- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ẤM NƯỚC CHÈ BÀ NỘI

01 Tháng Bảy 201910:07 CH(Xem: 16645)
BIEN NANG- photo UL
Biển Nắng - photo UL

 

Ngày còn nhỏ, nhiệm vụ của em chỉ là đun ấm nước chè cho nội mỗi ngày.


Anh đừng vội cười, công việc nhỏ nhít vậy mà cũng khoe! Mới đầu em cũng mừng rơn, vì nghĩ nấu nước sôi là việc dể dàng, đơn giản nhất trên đời.  Em có ngờ hết được đâu ý nghĩa sâu sắc và công phu trong một ấm nước chè.


Bà nội kể, mới sinh ra em thật là ngộ nghĩnh với con mắt một mí dài xếch ngược như con cá phèn. Càng lớn hai mắt càng tròn đen như hạt nhãn, luôn hiếu động, nghịch ngợm tai quái chẳng khác chi con trai. Vừa năm tuổi, được bà đưa lên chùa Núi xin quy y tam bảo. Sư bà trụ trì đã ái ngại tiên đoán, rằng em tinh anh phát tiết sớm, nhản tuệ sóng sánh như sóng ba đào, khó lòng có cuộc đời bình yên, an nhiên sau này.


Lời của người tu hành theo ám ảnh bà em. Vậy là từ đó bà em quyết tâm răn đe nen nét, uốn nắn em ngoan ngay từ bé.
Bắt đầu từ việc nấu nước chè. Một ấm chè ngon phải được nấu từ sáng sớm. Cho tinh hoa trong trẻo của đất trời tụ vào cả trong sắc nước chè. Bà nhẹ nhàng bảo.
Sáng nào cũng vậy, gà vừa gáy báo canh năm, bà đã đánh thức em dậy. Đầu tóc bù xù rũ rượi, con mắt cá phèn lim dim thèm ngủ, em lò mò chân trần bước ra vườn sau, lập tức toàn thể giác quan bừng tỉnh trong ban mai nguyên sơ rười rượi.


Em không thể nào quên được mùi ngọt ngào, trong trẻo của ban mai tinh mơ, của mặt đất còn đẫm sương đêm ủ sâu trong cây cỏ, của hàng rào chè tươi ngăn ngắt xanh, của hoa cau hoa lài còn ngậm kín hương , và của một vùng trời mây mơ màng làn hơi ẩm bảng lảng.

Vén tóc mai sau tai, em lật đật chạy ra vườn cau đến bên bể chứa nước mưa. Muốn có một ấm chè ngon, điều đầu tiên phải biết chọn nguồn nước. Nước tinh khiết trong mát mới không làm biến chất vị chè xanh. Ở Huế xưa, bà kể, không ai khó tính bằng các mệ quen thưởng thức nước chè theo kiểu cung đình. Chè xanh vùng quê Truồi là phải nấu bằng nước sông Truồi. Cô gái xứ Truồi phải chèo thuyền ra hứng nước giữa dòng vào trái bầu khô từ sáng tinh mơ, đúng điệu Giang thủy trung mới được. Lúc chạy giặc sơ tán vào tận trong rừng, bà phải hứng nước tinh tuyền từ đầu nguồn khe suối sâu để nấu chè. Thường ngày, em lấy nước từ giếng khơi, thành giếng xây bằng đá ong, chỉ dùng để nấu nước uống, không để tắm giặt. Chè nấu từ nước giếng thơi mới mang đậm đà hồn Việt.


Ngày đầu hè giếng cạn nước, em phải lấy nước từ bể chứa nước mưa ngoài vườn cau. Bể nước nho nhỏ, bốn gốc trồng bốn cây cau đang giữa mùa ra hoa ngan ngát. Nước mưa từ thân cau chảy dốc xuống bể qua máng thiên nhiên buộc bằng lá tàu cau, có mùi thơm trinh nguyên của hoa cau phảng phất và mùi đât mới dậy sau mưa nồng nẫu.  Nhà vườn ở Huế nào cũng có một bể chứa nước mưa, mà phải là mưa giữa cơn, không ai hứng ngay mưa đầu mùa, để cho trời đất đã lóng đi bao cặn dơ và khói bụi, chỉ còn lại giòng nước ngọt mát tinh tuyền. Nước mưa trong bể múc lên bằng gáo dừa cán tre sao mà ngọt ngào. Sao mà thanh tao đến vậy, hương hoa, hương đất trời ngọt lịm cứ vương vấn hoài trong cổ họng!


Nhà có đủ loại ấm, nhưng bà chỉ ưng nhất chiếc ấm đất nung già màu đỏ. Ấm nhôm nấu nước sẽ có vị tanh, ấm inox sau này có vị lạc thếch thác, chỉ có ấm đất nung mới giữ được vị lá trà còn nguyên chất chát và thêm mát lành. Củi nấu cũng không quá nỏ, không quá ẫm sẽ làm hãm mùi khói. Thường là bà chọn củi tre vàng để cho lửa than đầm, không cháy quá ngọn để nước trà sôi "hổn". Ngay cả nấu nước sôi cũng là một nghệ thuật, mất một thời gian em mới phân biệt được lúc nào ấm nước chỉ mới sôi non, nước mới nóng reo và sôi già .Rồi đến công đoạn hái lá chè. Lá chè phải được hái từ sáng sớm từ giậu chè tàu trước nhà để còn ấp ủ cả hương đồng gió nội, mà phải là lá chè dại nắng, lá già dày bản bóng mượt. Lá chè dại nắng mới có hậu vị, nấu lên có màu xanh trong lóng lánh như sắc ngọc bích, mới uống hơi chan chát trong miệng, sau lưu lại mùi vị ngọt ngào nhần nhận dể chịu nơi cổ họng.


Để tăng thêm hương vị, em kín đáo thả vài bông hoa lài vào ấm chè vào buổi sáng, hoặc có khi là vài lát gừng già tươi thái chỉ. Ấm trà sóng sánh nước vàng óng như mật ong trên mặt, khi chao nghiêng lại ánh sắc xanh biếc, phảng phất mùi hương lài thanh tao, mùi gừng thơm nồng ấm áp của vườn quê, hớp từng ngụm nhỏ, như đang nếm cả hương vị tinh khôi,thanh khiết của đất trời quê hương.


Đợi đến khi nước sôi già, khói lan man lan tỏa, em rón rén lén he hé nút ấm, để cho làn hương ngọt ngào, thanh tao, đậm đà quấn quít ướp vào thịt da, lẫn vào tóc. Em như đắm chìm trong ngây ngất một vùng hương.


Anh có biết không, bao nhiêu năm rồi, giấc mơ ngọt ngào nhất của em vẫn là con bé thu lu ngồi bên bên bếp lửa than hồng, giữa làn khói bảng lảng mùi sương sớm, chờ nghe tiếng ấm chè sôi rộn ràng và mùi hương dịu dàng tràn ngập mơn trớn từng đầu dây thấn kinh thị thành mỏi mệt. Trong vùng khói ám, lờ mờ bóng áo xám của bà em cùng giọng nói thổ trầm:
- Mai à, chừng nước sôi già rồi con!


Tỉnh dậy rồi, mùi chát của chè và hương hoa lài vẫn nghe tê hoài trên đầu lưỡi.

 

UYÊN LÊ

 

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Bảy 20198:45 SA
Khách
Hay.tinh tế và sâu thẳm hồn việt. Giàu chất thơ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37326)
C uối cùng, tôi cũng đến Phnom Penh. Phnom Penh của Hậu, Phnom Penh của tôi trong trí tưởng tượng. Tôi đẩy xe hành lý qua hải quan. Tôi chờ đợi những âm thanh náo động bên ngoài như năm nào tôi về phi trường Tân Sơn Nhất. Hai cánh cửa mở ra. Hơi nóng ngột ngạt bốc lên mặt. Tiếng lá cây rì rào xen trong tiếng người nói nhè nhẹ khiến tôi bỡ ngỡ. Phi trường Phnom Penh vắng vẻ như thành phố tỉnh nhỏ. Buổi trưa nắng chói. Những cánh phượng rực rỡ nở trên bầu trời xanh. Chúng tôi ra lề đường chờ xe nhà đến đón.
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 40850)
Bài viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 62956)
Đ ây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38862)
T ôi gởi bạn bài Sonatas Bạn đọc và im lặng Tôi hỏi hay không Bạn bảo hay nỗi gì chỉ buồn não ruột...
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54890)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54558)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 58512)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57161)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 59997)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 45477)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.