- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÓN TỪNG BUỒNG TRĂNG

03 Tháng Giêng 201910:42 CH(Xem: 20859)


ảnh UL
Miền cao - ảnh UL

LỜI THỀ

 

Không chạm mùi cỏ
nó mượt không ăn được
nó in người con gái
sức mạnh hữu hình sinh sôi

 

không nghĩ tuổi tên
tiếng con chim gì hót trên đỉnh đầu
biến lại ngân

 

không lưu gương
hiện ra rừng người ngụp ngụa

ăn mừng chiến thắng 
mất đầu

 

không viếng
cho người sống hơn là người đã mất
tổng dợt một lộ trình
bên dưới

 

không nghe tiếng nàng
đám đàn ông bực mình
đi chết sướng hơn

 

tiết chế tay mình
không sờ vào
dù nó là cỏ…

 

 

BÃO DỮ

 

Miên vọng bằm dập vụn nát nằm đâu
bi kịch cấy lại không kịp
hoang tan sương

 

vùng gần tham tâm đi qua vận tốc không đo được
bàn cãi mãi ngang mặt bàn 


đàn bà biến đàn ông làm quản gia
đàn ông thành đàn bà biết dịu dàng nghe lời sai khiến
trần gian đến ngày tiễn nhau

 

phật ẩn náu phương bắc
quỷ trốn chạy vào nam


bay khỏi mươi mét đốn từng buồng trăng
sờ được nỗi sợ hãi
rơi xuống dội lên

 

ghế bắt thêm ghế bện chặt
hậu duệ căn nhà cháy
mệnh lệnh lửa đưa xuống

 

mỗi tay búa hạ mình
nhựa tuôn cấp cấp cấp
không tiêu diệc nổi
chất liệu polime

 

nắng bản thể êm ã tan chảy đầu năm.

 

 

RỄ TRANH

 

Trôi lồng lộn lùm bụi ngời xanh
cắt từng đám một
sa đọa xót xa vong tính
loa phát ngôn mục khô

cuốc đám mây thứ nhất tôi nhặt về giọng hát
chui thật sâu vào ngàn năm
chém gió hung hăng ăn đồng loại càng ngày càng hun hãn
không thể chưng cất thành cái gì cả
vứt bỏ để tồn tại mình mất tính nhân như chúng

cuốc đám mây thứ hai cũng nhặt về như thế
cuốc…
cuốc…
cuốc…

như thế 
như thế
tôi chết
rễ tranh vẫn sống.

 

VÌ SAO TA KHÔNG THÍCH LÀM ĐẤT HƠN LÀ CẤY
Tặng xưa đồng cánh tâm hồn

 

Có lẽ vì ta giơ cuốc không qua khỏi đầu gối
hay đất đai chết hết
xương khớp ta đã hỏng
không cần gì ngoài ngồi yên lặng

 

có lẽ vì ta không cần mùa thu sau
để chúng họ cành hông
chết vì trúng thực
không vì một lần no

có lẽ vì mây máu bay lượn lờ
ta sợ màu đỏ ấy
gai óc

quả chuông đất vang rền
âm thanh quái dị

 

có lẽ vì ta sa đọa vong trận mùa tâm hồn
bị lưỡi cuốc sai khiển
bổ vào đầu mình
nát vụn

 

nên ta thích màu xanh tương ứng 
mang nhan sắc lịm tắc
chôn xuống trần gian.

 

NGUYỄN ĐĂNG KHƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 30509)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32887)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 31009)
Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng . Tôi từ cánh đồng - lội tìm Suối khe - ngược lên đồi núi .. Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá Tôi bắt gặp con Sâu .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35800)
LTS. “Nghệ Sĩ Lưu Vong”, đó là nhan đề cuốn sách của Jane Katz, phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ...Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980...Và sau đây là bản lược dịch của Tâm Bình từ nguyên bản tiếng Anh, trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983.
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33813)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36026)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33969)
Chiến tranh kết thúc trên quê hương cô. Gió hòa bình thổi suốt từ bắc chí nam. Nhà nhà say mê chiến thắng. Người người ngột ngạt với cơn sốc hòa bình. Không còn ai nhớ đến lỗ hổng nơi trái tim cô.
24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35344)
Nàng gặp một tỳ kheo. T ỳ kheo hỏi: Con đã quy y sao lại mê cờ bạc? Gia Ái đáp: Dạ, trong năm đều răn của nhà Phật (2) không có điều nào cấm cờ bạc. Tỳ kheo khẳng định: cờ bạc là gian dối… Gia Ái đáp: Dạ, càng không. Ở xứ Mỹ, đánh bạc trong các sòng bài đều minh bạch. Đánh bạc là một nghệ thuật kế hợp giữa trí tuệ và may mắn. Tỳ kheo lắc đầu, bỏ đi. Cờ bạc dễ kéo theo sân si. Tiếng xào xạc lá cây bồ đề khô xa dần xa dần rồi mất hút.
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 30736)
T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những giòng thơ không hồi kết cuộc
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34493)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.