- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THẾ ĐÓ, THI SĨ !

25 Tháng Hai 20197:02 CH(Xem: 22439)
Từ Vườn Khuya Bước Về - Tranh Đinh Cường
Tranh Đinh Cường


CHIỀU BẠC HÀ

Sau 720 giờ dưới im lặng 
Chiều nay gió bạc hà gõ phím 
Thổi qua lùm cây nghiêng 
Thêu rờn biếc lên vườn

720 giờ anh không cùng em
Em không cùng em một nửa
Em không cùng ai khác nữa
Mọi người không với nhau

720 giờ bắt cóc ở đâu
Sau rèm cửa là ngày gầy guộc
Trong mái tóc ốm đau mùi thuốc
Sau áo buồn là nhịp cơn đau

720 giờ đêm trốn rất sâu
Em lục cả giấc mơ ngày cũ
Những chiếc khăn thở sau cánh tủ
Phập phồng tháng rét đài

Sau mù sương anh hiện ra rồi
Sau lời hỏi em thế nào có khoẻ
Gió như thể không chờ hơn như 
thể 
Oà hương vai khuya

18.1. 2019

Nguyễn Thị Kim Lan



ĐÊM KHÔNG LỜI

Em không kể anh về vui nữa 
Chỉ vừa đủ nhúm cứu 
Không còn gieo mùa sau 
Nói gì dành trợ

Cũng không buồn gì san sẻ 
Không thuê in tiền chống lạm phát
Em lạm phát âu lo tuyên bố phá sản 
Không âu lo anh

Anh đợi mùa xuân biết 
Chiếc lá mưa nhạt kiếm cớ
Anh giả định bóng hình ngưng thở
Con trăng vỗ đâu

Người ta đầu tư triển vọng yêu 
Em cần đủ sức chết
Đủ sau đêm ốm mệt
Em thôi nghĩ về ta.


15-2.2019

Nguyễn Thị Kim Lan

 

 

KHÚC MƯA GIÊNG

Tiếng mưa mưa đêm thở
Tiếng mưa tiếng lá non
Tiếng mưa tiếng thật thà
Phím mưa tương tư đêm

Mưa pha lê nốt cao
Tan biến trong ngàn sao 
Mưa lòng em rối bời 
Mưa niềm anh nghiêng ngả

Mưa sáng nốt son gieo
Mưa dỗi hờn long lanh 
Mưa lém lỉnh thơ trinh 
Mưa thất thần buồn em xa anh

Mưa vẹn mưa anh trong xanh nguyên
Mưa dịu dàng ru em ngủ ngon 
Mưa buốt dòng trôi ta tình tan 
Mai mưa về mi hoen buồn ngoan.

29-1-2019
Nguyễn Thị Kim Lan



KHẤN NHỎ

Theo chân mỏi xuôi về xưa cũ 
Sau vơi non nhạt biển chân trời 
Tắt khói hương đền đài nguyên cả 
Sao bơ bơ giữa ngã ba người

Rơi hạt muối tình phai lơ đãng 
Năm tháng dài năm tháng 
chảy trôi 
Duy chiếc lá nghiêng cao xanh mỏi
Ta qua mình ta vẫn xa xôi

Khe khẽ gói nỗi chờ con gái 
Bánh chưng xưa mạ thắt dạ
đồng 
Anh muốn biết quẻ tình anh hái 
Phố giao thừa khuya khoắt vẫn xinh


28.1.2019

Nguyễn Thị Kim Lan

 


THẾ ĐÓ, THI SĨ!

Em hứa bỏ thơ đêm trăng cuối chạp
Để biết rằng lời hứa sắc như dao
Sẽ cắt đứt sợi huyền ta nối kết
Sẽ đem về phấn khích của xiết đau

Ngọc đã ném ngọc tan phơi lấp lánh
Đêm nghe như rạn vỡ dưới vòm sâu
Anh đã trói lòng mình gang sắt
Để câu thơ quay quắt mối tang sầu

Ta đã lìa tay buông hơi ấm
Tiếng mưa đêm lặn khuất phút từ li 
Câu thơ chết trên niềm xanh trống rỗng
Không còn người, trăng cũ cũng bỏ đi! 

27.1.2019

Nguyễn Thị Kim Lan

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Hai 20199:29 SA
Khách
Thơ của cô giáo Lan có những tứ thơ rất lạ, những liên tưởng, hình ảnh rất khác những gì ta vẫn nghĩ; nếu đọc vội và cảm vội ta sẽ thành vô tình với người viết!
27 Tháng Hai 20199:23 SA
Khách
720 gio la khoang thoi gian cua cai gi ha chi
27 Tháng Hai 20193:02 SA
Khách
Tranh vẽ minh hoạ cho tập thơ như người trong thần thoại.
27 Tháng Hai 20192:55 SA
Khách
Thích CHIỀU BẠC HÀ.
“ Gió như thể không chờ hơn như thế” - Đúng là đã có lúc mình như thế.
26 Tháng Hai 20192:18 CH
Khách
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Kim Lan , chùm thơ rất hay, cả một thế giới ngôn từ giàu có,sang quý, sâu thẳm một niềm yêu! Em rất thích Chiều bạc hà và Khúc mưa giêng...
26 Tháng Hai 20191:58 CH
Khách
Thích bài Khúc mưa giêng quá! Trong, êm, gần xa thật nhiều dư cảm
26 Tháng Hai 20199:30 SA
Khách
thật tuyệt vời thơ KL. anh ngưỡng mộ em. ngôn ngữ thơ như hái từ thiên thai, ý từ vẹn nguyên nguyên khôi trinh trắng như chưa từng tiếp thụ ai, từ một nền văn hóa nào. hay tuyệt KL.
26 Tháng Hai 20197:13 SA
Khách
Trong cái mưa riêu riêu và màu của trăng non _ lại thêm sắc bạc hà cay nồng xanh mướt.... cung bậc cảm xúc của con tim thì xin đừng đếm thời gian nữa ... 720 h..
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32527)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32169)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33410)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34607)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33184)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43747)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 31956)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29111)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32572)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30768)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.