở Neuilly, ngoại ô Paris, Tướng Charles de Gaulle đã cảm khái nói với con rể tương lai như sau: "Nước Pháp thật thiếu may mắn!" [Vraiement, la France n'a pas de chance!]" (1) 1. L'Institut Charles de Gaulle, Le général de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982) pp 180, 182, 200. [Sẽ dẫn: De Gaulle et l’Indochine, 1982]. Lời than thở trên đã được thốt ra vì một món quà năm mới mà Thủ tướng Lâm Thời Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp chẳng hề trông đợi: Tám ngày trước, 26/12/1945, một tai nạn phi cơ giữa lòng rừng già Phi Châu đã phá hỏng kế hoạch bí mật mà De Gaulle và giới thân cận trù liệu từ nhiều tháng—Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá) Vĩnh San, lá bài chính của kế hoạch trên, có mặt trong số hành khách xấu số của chiếc phi cơ lâm nạn. (2)
MỘT CỔ ĐÔI TRÒNG: THỜI NHẬT CHIẾM ĐÓNG, 1941-1945
09 Tháng Mười Hai 2017
11:43 CH
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9/3/1945, khi Nhật đột ngột chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương trong vòng 48 giờ, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Trong giai đoạn này, hai chính phủ Việt Nam “độc lập” ra đời, chấm dứt tám thập niên Pháp đô hộ, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa tất cả các cấu trúc xã hội
HOÀ HẢO
28 Tháng Tám 2017
12:46 SA
Dưới thời Nhật chiếm đóng (1940-1945), tại các tỉnh miền Tây, một giáo phái đang thành hình và lực lượng ngày một mạnh. Từ sau năm 1947, giáo phái này thường được biết như Phật Giáo Hòa Hảo, hay ngắn gọn hơn, Hòa Hảo. Hòa Hảo thực ra chỉ là tên ngôi làng mà người khai đạo, Huỳnh Phú Sổ (1919-1947) đã mở mắt chào đời. Đại cương, Hòa Hảo dựa trên một số nguyên tắc và phương pháp tu luyện đại chúng của Phật giáo tại gia.
NGUYỄN PHƯỚC ĐIỆN HỒI HƯƠNG (1932-1933)
11 Tháng Bảy 2017
11:56 CH
Vua thứ 13 và cuối cùng của nhà Nguyễn—Nguyễn Phước Điện (8/1/1926-25/8/1945)—được biết nhiều hơn với niên hiệu Bảo Đại. Chữ "Bảo" [ThCh 25] bên trái có chữ "Nhân," bên phải phía trên có chữ "khẩu," dưới có chữ "mộc," nghĩa là "giữ gìn, bảo vệ;" "Đại" [ThCh 121] là to lớn—"Bảo Đại," như thế, hàm ý "bảo vệ sự vĩ đại, to lớn [của cơ nghiệp nhà Nguyễn]." Mặc dù Nguyễn Phước Điện chỉ duy trì được vương quốc thêm gần 20 năm, và thực thể chính trị Quốc Gia Việt Nam [QGVN] hơn sáu năm nữa, các đối thủ từng sử dụng những thuật ngữ bất nhã—như "mannequin doré" [hình nhân giát vàng](1), hay bù nhìn [puppet, quisling, scarecrow, straw dummy](2)—nhưng vua là một trong những vua lý tưởng, nếu không phải duy nhất, chế độ Bảo hộ Pháp có thể đào tạo suốt hơn 60 năm chiếm đóng Đại Nam (1884-1945).
“QUÂN CHỦ LẬP HIẾN”: ĐOẠN KẾT MỘT THỜI ĐẠI, 1925-1927
26 Tháng Hai 2017
11:42 CH
Ngày 23/4/1925, Toàn Quyền Merlin về nước. Maurice Monguillot, Thống sứ Bắc Kỳ (từ 27/2/1921 tới 5/7/1924), lại được XLTV Toàn Quyền [tới 18 /11/1925], dù tháng 7/1925, Tổng trưởng Thuộc Địa Léon Perrier đã cử Dân biểu Alexandre Varenne (1870-1947)—một lãnh tụ Xã Hội của Đệ Nhị Quốc Tế nổi danh—sang Đông Dương để thực hiện những đổi thay cần thiết giữa thời không mệnh danh là “tăng trưởng kinh tế.”
"THIÊN HẠ ĐẠI THÁI BÌNH": NGUYỄN PHƯỚC TUẤN (18/5/1916-6/11/1925)
30 Tháng Giêng 2017
2:02 SA
Nguyễn Phước Tuấn, vua thứ tư tắm gội thiên mệnh Đại Pháp—cũng vua thứ mười hai nhà Nguyễn—là nhân vật “bị bỏ quên” trong thời Nguyễn mạt. Hầu hết các tác giả chỉ vắn tắt nêu lên bốn đặc điểm của Nguyễn Phước Tuấn: hợp tác chân thành với Pháp, (1) thích dùng chữ Hán trong các Dụ hay diễn văn,(2) bị Phó Bảng Phan Chu Trinh công kích qua Thất điều thư ngày 15/7/1922,(3) và nghi án về phụ hệ với Thái tử Vĩnh Thụy, tức vua Nguyễn Phước Điện (8/1/1926-25/8/1945), thường chỉ được biết đến qua niên hiệu Bảo Đại.
Quay lại