- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ PHẠM QUYÊN CHI

19 Tháng Tư 20181:11 SA(Xem: 25958)


PhamQuyenChi 1bw
Phạm Quyên Chi - VN 2018

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Phạm Quyên Chi là tên một người làm thơ còn rất trẻ,  sinh  năm 1993 . Cô đến với thơ bởi sự ham thích tưởng tượng, và rời bỏ cuộc sống thực. Hiện đang  sinh sống bằng dạy học tự do, buôn bán sách cũ và làm thơ ở thành phố Quy Nhơn.

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Phạm Quyên Chi.

Tạp Chí Hợp Lưu

                                

 

KHÔNG CÒN

 

Không còn viên Pin nào nổ tung trên bãi mây 
Bà Ngoại gầy chống cây gậy gầy đi vào cuộc kháng chiến chống lại bầy cá ma 
Bầy cá ma khóc đỏ mắt 
Má tôi chạy bắt chảo mỡ lên chiên lại cái giếng nước

 

Lúc đó, tự dưng 
Tôi thấy mặt đất nhà hàng xóm, lũ nhỏ chết 
Quá nhiều chuyện 
Xảy ra 
Đến bây giờ, hình như 
Kẻ sống xót là Tôi vì trông thấy ông Ngoại bị gãy đôi chân khi theo đế quốc Mỹ

 

Còn ba ngồi bù xù trong đám mía 
Không biết phải chặt bớt cây nào, bao nhiêu để đủ lớn qua ngày 
Ở trên bầu trời ba thấy mặt mũi của đứa con mất giấu bị che đi khi chưa được chôn cất

 

Bữa cơm chiều giống nhau quá 
Mớ đũa gắp thả lỏng cọng tóc đáng thương 
Kẻ đứng hầu bàn ngủ gật 
À không là cô Út đang cột túm dòng sông - đêm nào cũng mơ thấy máu chảy trên vách đá 
Nên chẳng ai biết cô Út có bệnh 
Nhắm mắt lại là vội mở mắt ra

 

Trên các sợi dây điện 
Người ta phát minh ra đốm lửa trắng mịn 
Thằng cu Tí dựng xe vào 
Miệng không ngừng phun ra ngoài vài bữa chợ dưa chua 
Tại sao em không cha không mẹ 
Tại sao con chó cái nhà em bị dại trong họng kẻ chưa mọc răng cùng

Rồ rồ, để biết chán việc gãy xương lưng khi treo cổ 
Là sống hả ???

 

Phạm Quyên Chi

 

 

RẤT TIẾC

 

Rất tiếc 
Khi vào trường đại học, tôi đã học khá ngu, khá bất đồng và bỏ học như bỏ cá tôm vào giỏ 

Rất tiếc 


Khi lớn lên, tôi tôn sùng tất cả mọi vật có khối lượng riêng lớn và mang màu xanh lục 
Trong đó có 
"Tình yêu" 
Rất tiếc 


Thời buổi này tôi cứ buột miệng nói xàm, thực lòng nghĩ cũng chẳng có chuyện gì xảy ra 
Con trai tôi thì chưa ra đời, nếu nó ra đời chắc cũng chẳng được cấp học bổng, mà có được cấp thì đâu hay ho gì 
Rất tiếc 


Tôi đang nói chuyện với tôi 
Mà phạm sai lầm ba tám lần lỗi không tôn trọng bản thân, cái mồm lảm nhảm như con lợn béo 
Rất tiếc 


Những ngày qua, tôi đã mặc chiếc áo điều khiển mùa xuân bò lết dưới mùa hè tạo các kiểu dáng như miếng thịt mỡ treo lủng lẳng 
Rồi ngồi nhai nảy ra ý tưởng chết đi sống lại 
Chẳng hiểu sao 
Chẳng hiểu sao không ai xui tôi dừng lại 
Vậy nên 
Rất tiếc


Tôi tiếc bộ y phục cho người đã thành ma!

 

Phạm Quyên Chi

 

 

CẢM TƯỞNG SAU BỘ PHIM

 

1. Jung So Yool 
Thật khó khóc cho nàng 
Rốt cuộc cuối con đường nàng đi 
Nàng đã nằm nghe điều gì?

"Người bạn chân thành nhất 
Tình bạn duy nhất trên thế giới"
Chẳng cần giải thích 
Để bắt đầu kết thúc

 

2. Linh hồn Joseon 
Tồi thật 
Không có con chó nào sủa bậy lên mặt thằng nhạc sĩ... 
Lời bài hát nào có thể đi vào trái tim người dân lao động khi được viết và móc ra trên nỗi đau của nàng So Yool

 

3. Đời một người ca kỹ di tật thật
Loài hoa đặc biệt, 
Nhét đầy mây và tạo mưa

Thấy chưa 
Trong cái rủi ro khủng khiếp nhất 
Cũng do tình yêu 
Nàng So Yool hỡi! Thật ra nàng đã đi đến vị trí tăm tối quá chậm so với lí trí một linh hồn

 

4. Chiếc đĩa sống xót quá lâu dưới lòng đất 
Không nguyên dạng 
Đó là cuộc chạy trốn sợ hãi cuộc đời không còn sự lựa chọn nào khác 
Lịch sử của dân tộc phải chơi trò giật mình 


Muốn bay lên 
Thì phải ném xuống 
Muốn cất lên điều vĩnh cửu trong bài hát 
Thì phải vĩnh biệt tiếng gầm rú 


Đức hạnh thay 
Người nghệ sĩ chân chính 
Nàng thất bại về nằm
Bên đổ nát 


Jung So Yool nàng ơi 
Một chút nặng nề 
Nặng nề một chút thôi 
Nàng sẽ hiểu được linh hồn chân chính 
Đã đến thăm nàng nằm !

 

Phạm Quyên Chi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32565)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32202)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33453)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34673)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33287)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43829)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32002)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29149)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32630)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30840)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.