Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (26)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Công Khanh
Mới nhất
A-Z
Z-A
TIẾNG CHUÔNG NHÀ THỜ RUNG ...
25 Tháng Ba 2025
2:10 CH
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
TÌNH TỰ CHO MỘT QUÊ HƯƠNG
03 Tháng Hai 2025
4:56 CH
Nhớ lại 50 năm trước, một điều dĩ nhiên là thế giới không phải như ngày hôm nay, nước Mỹ không phải như ngày hôm nay và người Việt ở Mỹ hay ở khắp các nơi cũng không hẳn là người Việt ngày hôm nay. Trong thời gian ấy, ít nhất hai thế hệ mới đã ra đời./ Nhớ lại 50 năm trước, đêm cuối cùng, một phép lạ đã đưa chúng tôi lọt được vào quân cảng Saigon và trèo lên được chiếc chiến hạm cuối cùng đang nằm ụ, bỏ nước ra đi. Những ngày dài chen chúc nhau trong một con tầu chết máy trôi trên biển mãi mới đến được đảo Guam. Những ngày lang bạt, tất tưởi rời trại này qua trại khác, cuối cùng được đưa vào vào đất liền, và tạm trú tại Camp Pendleton trại Thủy Quân Lục Chiến miền Nam Cali. Trại trải dài hàng cây số, với hàng trăm căn lều vải đón nhận hàng trăm ngàn người tị nạn.
CON ĐƯỜNG NĂM XƯA
05 Tháng Bảy 2024
10:17 CH
Năm tới 2025, người Việt gốc Mỹ sẽ kỷ niệm 50 năm định cư tại Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng sẽ có thêm một kỷ niệm định cư tại Seattle đươc nửa thế kỷ. Thời gian không còn nhiều sao tôi cứ băn khoăn không hiểu mọi người sẽ chuẩn bị tổ chức ra sao?
NGÔI CHÙA NGÀY XUÂN
13 Tháng Hai 2024
11:21 CH
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
Thầy Doãn Quốc Sỹ
06 Tháng Giêng 2023
12:51 SA
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
Hà-Nội Nửa Đêm
02 Tháng Tư 2022
12:34 SA
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI CHỊ
05 Tháng Giêng 2022
8:26 CH
Chúng tôi đều sinh ra trong thời nước Việt Nam còn có vua, nhưng lại là thuộc địa của người Pháp. Tôi nhớ lại thời đó là một thời thanh bình. Rồi chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên suốt hơn ba mươi năm trời. Đệ Nhị Thế Chiến 1939-45, quân Nhật tràn vào Đông Dương lật đổ người Pháp. Trên trời thì máy bay Mỹ dội bom xuống doanh trại của lính Nhật và phá hủy các trục lộ giao thông. Cùng chứng kiến cảnh hai triệu người chết đói ở các làng quê và một số đông đã lần về thành phố Hà Nội mong có miếng ăn, nhiều người nằm chết la liệt hàng ngày trên các đường phố. Nguyên do lính Nhật cấm nông dân trồng lúa và phải trồng các cây phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của họ.
QUA THIÊN SƠN… ĐI TRÊN ĐƯỜNG TƠ LỤA CŨ, MỚI
15 Tháng Mười Hai 2021
8:23 CH
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở đó khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan. Còn một ngả khác là bay qua Moscow.
Điệp Khúc Nhớ Đảo- Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân
24 Tháng Mười Một 2021
12:53 SA
Ngày Mai Trở Lại Đảo. / Biển có còn xanh. / Rừng có còn hoang. / Trời có còn nhiều mây trắng. / Tomorrow I will be returning to the island as a traveller,/ Wondering if the ocean is still blue in colour, / And the forests are still having their wilderness, / And the sky is still covered with many clouds in their whiteness.
Cảm Nghĩ Về Cuốn Thơ “các Bài Thơ Việt-nam Khó Quên Unforgettable Vietnamese Poems”
15 Tháng Tám 2021
10:45 CH
Cuốn thơ song ngữ có tên là “Các Bài Thơ Việt Nam Khó Quên – Unforgettable Vietnamese Poems” của Hương Cau Cao Tân đến với tôi vào những ngày đầu Xuân giữa mùa đại dịch. Sách khá dầy, khoảng 300 trang, trình bầy trang nhã, mỹ thuật, những trang thơ Việt-Anh in song hành dễ dàng đối chiếu. / Sách gồm 100 bài thơ Việt và 100 bài thơ chuyển dịch sang Anh ngữ. Tác giả đã chọn ra 16 nhà thơ nổi tiếng và lựa ra những bài mà tôi chắc rằng nhiều độc giả đã từng ưa thích. Tôi tạm chia các nhà thơ ra từng thời kỳ để dễ cảm nhận những dòng thơ này: Thời kỳ Văn Nôm: Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương. / Thời kỳ Tiền Chiến: Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, T.T. Kh., Vũ Đình Liên, Xuân Diệu. / Thời kỳ Kháng chiến: Hữu Loan, Quang Dũng. /Thời kỳ Đất nước chia đôi: Nguyên Sa, Phùng Quán.
Quay lại