- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc thơ Từ Hoài Tấn

20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 30958)


tho_tu_hoai_tan-content

Sự liên hệ giữa nhà thơ, bài thơ và người đọc không phải như một thực tại tĩnh lặng mà đó là sự hoạt động triển khai. Một hiện tượng mang tính thần thánh, một hiện tượng giữa Anh và Em, một quá trình tương giao …( Edward Hirsh)

 

Tôi là người ít giao du - nhất là đối với giới văn nghệ sĩ - do đó với Từ Hoài Tấn tôi chỉ biết anh từ khi lui tới quán cafe vỉa hè “Bông Giấy”, hình như chỉ trong năm sáu năm trở lại đây. Biết Tấn là người làm thơ, nhưng tánh tôi vốn lười nên ít khi đọc thơ Anh, mãi đến 3-11-2012, được anh tặng cho tập thơ “ Đi, đứng và chạy… với thời gian ” vừa mới ra lò. Có lẽ do tên tập thơ đã đánh mạnh vào thị giác, tôi phải cầu cứu đến các nhà thơ lớn: Baudelaire từng viết về hội họa hiện đại : “ Nó đi, nó chạy, nó tìm kiếm. Nó tìm cái gì vậy? Nó tìm thi ca. Bài thơ là công việc của bước đi có tính toán, chiếc dép co giãn tàn tạ và chiếc giầy đau thương rách nát. Nó đi bằng cái đầu, hay đi trên dây…” J. Maulpoix.

 

Holderlin lại viết: “ Làm thơ là hoạt động thuần chân nhất trong tất cả các hoạt động. Vì thơ là trò chơi tự do của sức tưởng tượng, chân chính đạt đến sự siêu thoát vô lợi hại.”

 

Cao Hành Kiện, người nghệ sĩ lưu vong này từng được giải Nobel văn chương thì viết : “Tả tác là một thứ chạy trốn, từ thực tại thiếu thốn chạy trốn vào cõi tưởng tượng để tìm lấy sự đầy đủ.”

 

Tôi mới bắt đầu đọc thơ THT, và vừa đọc qua là mê ngay, tuy rằng thơ Tấn không phải là thơ dễ đọc, mà như J. Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.

 

Tôi nhập vào thơ Tấn qúa dễ, phải chăng chỉ vì đồng cảnh ngộ, cùng là những con người mang nỗi đau lìa bỏ quê hương. Nên khi đọc đến bài “ Mùa mưa 2009” nước mắt tôi cũng tuôn ra dầm dề như:

 

Những giọt mưa rơi mãi vào quá khứ

Nơi ấy tuổi trẻ của tôi

Nơi ấy tình yêu của tôi

Mềm diu và đắng cay

Đằm thắm nỗi đau sự sống

Nỗi thương nhớ sắc nhọn

Cứa nát những đêm dài chốn xa xôi.

 

Đúng như lời của Heidegger: “ Thi ý là năng lực cơ bản - nơi con người cư trú. Thơ là hình ảnh nhắm vào ký ức, cũng như tia sáng của nó…” Và càng thấm thía câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

 

Tôi vốn nghèo nàn dốt nát nên phải mượn ý của các vĩ nhân để diễn tả ý tưởng của mình, đó là những lời của Merleau-Ponty, của J. Maulpoix, như sau: “ sự tối tăm của chân tướng sự vật là để bảo trì trạng thái thần thánh của nó, hay tác phẩm là cội nguồn của một hình thức và ý nghĩa tiếp xúc với vô nghĩa”. Hay nói như Maulpoix: Từ của thơ không phải nhắm vào ngữ nghĩa hẹp hòi của từ điển mà tìm đến cái tiềm năng và phản xạ hỗ tương của nó. Làm mới và phân phối ngôn ngữ thành hình ảnh, nó nhắm vào ký ức cũng như tia sáng của nó. Sự "ngần ngại kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa mà bài thơ cũng ở giữa sự tước đoạt và khống chế” J. Maulpoix.

 

Có như thế chúng ta mới hiểu được bài thơ “Thơ rời tháng năm” của Từ Hoài Tấn :

 

Những hàng sao đứng vút cao cùng năm tháng

 

Ở đây tác giả đã lợi dụng tính đồng âm của ngôn từ sao, cây sao

 

Thường xuyên ngồi dưới vệ đường nhìn xe cộ, người qua lại

Nhiều người ở bên nhau không nói năng

 

Ngôn ngữ thơ của Từ Hoài Tấn mới đọc qua có vẻ nhạt nhạt nhưng nghiền ngẫm kỹ mới thấm thía., những cây sao cao vút được nhắc đi nhắc đến ba lần, thân phận con người ngồi dưới vệ đường quá nhỏ nhoi tồi tệ, chỉ lấy mắt nhìn xe cộ, người qua lại, không nói năng không biết làm gì …

 

Thời kinh tế khủng hoảng … thì chính trị cũng khốn đốn, con người vẫn thường xuyên ngôi bên vệ đường lặng lẽ.

Phải là con người của tuổi đời đã ngã về chiều, đã vỡ mộng. Sống trong tầm nhìn của dĩ vãng. Sự chia tay ngọt lim và đau đớn như vết dao cắt trên ngực.

 

 

Đã kiệt sức trên những lối mòn, cuộc sống như giam hãm trong những vòng kẻm gai buộc / Tìm cơn mộng hàng đêm / Chỉ có thể cười trong cõi khác …/ Ngày đi và đêm xuống mối tình em mang rơi theo / Hình như ta không còn nữa / Như chiều xuống và lòng em rơi theo / Hạt bụi muốn bay theo cùng gió (Khúc ban chiều).

 

Hiểu lời thơ không phải như sự biểu hiện mà phải tìm về từ nguyên của tình cảm. Như mối tình em mang … ngày đi đêm xuống …, phải hiểu là tình em là lý tưởng ta mang ở trong lòng cũng rơi theo với thời gian. Và đời ta kể như không còn nữa. Thân như hạt bụi này muốn bay theo gió. Để rồi một chiều có tiếng hát ai đó:

 

Có lời lệ của em xưa / Có ấm hơi tình cũ kỹ / Có buồn thổi mộng thành thơ (Khúc hát chiều)

 

Thơ của THT mang đầy bản chất thi tính “Poétique, nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy.

 

Khi có một thời đại mới hiện ra thì người ta phát hiện cái tối sơ hiển hiện ra tinh thần tân thời đại và nguyên tắc của nó chính là nghệ thuật. Nghệ thuật dùng cái thực tiễn phát hiện của nó là tinh thần mới và cái nguyên tắc mới.

 

Cái đạo lý ấy là phạm vi to lớn của dân tộc và của con người, mà chúng ta không thể nào cản được một cách chân thiết. Mỗi cá nhân của con người chúng ta tự mình đều mang một vận mệnh. Nhưng vận mệnh là một thứ tồn tại siêu việt tính, không giống như cảm tính sự vật bình thường hàng ngày, chúng ta chỉ có thể trực tiếp biết được. Tự mình biết được phải xử trí với vận mệnh ra sao? Đó là khi bị đau khổ chúng ta mới biết đến vận mệnh. Thống khổ phát sinh không thể không đấu tranh. Chúng ta xác thực cần đến một thứ nổ lực, thống khổ là một thứ thể nghiệm tình cảm sâu sắc, nó khiến chúng ta phải chụp bắt lấy tâm linh của mình, bắt buộc phải quyết đoán, phải làm gì? Thật ra không có một thứ lý luận có thể giúp chúng ta giải quyết được sự thống khổ, cùng quyết đoán bước ngoặc quan trọng của đạo lộ nhân sinh. Thực tế chỉ có thể giải quyết qua con đường nghệ thuật. Vận dụng tất cả các phương tiện công cụ: ca hát, nhảy múa, viết, vẽ, điêu khắc, kể lể, than vãn, nói lên cái điều không nói được nghẹn ngào ...

 

“ Trả lại cho tình em không còn cách nào giữ lại em giữa hai bờ sống chết / ... trả lại cho tình em vì không còn cách nào giữ lại em / Khi em đã là người khác / Khi đôi mắt em là ngọn lửa khác/ Khi lời tình yêu đã là tiếng vang vọng và khi ngày đã trở qua đêm …(Chỗ không cùng)

 

Rõ là “niềm cô quạnh không nguôi” 

 

Những con đường ôi những con đường / Không gặp một con đường nào cả /

 

Cũng như nỗi cô đơn: Những con đường ôi những con đường giống nhau / Mỗi ngày đi qua ôi mỗi ngày thường giống nhau., phải hiểu đó là hình ảnh nhất nguyên nhàm chán, khắc nghiệt.

 

Sao chỉ có tình yêu không giống em - nhỏ nhẹ âm thầm …

 

Đến đây tôi cũng như mạch suối khô cạn, đúng hơn viết không ra chữ nữa mà phải mượn chữ của các danh nhân: “Có lắm điều bí mật trong vũ trụ đã bị che dấu bằng cái áo khoác của ánh thái dương” “Maulnier” hay như “Shakespeare” từng nói : Ngôn ngữ có thể biến đổi những qui luật mà ở đó có nhiệm vụ trong vòng chức năng của nó “ Đổi xanh ra đỏ, đổi trắng ra đen” như:

 

Tôi về qua đại lộ / Buổi trưa / Con ngựa sắt khò khè

 

Hay: Tháng giêng treo mình trên ngọn cây / ngoài trời nắng nóng 37 độ C / Bạn bè bốc hơi tứ tán / núi và biển gọi…ngôn ngữ mang tính lơ lữngkhông phải bất lực - mà như Foucault nói: Nó nắm vững những quyền lực mới. Nhưng mơ hồ quá, nói về oi bức hạn hán thì lớp thơ trẻ Sài Gòn cũng thông thạo., tôi cầu cứu đến Nguyễn thị Ánh Huỳnh: Bầu trời hạn hán có tiếng chim đang nứt nẻ cười /…cứu em với con chim thời gian / Bắt em làm tỳ thiếp … anh ơi!

 

Thơ là thông qua ngôn ngữ đạt đến sự tồn tại. Thơ của THT trong tập đi đứng này…có đến 77 bài, tôi đã đọc hết và nghiền ngẫm khá lâu cả năm trời. Tôi cũng không đủ thẩm quyền để nói rằng đó là tập thơ toàn bích, nhưng sau khi phân tích và tìm hiểu phải mạnh dạn nói tập thơ đã đạt được phẩm chất tồn tại, nôm na là đọc được “ Song trùng ngữ cảnh” hay ngữ cảnh nước đôi. Nói theo người xưa thì thơ đã đượm màu thần bí, nó có cái “ vị ngoại vị” hay “huyền ngoại huyền” “ tức là ăn hay uống đã qua khỏi cổ còn nghe có hương vị đậm đà hay tiếng đàn đã dứt mà con có âm vang êm dịu…” sự sáng tác của Từ Hoài Tấn đã theo đúng nghĩa của nó, là có liên quan đến ý thức thời đại, và ý thức thẩm mỹ của dân tộc, xã hội. Hay nói như Maulpoix, nhà thơ không bao giờ xa lánh hoàn cảnh của con người. Nó vừa tự tìm thấy nằm trong lòng của thế giới và có thể duy trì thành vòng tròn bao quanh từ ngữ. Trong cảnh ngộ đó, nó nhấn mạnh và đào sâu sự nghịch lý bằng cách dùng ngôn ngữ không phải đột xuất mà là để ghi khắc đến nơi đến chốn. Làm một bài thơ là tự đối diện và tự nhận chìm mình.

 

Tiếc rằng tôi không còn sức lực để viết về thơ Từ Hoài Tấn nhiều hơn, nhưng vẫn mong rằng với những phân tích thô sơ, tôi cũng hèn nhát như tác giả: “không thể mở miệng nói yêu em, …bởi lời nói bay ra khỏi miệng bờ môi - sẽ là lời kết tội …” cũng đủ đưa các bạn vào vườn thơ u ám nhưng đầy thích thú. Nó là sự hiện hữu, là một lộ trình, nó là tác phẩm của sự sáng tạo định vị, hiện hữu thâm nhập trong thời gian ghi khắc vào lịch sử, tùy thuộc vào xã hội và là một phẩm loại có thể biểu hiện theo cấp số nhân làm mới lại những kết nối, cải trang và sáng tạo cái điều nó chưa có và tự hồi tưởng lại cái nó không còn nữa.

 

Khổng Đức

Tháng 3 năm 2014

 

GHI CHÚ:

Những chữ in nghiêng là thơ trích trong tập thơ của Từ Hoài Tấn

Đi, đứng và chạy … với thời gian – Thơ Từ Hoài Tấn – NXB Hội Nhà Văn tháng 11 năm 2012 – Bìa và phụ bản Lê Thánh Thư.

 

Mời đọc toàn bộ tác phẩm tại đường link: http://art2all.net/chantran/chantran_tho/tuhoaitan/didung/ddcvtg.html

 

VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ BÀI VIẾT: KHỔNG ĐỨC

 

 khong_duc

*Nhà nghiên cứu Khổng Đức - Ảnh : MPK

 

Tên thật : Đinh Tấn Dung

Sinh năm 1925 (Ất Sửu)

Tại : An Chỉ , Hành Phước , Nghĩa Hành , Quảng Ngãi.

Hiện cư trú : 351/60 Lê Văn Sỹ , Q3 , Tp.HCM.

Cử nhân giáo khoa Việt Hán và Triết Đông tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

Từng trải qua bốn năm học hội họa.

Nghề nghiệp trước năm 1975: dạy văn và triết.

 

Tác phẩm đã xuất bản:

 

Thăng trầm quyền lực – dịch Alvin Toffler - 1990

Tâm lý văn nghệ dịch Chu Quang Tiềm – 1991

Từ Tống – biên sọan 1992

Hậu tây du ký dịch của Trung Quốc 1994

Hí khúc Trung Quốc sọan với Loan Cương 1998

Ngũ thiên tự soạn chung với Vũ Văn Kính Long Cương các lọai Từ diển Hoa Việt,Việt Hoa.

Chuyên nghiên cứu về thi ca và mỹ học triết học đông tây.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 3270)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4052)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 4785)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 3626)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4094)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
03 Tháng Mười Một 20235:00 CH(Xem: 4934)
Đứng dưới núi tôi nhìn lên núi / Núi trên kia núi rộng bao la / Vất vả lắm tôi leo lên đỉnh núi / Núi dưới kia sao chẳng giống quê nhà
03 Tháng Mười Một 20234:47 CH(Xem: 4360)
Em ăn rau tôi ăn thịt / Mà xương xóc đã phồn vinh / Chúng bảo yêu là giả tạo / Ừ thôi cái nắng xập xình
01 Tháng Mười Một 20231:28 SA(Xem: 5594)
Liêu xiêu lối nhỏ mưa dầm / Vai gầy Mẹ gánh tảo tần vì con / Gánh đời vất vả héo hon / Rảo chân Mẹ khắp lối mòn bể dâu
01 Tháng Mười Một 202312:55 SA(Xem: 4045)
Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
24 Tháng Mười 202311:00 CH(Xem: 4990)
Cạn mấy ly rượu mạnh với anh chủ khách sạn Huy Hoàng để xóa đi cái âm khí nặng nề ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi loạng choạng trở về phòng, đóng sầm cửa lại, nằm vật ra giường, chìm ngay vào giấc ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi giật mình thức giấc. Cửa mở, cô gái có khuôn mặt trắng hồng, dáng thon thả, tha thướt trong bộ đầm dài bằng lụa màu mỡ gà; từ đôi mắt, hàng chân mày cho đến làn môi đều xinh tươi... / -Cô tìm tôi? /-Dạ, biển đẹp như vầy, anh ngủ làm gì cho phí, đi dạo với tôi nhé. / Chúng tôi tiến ra bờ biển. Gió lồng lộng, mát rượi, sóng biển vỗ bờ cát trắng rì rầm. Ngoài xa ánh đèn các con thuyền đánh cá thao thức, nhấp nháy khôn nguôi.