- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc thơ Từ Hoài Tấn

20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31180)


tho_tu_hoai_tan-content

Sự liên hệ giữa nhà thơ, bài thơ và người đọc không phải như một thực tại tĩnh lặng mà đó là sự hoạt động triển khai. Một hiện tượng mang tính thần thánh, một hiện tượng giữa Anh và Em, một quá trình tương giao …( Edward Hirsh)

 

Tôi là người ít giao du - nhất là đối với giới văn nghệ sĩ - do đó với Từ Hoài Tấn tôi chỉ biết anh từ khi lui tới quán cafe vỉa hè “Bông Giấy”, hình như chỉ trong năm sáu năm trở lại đây. Biết Tấn là người làm thơ, nhưng tánh tôi vốn lười nên ít khi đọc thơ Anh, mãi đến 3-11-2012, được anh tặng cho tập thơ “ Đi, đứng và chạy… với thời gian ” vừa mới ra lò. Có lẽ do tên tập thơ đã đánh mạnh vào thị giác, tôi phải cầu cứu đến các nhà thơ lớn: Baudelaire từng viết về hội họa hiện đại : “ Nó đi, nó chạy, nó tìm kiếm. Nó tìm cái gì vậy? Nó tìm thi ca. Bài thơ là công việc của bước đi có tính toán, chiếc dép co giãn tàn tạ và chiếc giầy đau thương rách nát. Nó đi bằng cái đầu, hay đi trên dây…” J. Maulpoix.

 

Holderlin lại viết: “ Làm thơ là hoạt động thuần chân nhất trong tất cả các hoạt động. Vì thơ là trò chơi tự do của sức tưởng tượng, chân chính đạt đến sự siêu thoát vô lợi hại.”

 

Cao Hành Kiện, người nghệ sĩ lưu vong này từng được giải Nobel văn chương thì viết : “Tả tác là một thứ chạy trốn, từ thực tại thiếu thốn chạy trốn vào cõi tưởng tượng để tìm lấy sự đầy đủ.”

 

Tôi mới bắt đầu đọc thơ THT, và vừa đọc qua là mê ngay, tuy rằng thơ Tấn không phải là thơ dễ đọc, mà như J. Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.

 

Tôi nhập vào thơ Tấn qúa dễ, phải chăng chỉ vì đồng cảnh ngộ, cùng là những con người mang nỗi đau lìa bỏ quê hương. Nên khi đọc đến bài “ Mùa mưa 2009” nước mắt tôi cũng tuôn ra dầm dề như:

 

Những giọt mưa rơi mãi vào quá khứ

Nơi ấy tuổi trẻ của tôi

Nơi ấy tình yêu của tôi

Mềm diu và đắng cay

Đằm thắm nỗi đau sự sống

Nỗi thương nhớ sắc nhọn

Cứa nát những đêm dài chốn xa xôi.

 

Đúng như lời của Heidegger: “ Thi ý là năng lực cơ bản - nơi con người cư trú. Thơ là hình ảnh nhắm vào ký ức, cũng như tia sáng của nó…” Và càng thấm thía câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

 

Tôi vốn nghèo nàn dốt nát nên phải mượn ý của các vĩ nhân để diễn tả ý tưởng của mình, đó là những lời của Merleau-Ponty, của J. Maulpoix, như sau: “ sự tối tăm của chân tướng sự vật là để bảo trì trạng thái thần thánh của nó, hay tác phẩm là cội nguồn của một hình thức và ý nghĩa tiếp xúc với vô nghĩa”. Hay nói như Maulpoix: Từ của thơ không phải nhắm vào ngữ nghĩa hẹp hòi của từ điển mà tìm đến cái tiềm năng và phản xạ hỗ tương của nó. Làm mới và phân phối ngôn ngữ thành hình ảnh, nó nhắm vào ký ức cũng như tia sáng của nó. Sự "ngần ngại kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa mà bài thơ cũng ở giữa sự tước đoạt và khống chế” J. Maulpoix.

 

Có như thế chúng ta mới hiểu được bài thơ “Thơ rời tháng năm” của Từ Hoài Tấn :

 

Những hàng sao đứng vút cao cùng năm tháng

 

Ở đây tác giả đã lợi dụng tính đồng âm của ngôn từ sao, cây sao

 

Thường xuyên ngồi dưới vệ đường nhìn xe cộ, người qua lại

Nhiều người ở bên nhau không nói năng

 

Ngôn ngữ thơ của Từ Hoài Tấn mới đọc qua có vẻ nhạt nhạt nhưng nghiền ngẫm kỹ mới thấm thía., những cây sao cao vút được nhắc đi nhắc đến ba lần, thân phận con người ngồi dưới vệ đường quá nhỏ nhoi tồi tệ, chỉ lấy mắt nhìn xe cộ, người qua lại, không nói năng không biết làm gì …

 

Thời kinh tế khủng hoảng … thì chính trị cũng khốn đốn, con người vẫn thường xuyên ngôi bên vệ đường lặng lẽ.

Phải là con người của tuổi đời đã ngã về chiều, đã vỡ mộng. Sống trong tầm nhìn của dĩ vãng. Sự chia tay ngọt lim và đau đớn như vết dao cắt trên ngực.

 

 

Đã kiệt sức trên những lối mòn, cuộc sống như giam hãm trong những vòng kẻm gai buộc / Tìm cơn mộng hàng đêm / Chỉ có thể cười trong cõi khác …/ Ngày đi và đêm xuống mối tình em mang rơi theo / Hình như ta không còn nữa / Như chiều xuống và lòng em rơi theo / Hạt bụi muốn bay theo cùng gió (Khúc ban chiều).

 

Hiểu lời thơ không phải như sự biểu hiện mà phải tìm về từ nguyên của tình cảm. Như mối tình em mang … ngày đi đêm xuống …, phải hiểu là tình em là lý tưởng ta mang ở trong lòng cũng rơi theo với thời gian. Và đời ta kể như không còn nữa. Thân như hạt bụi này muốn bay theo gió. Để rồi một chiều có tiếng hát ai đó:

 

Có lời lệ của em xưa / Có ấm hơi tình cũ kỹ / Có buồn thổi mộng thành thơ (Khúc hát chiều)

 

Thơ của THT mang đầy bản chất thi tính “Poétique, nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy.

 

Khi có một thời đại mới hiện ra thì người ta phát hiện cái tối sơ hiển hiện ra tinh thần tân thời đại và nguyên tắc của nó chính là nghệ thuật. Nghệ thuật dùng cái thực tiễn phát hiện của nó là tinh thần mới và cái nguyên tắc mới.

 

Cái đạo lý ấy là phạm vi to lớn của dân tộc và của con người, mà chúng ta không thể nào cản được một cách chân thiết. Mỗi cá nhân của con người chúng ta tự mình đều mang một vận mệnh. Nhưng vận mệnh là một thứ tồn tại siêu việt tính, không giống như cảm tính sự vật bình thường hàng ngày, chúng ta chỉ có thể trực tiếp biết được. Tự mình biết được phải xử trí với vận mệnh ra sao? Đó là khi bị đau khổ chúng ta mới biết đến vận mệnh. Thống khổ phát sinh không thể không đấu tranh. Chúng ta xác thực cần đến một thứ nổ lực, thống khổ là một thứ thể nghiệm tình cảm sâu sắc, nó khiến chúng ta phải chụp bắt lấy tâm linh của mình, bắt buộc phải quyết đoán, phải làm gì? Thật ra không có một thứ lý luận có thể giúp chúng ta giải quyết được sự thống khổ, cùng quyết đoán bước ngoặc quan trọng của đạo lộ nhân sinh. Thực tế chỉ có thể giải quyết qua con đường nghệ thuật. Vận dụng tất cả các phương tiện công cụ: ca hát, nhảy múa, viết, vẽ, điêu khắc, kể lể, than vãn, nói lên cái điều không nói được nghẹn ngào ...

 

“ Trả lại cho tình em không còn cách nào giữ lại em giữa hai bờ sống chết / ... trả lại cho tình em vì không còn cách nào giữ lại em / Khi em đã là người khác / Khi đôi mắt em là ngọn lửa khác/ Khi lời tình yêu đã là tiếng vang vọng và khi ngày đã trở qua đêm …(Chỗ không cùng)

 

Rõ là “niềm cô quạnh không nguôi” 

 

Những con đường ôi những con đường / Không gặp một con đường nào cả /

 

Cũng như nỗi cô đơn: Những con đường ôi những con đường giống nhau / Mỗi ngày đi qua ôi mỗi ngày thường giống nhau., phải hiểu đó là hình ảnh nhất nguyên nhàm chán, khắc nghiệt.

 

Sao chỉ có tình yêu không giống em - nhỏ nhẹ âm thầm …

 

Đến đây tôi cũng như mạch suối khô cạn, đúng hơn viết không ra chữ nữa mà phải mượn chữ của các danh nhân: “Có lắm điều bí mật trong vũ trụ đã bị che dấu bằng cái áo khoác của ánh thái dương” “Maulnier” hay như “Shakespeare” từng nói : Ngôn ngữ có thể biến đổi những qui luật mà ở đó có nhiệm vụ trong vòng chức năng của nó “ Đổi xanh ra đỏ, đổi trắng ra đen” như:

 

Tôi về qua đại lộ / Buổi trưa / Con ngựa sắt khò khè

 

Hay: Tháng giêng treo mình trên ngọn cây / ngoài trời nắng nóng 37 độ C / Bạn bè bốc hơi tứ tán / núi và biển gọi…ngôn ngữ mang tính lơ lữngkhông phải bất lực - mà như Foucault nói: Nó nắm vững những quyền lực mới. Nhưng mơ hồ quá, nói về oi bức hạn hán thì lớp thơ trẻ Sài Gòn cũng thông thạo., tôi cầu cứu đến Nguyễn thị Ánh Huỳnh: Bầu trời hạn hán có tiếng chim đang nứt nẻ cười /…cứu em với con chim thời gian / Bắt em làm tỳ thiếp … anh ơi!

 

Thơ là thông qua ngôn ngữ đạt đến sự tồn tại. Thơ của THT trong tập đi đứng này…có đến 77 bài, tôi đã đọc hết và nghiền ngẫm khá lâu cả năm trời. Tôi cũng không đủ thẩm quyền để nói rằng đó là tập thơ toàn bích, nhưng sau khi phân tích và tìm hiểu phải mạnh dạn nói tập thơ đã đạt được phẩm chất tồn tại, nôm na là đọc được “ Song trùng ngữ cảnh” hay ngữ cảnh nước đôi. Nói theo người xưa thì thơ đã đượm màu thần bí, nó có cái “ vị ngoại vị” hay “huyền ngoại huyền” “ tức là ăn hay uống đã qua khỏi cổ còn nghe có hương vị đậm đà hay tiếng đàn đã dứt mà con có âm vang êm dịu…” sự sáng tác của Từ Hoài Tấn đã theo đúng nghĩa của nó, là có liên quan đến ý thức thời đại, và ý thức thẩm mỹ của dân tộc, xã hội. Hay nói như Maulpoix, nhà thơ không bao giờ xa lánh hoàn cảnh của con người. Nó vừa tự tìm thấy nằm trong lòng của thế giới và có thể duy trì thành vòng tròn bao quanh từ ngữ. Trong cảnh ngộ đó, nó nhấn mạnh và đào sâu sự nghịch lý bằng cách dùng ngôn ngữ không phải đột xuất mà là để ghi khắc đến nơi đến chốn. Làm một bài thơ là tự đối diện và tự nhận chìm mình.

 

Tiếc rằng tôi không còn sức lực để viết về thơ Từ Hoài Tấn nhiều hơn, nhưng vẫn mong rằng với những phân tích thô sơ, tôi cũng hèn nhát như tác giả: “không thể mở miệng nói yêu em, …bởi lời nói bay ra khỏi miệng bờ môi - sẽ là lời kết tội …” cũng đủ đưa các bạn vào vườn thơ u ám nhưng đầy thích thú. Nó là sự hiện hữu, là một lộ trình, nó là tác phẩm của sự sáng tạo định vị, hiện hữu thâm nhập trong thời gian ghi khắc vào lịch sử, tùy thuộc vào xã hội và là một phẩm loại có thể biểu hiện theo cấp số nhân làm mới lại những kết nối, cải trang và sáng tạo cái điều nó chưa có và tự hồi tưởng lại cái nó không còn nữa.

 

Khổng Đức

Tháng 3 năm 2014

 

GHI CHÚ:

Những chữ in nghiêng là thơ trích trong tập thơ của Từ Hoài Tấn

Đi, đứng và chạy … với thời gian – Thơ Từ Hoài Tấn – NXB Hội Nhà Văn tháng 11 năm 2012 – Bìa và phụ bản Lê Thánh Thư.

 

Mời đọc toàn bộ tác phẩm tại đường link: http://art2all.net/chantran/chantran_tho/tuhoaitan/didung/ddcvtg.html

 

VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ BÀI VIẾT: KHỔNG ĐỨC

 

 khong_duc

*Nhà nghiên cứu Khổng Đức - Ảnh : MPK

 

Tên thật : Đinh Tấn Dung

Sinh năm 1925 (Ất Sửu)

Tại : An Chỉ , Hành Phước , Nghĩa Hành , Quảng Ngãi.

Hiện cư trú : 351/60 Lê Văn Sỹ , Q3 , Tp.HCM.

Cử nhân giáo khoa Việt Hán và Triết Đông tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

Từng trải qua bốn năm học hội họa.

Nghề nghiệp trước năm 1975: dạy văn và triết.

 

Tác phẩm đã xuất bản:

 

Thăng trầm quyền lực – dịch Alvin Toffler - 1990

Tâm lý văn nghệ dịch Chu Quang Tiềm – 1991

Từ Tống – biên sọan 1992

Hậu tây du ký dịch của Trung Quốc 1994

Hí khúc Trung Quốc sọan với Loan Cương 1998

Ngũ thiên tự soạn chung với Vũ Văn Kính Long Cương các lọai Từ diển Hoa Việt,Việt Hoa.

Chuyên nghiên cứu về thi ca và mỹ học triết học đông tây.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2593)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5525)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6491)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 163)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 500)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 516)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 529)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 403)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 636)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 353)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.