- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THẤP THOÁNG MÙA XUÂN

23 Tháng Giêng 202012:31 SA(Xem: 16819)

SUONG 2
Sương sớm mai - photo UL

VỀ NHÉ THÁNG GIÊNG

 

Về cùng tôi nhé tháng giêng

Một bờ cỏ dại triền miên hoa vàng

Tôi về dừng bước lang thang

Ngồi bên thềm cửa . Nắng tràn đầy sân.

 

Ngỡ như gió gọi mùa xuân

Gọi thời thơ ấu bâng khuâng trở về

Nghe chừng tiếng dế thầm thì

Vẳng từ ký ức rậm rì cỏ hoa.

 

Tuổi thơ đã bỏ tôi xa

Như dòng sông đã rời xa cội nguồn

Chỉ còn lại con nước suông

Soi năm tháng hắt hiu buồn rớt rơi.

 

Tôi về ngồi giữa chơi vơi

Bàng hoàng nghe nhịp đất trời chuyển xuân

Chắt chiu quên nhớ một lần

Nghiêng tay thả xuống lưng chừng tháng giêng.

 

Biển Cát

 

 

GĨU ÁO XUÂN PHAI

 

Người về giũ áo xuân phai

Chút hương mùa cũ còn lay lắt chiều

Nắng vương nửa bãi thềm rêu

Còn tôi đứng đợi đìu hiu từng ngày

Người về chiếc bóng ngã dài

Bâng khuâng ánh mắt trĩu đầy nỗi đau

Ngập ngừng chẳng gọi tên nhau

Bàn tay từng ngón xanh xao buốt lòng.

 

Biển Cát 

 

 

THẤP THOÁNG MÙA XUÂN

 

1.

 

Nghiêng ngày

Nắng đổ đầy vai

Chồi vươn lộc biếc

Gió vờn lắt lay

Vườn xưa

Ngan ngát hoàng mai

Nhìn quanh chỉ thấy

Vàng dài hiên mây

 

Hình như

Lâu lắm

Nơi đây...

Có người đã hẹn

Rồi quên quay về.

 

 

 

2.

 

Chỉ là

Chút nắng lưng trời

Nghĩ làm chi

Nhớ làm chi

Cho buồn

Dòng sông

Con nước chảy suông

Về thôi kẻo muộn

Gió luồn

Buốt vai.

 

Mùa xuân

Ai chẳng chờ ai

Tội con mắt nhớ

Cứ hoài

Long lanh.

 

 

 

3.

 

Năm xưa

Mẹ đợi con về

Trầm hương quạnh quẽ

Giao thừa không con

Ra vào

Bóng mẹ héo hon

Con còn mê mải

Đầu non

Cuối ghềnh.

 

Ngày dài

Tháng rộng

Mông mênh

Mẹ như sương khói

Lênh đênh

Bên trời.

 

Bão giông

Góp lại bời bời

Bên thềm lặng lẽ

Con ngồi

Rưng rưng.

 

Tiếng gọi

Mẹ !

Rớt lưng chừng

Con chim tu hú

Ngập ngừng

Bay lên.

 

 

Biển Cát

 

 

 

THÁNG GIÊNG CỔ TÍCH

 

Tháng giêng đọng trên môi em giọt nắng

Để vườn mai thơm ngát mãi chiều xưa

Con chim nhỏ nghiêng đầu cong giọng hót

Ríu rít chiều theo màu nắng đong đưa.

 

Tháng giêng trải một màu nhung mươn mướt

Đón bước chân em qua thảm cỏ xanh

Mây vương vấn vờn quanh tà áo mỏng

Bờ vai gầy như cánh vạc mong manh.

 

Tháng giêng thổi thì thầm vào ngọn gió

Rì rào hàng cây cho lá hát lao xao

Em tóc xõa giữa mênh mang là gió

Quyện ngang trời những sợi tóc chênh chao.

 

Và tháng giêng đưa người xa biền biệt

Giữa vườn mai giọt nắng rớt cơn đau

Chim dấu mỏ ngậm lời sầu buôn buốt

Chiều quạnh hiu theo màu nắng phai mau.

 

Còn lại tôi với tháng ngày lặng lẽ

Về lại đây nghe gió khóc mùa xưa

Nhìn mây trời ngỡ tóc em ngày cũ

Nỗi nhớ vươn dài từng nhịp nhặt thưa.

 

Từ em đi tháng giêng là dĩ vãng

Những sắc màu nhoà nhạt giữa nhớ quên

Mùi cỏ dại và hoa vàng bảng lãng

Thoảng xa gần trong ký ức mù sương.

 

Cảm ơn em và tháng giêng cổ tích

Đã một lần ghé lại bến đời tôi

Cho tôi biết tình yêu là có thật

Dẫu nỗi đau sắc ngọt đến vô cùng.

 

 

BIỂN CÁT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36975)
anh còn yêu em không? một ngày ánh nắng cắt con đường thành hình thù rối loạn chập chờn vẽ lại ảo ảnh nhiều màu
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 30003)
Theo tốc độ của truyền hình và internet, thói quen của con người cũng dần dần thay đổi. Với mức độ tự do gần như tuyệt đối, internet chuyển tải mau chóng những thông tin, phục vụ con người hữu hiệu hơn, đại chúng hơn. Nhưng, internet cũng đang đưa đến sự phá sản của một số nhật báo, tạp chí và nhà xuất bản trên thế giới. Những tạp chí chuyên về nghệ thuật văn chương Việt Nam ở hải ngoại cũng không ngoại lệ, lần lượt đình bản...
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37839)
T rang đầu chạy tít lớn “Lễ truy điệu các phục quốc quân hy sinh vì Tổ quốc”. Tôi lơ đãng mở các trang trong. Những tấm ảnh đen trắng với khuôn mặt của các phục quốc quân tử trận trong nước cùng với vị thủ lãnh của họ. Một cái ảnh đập vào mắt tôi. Trời! Thịnh đó, ảnh Thịnh... Tôi đọc vội sơ qua những cột tin về cuộc đụng độ cuối cùng trong vùng tam biên. Tô phở bưng ra, tôi chợt không thấy đói, không nuốt gì được.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 32941)
K hắp làng trên xóm dưới ai cũng biết chuyện về lão Hống. Lão có đến ba đời vợ, và không biết bao nhiêu người đàn bà đã sống chung chạ, nhưng rốt cuộc bà nào cũng sớm cuốn gói ra đi. Người ta bảo lão là con gà trống chuồng, có lần trong nhà lão chứa vài mụ đàn bà. Kể ra lão cũng tài, một mình cai quản hai mụ trên cùng một chiếc giường mà chẳng hề có chuyện.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 31432)
C hồng Phi dậy từ sớm, để phần cho vợ một lồng cơm sẵn trên bàn để cô mang đi ăn trưa ở công ty. Như mọi sáng, cô xé lại khẩu phần ăn của mình là một mẩu bánh mì và ít thức ăn đem sang cho Miki. Rồi mới đi làm. Cũng như thường lệ, nó lại lẽo đẽo chạy theo chiếc xe máy của cô...
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 31065)
T ôi không phải là người đàn bà luôn chơi trò ú tim để đi tìm một tình yêu đích thực. Tuổi trẻ ai mà chẳng có một tình yêu dù nó có đẹp hay không thì đó vẫn là tình yêu. Tôi đã yêu. Yêu mê mệt. Yêu đắm đuối. Yêu trong cơn hoan lạc của tiếng sét ái tình bậm vào tôi. Tôi đã không thể dứt ra. Và cứ thế tôi trượt dài trong men say tình ái.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35256)
Ngô Tất Tố là một trong những tác gia nổi tiếng nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Những năm 30, 40 thế kỷ XX ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng , phóng sự Việc làng, Tập án cái đình , truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám …
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35137)
...biểu hiện của chứng vĩ cuồng, một chứng bệnh tâm thần có vẻ vô hại vì quá lắm cũng chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn chuyện tiếu lâm, nhưng lại có thể trở thành rất nguy hiểm trong những điều kiện nhất định, khi nó nhiễm vào những người làm nghề viết lách...
19 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35040)
M ột hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
18 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36809)
N hư buổi chiều vàng trong tiểu thuyết Những huyễn mơ làm người hùng áo vest Những chiến mã băng qua sa mạc Ta ra trận nơi không có quân thù