- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÔNG CÒN AI

27 Tháng Bảy 20188:34 CH(Xem: 22388)

 

Đèo Hải Vân 1 - ĐN - ảnh K Đặng
Đèo Hải Vân ĐN -ảnh K.Đặng




KINH KHỔ

 

Người đàn bà quang gánh nhân gian

Cất lời kinh khổ

Sùm xụp trăng gầy

Tiếng chim kêu thảng thốt

Run rẩy hàng cây

Những cánh cửa im lặng cau mày

Những chiếc lá khô gãy lìa giấu mặt

 

Người đàn bà xiêu vẹo hình hài

Đau đáu dấu chân quê xứ

Lời kinh nước mắt

Chảy xuống phận người

Đêm mùa thu nghẹn uất

Khe cửa hẹp thời gian thao thức

Ngọn bấc lập lòe vàng câu hỏi nước non

 

Những người mẹ còng lưng cõng xơ xác đàn con

Tiếng kinh ho khàn bật máu

Chiếc nón lá tả tơi che mặt cội nguồn

Vết hằn nhức nhối…

 

TRẦN QUANG PHONG

 





KHÔNG CÒN AI

                              Không còn ai đường trần ôi quá dài

 

Không còn người con gái ngước dịu dàng trán lấm tấm hoa đào

Không còn ngọn đèn thao thức lắng nghe tiếng vó ngựa mịt mùng sương trắng

Không còn dốc dã quì rực vàng lối vào nhà ai

Chỉ còn tiếng chuông trong veo thức giấc mặt hồ óng ánh ban mai

Không còn ai…

Chỉ tôi một mình hành hương mùa hè áo trắng

Trĩu nặng trên vai chiếc môi đỏ chùm lửa đỏ

San sẻ nhọc nhằn cơm áo nhân gian

Không còn hàng thông vút cao ngạo nghễ tỏa u hương rười rượi con đường

Không còn đồi cỏ mượt mà khát khao hoàng hôn úa đỏ

Không còn cuộc mua bán lửa hồng giữa đêm sâu buốt giá

Chỉ còn cuộc mưu sinh vật vã góc khuất phố đêm

Không còn em…

Chỉ tôi một mình yến tiệc rêu xanh thế sự

Chợt nghe tuổi tác không dài hơn một tiếng thở dài

Và cái chớp mắt ngắn hơn thời gian em mang đi xa

Không còn

Chỉ tôi một mình nhặt khuôn mặt quê xưa

 

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55346)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55264)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 59227)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57648)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60615)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 46064)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54973)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
29 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 69697)
LTS: Giáo sư/Tiến sĩ Sokolov là một nhân vật quen thuộc với giới nghiên cứu và văn gia Việt Nam. Ông từng nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1970, và sau đó trông coi phần Việt ngữ của nhà xuất bản Sự Thật [Pravda]. Trong số những tác phẩm được biết nhiều nhất của ông có tập Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, được dịch in tại Hà Nội–công bố nhiều tài liệu quí về Đại Học Phương Đông, nơi hơn 50 học viên Việt đã được huấn luyện trong hai thập niên 1920-1930.
21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50857)
LTS: Mời quí bạn đọc những bài thơ của Trương Bình Minh, đây là những bài thơ anh viết vào những tháng sau cùng của cuộc đời anh, từ tháng Bảy đến cuối tháng Chín năm 2013. Bình Minh là một thân hữu đại diện cho Hợp Lưu tại Georgia, Hoa Kỳ. Những bài thơ như những giòng nhật ký anh gởi lại cho cuộc đời đầy mộng ảo và phù du. TCHL
20 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 39628)
Được tin Thân hữu đại diện Hợp Lưu tại Georgia: Ông Trương Bình Minh, Pháp danh Nhuận Quang Đã tạ thế ngày 17 tháng 10 năm 2013 tại Pasadena, California - Hoa Kỳ. Hưởng dương 58 tuổi.