- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÁ TÔI

06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7575)
ME -photo Internet
Mẹ- photo Internet

Thái Thanh

MÁ TÔI

 

Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ.

 

Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động.

Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.

 

Hồi xưa nhà tôi chỉ thờ cúng ông bà không thờ Phât. Ba tôi còn có quan niệm là đạo nào cũng tốt, đứa nào muốn theo đạo Công giáo thì ba cho theo dù là bà Nội tôi tu theo đạo Phật. Vậy nên hồi nhỏ mấy anh em tôi cũng từng học trong các trường có các bà sơ và ông cha nhà thờ giảng dạy.

 

Má tôi rất mê đọc sách. Năm tôi học lớp 6,  một lần đến chơi nhà bạn  thấy nhà nó có kinh sách Phật tôi mượn về nhà cho má đọc.

Má có duyên với Phật nên khi đọc sách Phật Má thích quá, liền lên chùa quy y cửa Phật. Từ đó Má tập ăn chay, đi chùa tụng kinh, Ba tôi hiền khô hà, mà lại thương má nên cũng chìu ý Má.

 

Má có tính nóng như Trương Phi lại dễ sân si  Hồi đó nhà tôi có xe ba lua, cả xóm trước nhà thì bán tạp hóa nên Ba hay mua hàng về bỏ sỉ lại cho họ. Mấy bà chuyên ép giá làm Má tức lắm, lại thêm cái cha Lý hàng xóm sát vách chuyên ganh sực với Ba nên cứ uống rượu giả say rồi đâm thọc. Những lần ấy, Má đang ăn cũng phải buông đũa chạy ra để cãi cọ với họ... Luôn là Ba khuyên bảo Má:

"Thôi thôi bà ơi, bà ăn chay tụng kinh cũng chỉ để cầu chữ An thôi mà,mình nhịn cho xong!". Bản chất Má cũng hiền nên cũng chẳng làm được gì người ta, đành bỏ qua.

 

Thời trẻ Má học giỏi nên anh em tụi tôi thời tiểu học bắt buộc đứa nào cũng thuộc cửu chương làu làu như Má.Tôi nhớ năm tôi học lớp 2, lúc lên nhà Bác Tám chơi. Bác dạy tôi làm toán chia 2, tôi làm được nên khoái quá về khoe với Má.

- Má ơi con làm được toán chia hai con( toán chia 2 mà tôi nói ngược là chia hai con).

Má nghe vậy cười khoái chí, cho liền tôi năm bài trên bảng đứng làm liền. Tất nhiên tôi ngơ ngác không thể làm được thế là Má la hét om sòm mà cái đầu ngu của tôi nó không hết ngu được nên tôi bị ăn đòn. May có Ba đi làm về kịp can ra: "Nó mới học có lớp 2 mà!". Lúc đó Má mời "À" lên một tiếng...

 

Thời chiến tranh loạn lạc Ba Má tôi từ hai bàn tay trắng làm nên sự nghiệp. Tôi vẫn không quên được hình ảnh của Má ngày xưa đó với chiếc áo bà ba nâu đi gánh nước mắm bán. Má tiết kiệm cả một đời cho chồng con chẳng thấy Má mua sắm gì cho Má, tôi cũng bị lây cái tính hà tiện của Má nên mỗi lần dép đứt, tôi không ném ở ngoài đường mà luôn mang về cho má cột lại mà mang, áo lỡ rách thì má mạng lại rồi giặt sạch sẽ cho mặc. Má đan cho từng đứa áo len mặc ấm mùa đông... Rồi chúng tôi được lớn lên  được ở nhà cao cửa rộng vật chất đủ đầy bằng công khó của cả Ba Má.

 

Sau năm 1975, thời kỳ khốn khó, gia đình bị bó buộc khó khăn, còn cả một bầy con dại. Má muối mắm mang ra chợ xổm khu hai ngồi bán để có tiền đi chợ, rồi bán nón ở chợ trời... Tôi đi dạy học ở miền quê xa, mỗi lần về thăm, biết nhà khó nên tôi không lấy thêm gì ở nhà mang theo. Má luôn gói ghém nhét vào túi xách của tôi nào bánh trái, thịt chà bông và tiền. Khi đến nơi mở xách ra tôi mới biết được mà thấy lòng rưng rưng thương má quá.

 

Ba mất. Má càng đi chùa tụng kinh nhiều hơn để cầu nguyện cho Ba, cho các con. Và mỗi lần Má tụng kinh, lỡ mà con cháu chơi giỡn la hét làm ồn là Má dừng chuông mỏ lại chửi: " Tiên tổ tụi bay. Tiên sư cha tụi bay!".

Hồi đó trên sân thượng trước nhà tôi Má có thờ một am nhỏ ( không biết thờ ai). Má hay mua chuối cúng tất cả bàn thờ cả nhà. Thằng em kề của tôi nó hảo chuối, nó ra ngay cái am đó bợ nguyên nhánh vào ăn hết. Má bận buôn bán đến tối, sau khi tắm rửa sạch sẽ má nghiêm chỉnh mặc áo tràng lên thắp hương quỳ lạy. Hôm đó vừa ngẩng đầu lên, má phát hiện nhánh chuối biến mất. Má quên mất đang cầm nhang đứng trước bàn thờ thế là: " tiên tổ sư cha tụi bay, ăn uống gì mà dô độ dô lượng, cái nhánh chuối tao mới mua dìa chưa cúng mà đã bợ ăn!". Anh em tụi tôi biết ai là thủ phạm nhưng im rét hết không dám lên tiếng. Không có ba can nên Má chửi lâu hơn... Sau này căn nhà lớn đầy kỷ niệm của Ba Má gầy dựng buộc lòng Má bán đi để cho tiền chúng tôi  mua nhà riêng, con trai con gái đều bằng nhau. Má ở với mẹ con tôi nhà không còn gần chợ gần chùa nữa. Tối Má đi chùa con bé tôi thường đạp xe xuống đón Ngoại về. Hôm ấy xe bị xẹp lốp, lại không biết làm sao liên lạc được. Má chờ lâu quá,nóng máy đi bộ, về đến nhà là chửi:" Tiên tổ sư cha tụi bay..." mà quên mất là Má vừa thọ bát quan trai ở chùa về. Tụi tôi lên án, cho là má sân si tu rồi còn chửi giờ nghĩ lại thấy thương má quá, giá mà như hồi đó mình tránh bớt những điều làm cho má phiền lòng thì hay biết mấy.

 

Không có Ba, Má đơn độc một mình bảo bọc con theo cách của Má. Tôi có chồng, lại chẳng may gặp điều ngang trái, Má cùng con đi khắp các phiên tòa để kêu oan rồi Má niệm Phật Quan Âm cầu nguyện tựa nương Ngài cứu giúp cho con cái, Má ở nhà trông cháu nấu cơm làm mọi việc trong nhà để giúp cho con gái.

Rồi đến lúc thằng em trai bị tai nạn. Má lại cùng con đi khắp các bệnh viện để chăm sóc con khi nó nằm điều trị.

Chị kề tôi sinh con. Má ở quê nghe tin liền khăn gói vào Sài gòn vào bệnh viện và về nhà chăm sóc cho mẹ con chị cho đến lúc khỏe mạnh. Hồi đó anh chị đi làm, cái thằng cu Bé ăn ngủ với Quại. Nó ngân nga: "Trời mưa bong bóng bập bồng. Mẹ đi lấy chồng Bé ở với ai? -Với quại. -Quại mở ti vi Bé coi phim Cô gái đồ long!!..."

Chị dâu tôi sinh con, cũng Má chăm sóc nuôi đẻ trắng tròn.

Một bầy con 7 đứa, mà chỉ có duy nhất một người mẹ. Chỉ một mẹ nhưng chu toàn lo lắng cho từng đứa một.

Ngày xưa ấy chúng tôi thờ ơ xem những điều ấy như lẽ thường tình chỉ đến khi tóc ngả màu chiều nhìn lại, thấy Má mình ngày xưa ấy sao mà thương quá.

 

Thời gian trôi đi, trôi xa dần, xa dần tuổi xuân thì của Má. Những ngày tháng không còn Ba,  Má đơn độc đi về phía cuối đường đời. Cái tiếng chửi " tiên tổ sư cha!" đã lâu rồi không còn nghe nữa. Má không còn nóng nảy chửi bới nữa, Má hiền hòa nhẫn nhịn bên đàn con cháu. Mà gầy hẵn đi vì phải sống cùng bệnh tật. Tiền bạc Má cho các con hết, giờ thì các anh chị em gởi tiền về cho Má thuốc thang. Tôi chỉ góp chút phần chăm sóc, tắm gội, cơm nước cho Má cho đến ngày Má nhập viện rồi ra đi.

 

Má mất lâu rồi và Tôi bây giờ cũng đang đi về phía hoàng hôn cuộc đời. Hình ảnh của Má là tôi bây giờ. Nhưng tôi biết soi vào tấm gương soi của Má để chọn lựa cho mình cái tốt để đi nên tôi sống nhẹ nhàng hơn.

Cái gì đã qua đi dẫu có nuối tiếc, hối lỗi cũng không thể... Hôm nay vô tình nghe bài hát này, tôi viết một mạch những dòng này tự trái tim tôi.

 

"Cho con

Gánh mẹ một lần

Cả đời mẹ đã

Tảo tần gánh con

Cho con gánh mẹ đầu non

Cả lòng mẹ đã

gánh con biển trời

..........

.Mẹ ơi sóng biển dạt dào

Con sao gánh hết

Công lao một đời

Bông hồng cài áo đúng nơi

Đâu bằng bông hiếu

Giữa trời bao la

Cho con gánh lại mẹ già

Để sau người gánh

Chính là con con..." (*)

 

Thái Thanh

(* )trích bài hát “Gánh Mẹ

 thơ: Trương Minh Nhật,  nhạc: Quách Been

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10849)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10450)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10647)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11004)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11081)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 10811)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4323)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 10974)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11513)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
01 Tháng Tư 20214:31 CH(Xem: 12639)
Vào một ngày đầu hè năm 2019, tôi ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của một người lạ, bạn ấy nói muốn gặp tôi trò chuyện vì đang làm ký sự Trịnh Công Sơn của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi hẹn gặp ở quán cà phê Trịnh Công Sơn trên đường Xuân Diệu để nghe nhạc và trao đổi cùng vài người bạn. Lúc ấy tôi mới biết bạn là Nguyễn Đức Đệ đạo diễn đang làm phim ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du” gồm 5 tập, kịch bản và cố vấn phim do nhà báo Trần Ngọc Trác ở Đà Lạt một người đam mê nhạc Trịnh đảm nhận. Anh Trác đề nghị cho anh photo tất cả tài liệu mà tôi sưu tầm được khi làm luận văn thạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tư liệu, ngày mai sẽ vào trường Đại học Quy Nhơn quay ngoại cảnh, tìm lại dấu vết cũ nơi Trịnh Công Sơn đã từng học thời gian 1962-1964. Phỏng vấn tôi xoay quanh luận văn thạc sĩ mà tôi đã làm về đề tại Trịnh Công Sơn.