- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐƯỜNG NÓ ĐI TRÙNG ĐIỆP BẤT NHÂN

24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20507)

loc hung -vuon rau binh dia- bbc
Vườn rau Lộc Hưng  - ảnh BBC




"Tôi biết nó, đồng bào miền bác này biết nó
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao”

Nguyễn Chí Thiện


 

Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!

là lực lượng cưỡng chế lên đến hàng nghìn người với đầy đủ các ban ngành và với đầy đủ quyết tâm cùng nhẫn tâm, mà anh Hoài Công Trực, một người dân ở vườn rau Lộc Hưng mô tả: “… với  lực lượng đó, dùng để đánh lấy lại Hoàng Sa cũng thắng thì làm sao người dân chúng tôi chịu nổi”.

Thời nào cũng vậy, thời nào cũng có những phường cường hào ác bá chuyên đi bóc lột, cướp đất, bức hiếp những người dân thấp cổ bé miệng. Nhưng nay, bọn cường hào lại là kẻ cầm chịch, là chính quyền thì người dân biết đi đâu mà đòi oan sai?

Thế cho nên tự bao giờ, người dân nghèo quê tôi đã oán ghét, gọi chính quyền bằng một đại danh từ chứa đầy cảm xúc của sự rẻ rúng và khinh miệt: “Nó”.

***


Tiếng nức nở ở vườn rau Lộc Hưng lại vang lên như một tiếng chuông gõ vào ký ức của mọi người dân VN. Tiếng gào khóc ấy đã vọng lên từ đất nước này từ lâu lắm rồi, từ những vụ cướp đất ở Cần Thơ, Cồn Dầu, Dương Nội, Tiên Lãng, Long An, Dak Nông, Thủ Thiêm,…

Và rồi ngày nay, ở Lộc Hưng, ngay những ngày cận tết. Ngày tết là ngày thiêng liêng, ngày đoàn tụ của gia đình, của ông bà tổ tiên, người khuất mặt. Dân ta bảo “đói muốn chết ba ngày tết vẫn no” hay “giận gần chết ngày tết cũng thôi”. “Nó” quả thực đã không còn là người VN truyền thống. Không thể nhân danh gì để có thể đánh vào đồng bào mình ngay những ngày giáp tết; mà lại nhắm vào những con người lương thiện, nghèo khó, lam lũ!

Nhìn cảnh người dân vườn rau Lộc Hưng nhớ nhà, quay lại nằm ngủ ngay trên cái tổ ấm đã bị đập phá tan nát; không biết bạn có như tôi, chợt đau xót như nhìn thấy chính mình cũng đang cố bám víu vào cái mảnh đất chữ S đã tan hoang, xác xơ đến tội nghiệp này!

Hai trăm hộ dân với hàng trăm con người vừa lâm cảnh đói rét, lang thang vào những ngày cuối năm. Sự yếu đuối, cô thế của họ làm tôi chạnh nhớ đến hình ảnh người mẹ liệt sĩ ở Hà Đông. Khi cùng đường, khi tuyệt vọng, con người ta đành đem cả sự trần trụi, cô thế của mình ra làm vũ khí. Người mẹ này đã khỏa thân gào khóc đến lạc giọng ngay trước trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và thanh tra chính phủ:“Con của tôi chết hết rồi. Còn một mình tôi nữa thôi đảng ơi. Tôi ăn gì, uống gì đây đảng ơi. Tôi lấy gì mà sống đây đảng ơi.”

Nhưng oán giận hay gào khóc đâu có thay đổi được gì. Nước mắt và sự khổ đau cùng cực dường như đã có mặt trên đất nước này hơn nửa thế kỷ. Ngay từ những ngày đầu, khi CS mới nắm chính quyền rồi cho phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Câu thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện ngày ấy mà đã thành tiên tri “đường nó đi trùng điệp bất nhân”.


Nhưng nếu bảo cộng sản ác, lãnh đạo cộng sản bất nhân, vậy chúng ta là ai?

Chúng ta là chứng nhân của nửa triệu nông dân chết oan trong Cải Cách Ruộng Đất; chúng ta có mặt khi CS nhân danh cách mạng chôn sống hàng nghìn người dân vô tội trong biến cố Mậu Thân; chúng ta hiện diện khi chúng chia chác, cướp đất, xô đẩy lớp lớp dân nghèo vào cảnh cùng khổ, không nhà không cửa, màn trời chiếu đất, …

Với từng đó những tội ác mà chúng ta vẫn im lặng, vẫn làm ngơ thì sự hiện diện của chúng ta cũng hoàn toàn vô nghĩa. Khi coi sự bất công đối với người khác không là sự bất công đối với mình thì nạn nhân kế tiếp sẽ là ai?

Chúng ta là sản phẩm của chính mình.

Một ngày nào đó khi quay trở về nhà, mái ấm của chúng ta cũng chỉ còn là một đống đổ nát như vườn rau Lộc Hưng. Một ngày cuối năm nào đó, chúng ta cũng sẽ co ro trên mảnh đất trống của mình trong khi căn nhà chung VN đã là một bãi rác cho ngoại bang rồi.

Tai họa này sẽ không chừa một ai, ngay cả những đảng viên, cán bộ nằm trong guồng máy của chế độ. Đối với một chính quyền “non yếu” chúng ta còn chung tay góp sức được; nhưng với một chính quyền “bất nhân với đồng bào”, nếu chúng ta không phải là người chận đứng cái ác thì còn ai vào đây? Hãy nhớ đến những cán bộ cao cấp như Đinh La Thăng còn phải cầu xin được đối xử như một con người.

Chính chúng ta đã tạo nên một xã hội bất ổn, chính chúng ta đã trao quyền lực tuyệt đối vào tay một đảng phái bất xứng. Để rồi ngày hôm nay, với luật ANM, nhiều người dân VN còn tin rằng chúng ta đã “hoàn toàn trắng tay” về những gì gọi là quyền con người !?

Ai đó đã từng nói: “Chúng ta nghĩ mình là gì thì mình sẽ trở thành thế ấy.” Tờ giấy bạc 20 đồng sẽ luôn luôn có cái giá trị của 20 đồng, dù nó được xếp vuốt phẳng phiu hay bị bàn chân người đời dẵm nát. Hãy dám sống với cái hệ giá trị của chính mình. Đây không phải là lần đầu đất nước này, dân tộc này phải sống với thử thách.

Khi luật ANM cấm nói, chúng ta sẽ tiếp tục và phải tiếp tục nói lên sự thật. Hãy bắt đầu một cuộc sống có trách nhiệm, sống với danh dự và nhân phẩm. Chỉ có duy nhất điều này mới có thể nâng tâm hồn chúng ta, nâng dân tộc chúng ta thoát ra khỏi số phận một bầy thú sắp bị diệt vong.

 

NGUYỆT QUỲNH
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32047)
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32733)
Ô ng vẫn ngồi im như bức tượng đồng nguyên thủ. Cháu liếc ngang nhìn ông. Ông có vẽ anh hùng chán mà chẳng được phong anh hùng. Cái kháng chiến trường kỳ của đời ông được ghi lại trong một cuốn sách với hai mươi lần nhắc tên ông. Bây giờ cuốn sách đó vẫn nằm ở đầu giường cháu. Tên ông được nhắc vào những trang nào với công trạng gì cháu thuộc lầu lầu hết.
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33076)
E m là bờ môi không biết nói dối Là nỗi thầm kín tôi Là lời ru rớt nhẹ vào tim Là dịu dàng và tế nhị
09 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35199)
- Chú nói mai em phải đi trường, vậy mai đi nha! Thằng bé không đáp, giương mắt nhìn tôi như nó đang cố đọc trong mắt tôi những gì tôi nghĩ. Tôi cũng tìm trong ánh mắt nó ý nghĩ của nó nhưng chịu, không tài nào tìm được, không biết nó nghĩ gì, muốn gì, chỉ biết nó không muốn đến trường. Nó ở nhà một mình đã mấy ngày nay trong khi chị nó phải đi làm.
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36232)
Mưa có về ngang qua phố Má không? Ở đây cứ tầm chiều con nghe đất trời hoang hoải Tháng 7 mùa Ngâu Mưa lên mắt con màu dĩ vãng
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34272)
e m ơi chiều đã lưng đồi mà cây xế bóng còn ngoi giữa rừng khi nào trăng thệ rưng rưng ngấn mi cho một cuộc tình đã xa trăm năm. ừ. trăm năm là mây bay dưới trán tóc xòa viễn khơi
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33754)
Tháng 6, khi những cơn gió Lào khô rốc từ Vịnh Bengan thổi vào dãy Trường Sơn đem hơi nóng ngùn ngụt lửa phả vào mặt, đó là lúc các tin buồn tới tấp bay về bên tôi. Từng người, từng người bạn thay nhau giã từ cuộc chơi. Cái nóng hực lửa bên ngoài, và cái nóng trong lòng tôi ngày một dâng cao. ..Mới tuần trước thôi, anh Nguyễn Xuân Hoàng vẫn còn email trả lời, anh nói bài viết này anh thích quá cho anh post trên Voa đi, tôi còn đùa anh mệt như vậy mà vẫn còn làm việc sao, tùy anh thôi...
04 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34273)
đến một lúc nào đó em quên hoặc nhớ nhầm hôm nay đã ngồi bên lề đường để thương về những hạt bụi thì hương bay cũng quyện lại dấu ngày
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35960)
Em đã ra đi trong một sáng chủ nhật trời mưa vĩ cầm lanh canh giấc ngủ thậm chí một tiếng giã từ anh còn chưa thổ lộ mùa mưa lấm lem chiều không xanh trên gió.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34249)
M àu da, màu mắt, màu tóc, nàng luôn luôn thay đổi tùy theo sáng sớm, trưa hay chiều tối. Đôi khi tùy theo màu y phục nàng mặc hôm đó nữa. Có hôm buổi sáng tóc nàng thật ngắn, buổi chiều hôm sau, tóc nàng dài xuống ngang lưng. Lạ thật, làm sao chỉ qua một đêm tóc nàng mọc nhanh như thế!