- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ PHẠM QUYÊN CHI

19 Tháng Tư 20181:11 SA(Xem: 25898)


PhamQuyenChi 1bw
Phạm Quyên Chi - VN 2018

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Phạm Quyên Chi là tên một người làm thơ còn rất trẻ,  sinh  năm 1993 . Cô đến với thơ bởi sự ham thích tưởng tượng, và rời bỏ cuộc sống thực. Hiện đang  sinh sống bằng dạy học tự do, buôn bán sách cũ và làm thơ ở thành phố Quy Nhơn.

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Phạm Quyên Chi.

Tạp Chí Hợp Lưu

                                

 

KHÔNG CÒN

 

Không còn viên Pin nào nổ tung trên bãi mây 
Bà Ngoại gầy chống cây gậy gầy đi vào cuộc kháng chiến chống lại bầy cá ma 
Bầy cá ma khóc đỏ mắt 
Má tôi chạy bắt chảo mỡ lên chiên lại cái giếng nước

 

Lúc đó, tự dưng 
Tôi thấy mặt đất nhà hàng xóm, lũ nhỏ chết 
Quá nhiều chuyện 
Xảy ra 
Đến bây giờ, hình như 
Kẻ sống xót là Tôi vì trông thấy ông Ngoại bị gãy đôi chân khi theo đế quốc Mỹ

 

Còn ba ngồi bù xù trong đám mía 
Không biết phải chặt bớt cây nào, bao nhiêu để đủ lớn qua ngày 
Ở trên bầu trời ba thấy mặt mũi của đứa con mất giấu bị che đi khi chưa được chôn cất

 

Bữa cơm chiều giống nhau quá 
Mớ đũa gắp thả lỏng cọng tóc đáng thương 
Kẻ đứng hầu bàn ngủ gật 
À không là cô Út đang cột túm dòng sông - đêm nào cũng mơ thấy máu chảy trên vách đá 
Nên chẳng ai biết cô Út có bệnh 
Nhắm mắt lại là vội mở mắt ra

 

Trên các sợi dây điện 
Người ta phát minh ra đốm lửa trắng mịn 
Thằng cu Tí dựng xe vào 
Miệng không ngừng phun ra ngoài vài bữa chợ dưa chua 
Tại sao em không cha không mẹ 
Tại sao con chó cái nhà em bị dại trong họng kẻ chưa mọc răng cùng

Rồ rồ, để biết chán việc gãy xương lưng khi treo cổ 
Là sống hả ???

 

Phạm Quyên Chi

 

 

RẤT TIẾC

 

Rất tiếc 
Khi vào trường đại học, tôi đã học khá ngu, khá bất đồng và bỏ học như bỏ cá tôm vào giỏ 

Rất tiếc 


Khi lớn lên, tôi tôn sùng tất cả mọi vật có khối lượng riêng lớn và mang màu xanh lục 
Trong đó có 
"Tình yêu" 
Rất tiếc 


Thời buổi này tôi cứ buột miệng nói xàm, thực lòng nghĩ cũng chẳng có chuyện gì xảy ra 
Con trai tôi thì chưa ra đời, nếu nó ra đời chắc cũng chẳng được cấp học bổng, mà có được cấp thì đâu hay ho gì 
Rất tiếc 


Tôi đang nói chuyện với tôi 
Mà phạm sai lầm ba tám lần lỗi không tôn trọng bản thân, cái mồm lảm nhảm như con lợn béo 
Rất tiếc 


Những ngày qua, tôi đã mặc chiếc áo điều khiển mùa xuân bò lết dưới mùa hè tạo các kiểu dáng như miếng thịt mỡ treo lủng lẳng 
Rồi ngồi nhai nảy ra ý tưởng chết đi sống lại 
Chẳng hiểu sao 
Chẳng hiểu sao không ai xui tôi dừng lại 
Vậy nên 
Rất tiếc


Tôi tiếc bộ y phục cho người đã thành ma!

 

Phạm Quyên Chi

 

 

CẢM TƯỞNG SAU BỘ PHIM

 

1. Jung So Yool 
Thật khó khóc cho nàng 
Rốt cuộc cuối con đường nàng đi 
Nàng đã nằm nghe điều gì?

"Người bạn chân thành nhất 
Tình bạn duy nhất trên thế giới"
Chẳng cần giải thích 
Để bắt đầu kết thúc

 

2. Linh hồn Joseon 
Tồi thật 
Không có con chó nào sủa bậy lên mặt thằng nhạc sĩ... 
Lời bài hát nào có thể đi vào trái tim người dân lao động khi được viết và móc ra trên nỗi đau của nàng So Yool

 

3. Đời một người ca kỹ di tật thật
Loài hoa đặc biệt, 
Nhét đầy mây và tạo mưa

Thấy chưa 
Trong cái rủi ro khủng khiếp nhất 
Cũng do tình yêu 
Nàng So Yool hỡi! Thật ra nàng đã đi đến vị trí tăm tối quá chậm so với lí trí một linh hồn

 

4. Chiếc đĩa sống xót quá lâu dưới lòng đất 
Không nguyên dạng 
Đó là cuộc chạy trốn sợ hãi cuộc đời không còn sự lựa chọn nào khác 
Lịch sử của dân tộc phải chơi trò giật mình 


Muốn bay lên 
Thì phải ném xuống 
Muốn cất lên điều vĩnh cửu trong bài hát 
Thì phải vĩnh biệt tiếng gầm rú 


Đức hạnh thay 
Người nghệ sĩ chân chính 
Nàng thất bại về nằm
Bên đổ nát 


Jung So Yool nàng ơi 
Một chút nặng nề 
Nặng nề một chút thôi 
Nàng sẽ hiểu được linh hồn chân chính 
Đã đến thăm nàng nằm !

 

Phạm Quyên Chi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 352)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2666)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5581)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6555)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59866)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 479)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 900)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 862)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 860)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 789)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…