- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIẾC KHIÊN CỦA TRẦN HOÀNG PHÚC

23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 12797)

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.

 

Trần Hoàng Phúc là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative. Anh bị kết án 6 năm tù vì quan điểm chính trị và vì anh dám viết thỉnh nguyện thư đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên tội danh của anh trước toà lại là tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 BLHS.

 

Hiện Phúc đang sống cùng những tù nhân chính trị người dân tộc tại trại giam An Phước. Trong thư mới nhất gởi về cho mẹ, Trần Hoàng Phúc viết: Tháng 01-2021, nếu Trại giam cho đi thăm lại thì mẹ nấu cho con 01 nồi đồ chay cho 06 người ăn, nếu nấu nhiều hơn thì càng tốt. Mang cho con 02 bộ áo thun quần lửng vì 02 bộ tháng 06 mẹ gửi, con đã cho anh kia ảnh về nhà mà ảnh thiếu đồ mặc”.

 

Đọc thư anh, người ta có thể chỉ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của một tấm lòng nhân hậu; nhưng ít ai biết rằng chính Trần Hoàng Phúc cũng đã phải trải qua những khắc nghiệt của trại giam như thế nào. Ở trại giam số 1 Hà Nội. Phúc bị ép cung nhận tội, bị đi cung vào ban đêm. Và có lẽ vì anh “cứng đầu” mà trại giam đã điều 10 tên đầu gấu vào sống chung với anh. Trải qua thời gian thử thách này, Phúc bị sụt đến 13 kí lô. Sau khi bị chuyển về trại giam An Phước, tình trạng không khá hơn, anh thường xuyên bị hăm doạ đánh, giết từ các “bạn tù” đến nỗi phải xin đổi buồng giam.

 

Điều đáng nói về những người trẻ dấn thân như Phúc là sự trong sáng, mạnh mẽ và một trái tim tràn đầy yêu thương. Cũng vào mùa Giáng Sinh này, ba nhà hoạt động Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn, cũng vừa bị các thẩm phán của toà án Hồng Kông tuyên án. Nhưng điều tuyệt vời từ những bạn trẻ này là họ khiến chúng ta thấy tù tội không là thua cuộc. Không hề có thất bại ở đây bởi vì mọi hành động của họ là chọn lựa. Và họ biết rằng sự chọn lựa của họ là nền tảng cho những điều tốt đẹp sẽ nẩy sinh.

 

Trong phiên toà xử ba nhà hoạt động Hồng Kông, sau khi thẩm phán tuyên án, cô gái trẻ Chu Đình đã bật khóc. Cái mong manh của cô làm người ta xúc động. Cả Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn đều không che dấu nỗi sợ hãi khi họ đấu tranh. Và khi quyết định nhận tội họ cũng khẳng định:

 

"Những gì chúng tôi đang làm bây giờ là giải thích giá trị của tự do cho thế giới, thông qua lòng trắc ẩn của chúng tôi với người mà chúng tôi yêu thương, đến mức chúng tôi sẵn sàng hy sinh tự do của riêng mình” – Hoàng Chi Phong

 

Tình thương có sức mạnh lạ lùng, nó giúp người ta vượt mọi gian nan vì tha nhân. Những người trẻ này nhắc nhở chúng ta một thế hệ ưu tú đang bị bỏ quên trong các nhà tù Việt Nam. Họ là Phan Kim Khánh, Nguyễn văn Hoá, Nguyễn văn Oai, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Hoàng Phúc,…

 

Bạn còn nhớ vì sao họ tù tội không? Bạn có biết gì về ước mơ của họ không? Tôi may mắn được một người bạn chuyển cho mình tấm khiên cá nhân của Phúc. “Tấm Khiên Cá Nhân” là một bài tập nhỏ trong chương trình học về khả năng lãnh đạo (leadership) mà Phúc được tham dự. Trong bài tập này, Phúc phải trả lời một số câu hỏi đại loại như: 3 giá trị lớn nhất trong cuộc sống của anh, 3 người mà anh kính phục,…

 

Một trong những giá trị lớn nhất của Phúc là sự nghiệp chính trị. Anh muốn trở thành nguyên thủ quốc gia hay một nghị sĩ. Về ba người anh kính phục, Phúc nhắc đến những nhân vật hiển hách như Lý Hiển Long của Singapore, Tổng thống Abraham Lincohn của Hoa Kỳ, và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật. Với tâm tư và khả năng của anh, lẽ ra Phúc phải là tương lai của đất nước. Anh tốt nghiệp Khoa Luật quốc tế và có trên dưới 500 chứng chỉ về các khoá học đào tạo chuyên ngành từ trong nước cho đến hải ngoại, trong đó có cả chứng chỉ do đại học Harvard cung cấp. Đất nước này cần sự phục vụ của những người như anh.

 TRAN HOANG PHUC

TRAN HOANG PHUC 2

 

Thế nhưng, người thanh niên đầy nhiệt huyết kia đang phải ngồi tù ở trại giam An Phước và tôi tìm thấy danh sách quà thăm nuôi mà người mẹ thương yêu của anh bảo rằng đã gởi theo nguyện vọng của con. Bà viết: mẹ đã gửi 01 thùng 06 kg theo quy định gồm đồ trang trí Giáng Sinh, các chuỗi hạt, Thánh giá, Kinh Thánh tiếng Ja Rai – Ba Na, 200 viên kẹo ho cho các chú lớn tuổi, 04 cuốn Kinh Thánh + 06 chuỗi hạt đã làm phép…”

 

Tôi nghĩ đến những cuốn Kinh Thánh tiếng Ja Rai, Ba Na, tôi hình dung những dây kim tuyến cùng trái châu, ngôi sao, thánh giá trên bức tường giam lạnh lẽo của Phúc. Chàng sinh viên ước mơ trở thành nguyên thủ quốc gia của chúng ta đang muốn đem ánh sánh cùng hồng ân của thiên chúa vào nơi tù ngục. Và mặc dù chưa là một nghị sĩ, nhưng anh đang ôm lấy những bạn tù người dân tộc của mình, trao gởi cho họ niềm tin và biến những năm tháng tù đày thành những khoảnh khắc ý nghĩa. Anh làm tôi nhớ đến không gian nơi chúng ta sinh trưởng và lớn lên. Chiến tranh triền miên, chúng ta vẫn đứng lên từ những khó khăn từ những mất mát đau thương nhất. Bất kể bạn là người miền Nam hay miền Bắc, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên bằng chất keo thiêng liêng ấy. Chúng ta gắn bó với nhau và yêu thương đất nước này biết mấy! Nếu không có cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, chắc hẳn thế hệ chúng ta đã làm nên bao kỳ tích.

 

Nghĩ về Tấm Khiên của Phúc tôi nhớ đến tâm nguyện của các chiến binh thời xưa: “Hãy trở về với chiếc khiên này hoặc nằm trên nó.” Thế hệ chúng ta, những người đã đi qua chiến tranh và đã trở về với nó; nhưng chiếc khiên ngày xưa đang rỉ sét trên gác bếp !? Tâm hồn chúng ta cũng mục ruỗng khi phải chứng kiến lớp người trẻ tuyệt vọng rời bỏ quê hương bằng mọi giá và chết cóng trong những xe đông lạnh ở xứ người. Làm thế nào có thể giải thích được những gì đã xảy ra sau 45 năm. Những bất cập tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi từ thể chế chính trị yếu kém, xã hội bất ổn, giáo dục lạc hậu, cho đến môi trường ô nhiễm, … Nhưng rõ ràng tất cả đều có thể thay đổi nếu chúng ta muốn nó thay đổi. Nếu chúng ta đừng quên lý do vì sao mình có mặt ở đây, như chàng sinh viên khoa luật kia đang gắn những dây kim tuyến trên tường giam của anh.

 

Đêm nay, trên trời có hàng ngàn vì sao lấp lánh. Tôi tìm kiếm ánh sáng của một vì sao nhỏ xa tít tắp cuối chân trời. Xin cám ơn món quà nhỏ của Phúc và xin được thay anh gởi đến bạn đọc chiếc khiên cá nhân của Phúc như một món quà mùa Noel. Tôi tin rằng nơi buồng giam đêm nay, anh cũng đang ngắm ngôi sao của riêng mình. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng, nuôi lớn ước mơ của mình Phúc nhé.

 

Nguyệt Quỳnh

Noel 2020

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 114428)
Theo nguôn tin từ RFI - Đầu tháng Tư vừa qua, có một sự kiện văn hóa quan trọng. Đó là tác phẩm "Biển và Chim bói cá " của nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải thưởng mang tên nhà văn Pháp chuyên viết về biển Henri Queffélec (1910 - 1992), nhằm tôn vinh những tác phẩm viết về biển trên thế giới.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 135055)
đ ừng nhìn em như thế hãy để em ở cạnh anh theo cách của mình hãy để em yêu anh theo cách của mình ừ
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 119867)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103280)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 91580)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92948)
Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.
22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 96516)
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất,  Vong bướm cũng thể hiện rất rõ điều ấy!
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 133506)
mặt trời đã đi suốt đêm qua để sáng nay làm người khách đầu tiên trong vườn nhà nàng
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 122032)
Lọn sóng xanh thẳm vùng mật ngôn thất tán dấu thời gian trôi rong rêu lơ đãng cuộc du hành chưa định
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 108703)
Hạ tuần tháng 1/1979, Phó Thủ tướng Nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [THNDCHQ] Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] (1904-1997) qua Mỹ du Xuân hữu nghị Kỷ Mùi (28/1/1979), đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Thượng tuần tháng 2/1979, ghé Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.”