- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIẾNG GỌI DƯỚI LÀN GIẤY MỎNG

04 Tháng Tư 201810:52 CH(Xem: 24760)

2514223_Tangoulis-Misty-Scapes-13-710x710

Photo -  Vassilis Tangoulis




NHÌN NẮNG ĐANG LÊN

 

Hát trong bóng đêm, một mình

Thứ kho báu của ngôn từ nhảy nhót, hôm nay

 

Hãy để tôi được nhìn, ánh sáng loang ra

Co ro trong chiếc bình, có nước chảy xuống

 

Yên lặng, phải thật sự yên lặng

Để nghe tiếng một nhánh cỏ, chưa thoát khỏi lòng đất

 

 

 

TIẾNG GỌI DƯỚI LÀN GIẤY MỎNG

 

Ở lại đây, chỉ lần này

Nép vào những hoang tàn vụn vặt, của tôi

 

Để thấy anh mỉm cười, anh chỉ buồn

Anh giết tôi, anh chết cho tôi

Trong một hạt gió: Anh lạnh

 

Giữa sự mới lạ, sự trường tồn

Tôi nằm bên bờ suối, nghe ánh bình minh

 

Đợi ở đây: Đôi mắt anh

 

Là một tia chớp, trời không mưa

Là một phút yêu, thời gian mục rữa

 

 

KHI MỘT BÀI THƠ ĐÃ CHẾT

 

Chúng tôi không thể ngồi lại với nhau, không thể

Nó đã chết, tôi đang sống

 

Tôi gọi nó, nó gọi tên nó

Khi loài người ngủ sâu, một kẻ thức tỉnh

Giữa căn phòng, nghiêng theo chiều Trái Đất

 

Nó luôn thật, tôi đôi lần giả dối

Tôi luôn thật, nó nằm im

 

Nó tự do, tôi hèn nhát

Tôi khóc, nó trong ngăn tủ

 

  

 

NHỮNG NGÀY TRONG MẢNH CHIẾU TRANH

 

Tôi phát hiện ra

Vào mùa hè năm 1993

Khi tay nắm cửa xoay, khoảng 21 giờ

Trong căn phòng đầy nội thất cũ

Sau gian thờ

Những chiếc ghế kiễng chân

Họ đã định bán chúng

Để có thêm một khoản thu nhập nhỏ

Mang điện vào nhà

Mê đắm trước những vòng quạt gió quay

Để mua thêm hai bao gạo

Để người đàn ông ngủ sâu, nắm tay người đàn bà, nhìn những đứa con

Khi mùa đông đến


ĐÔI MẮT ANH

 

Anh sẽ cho em mượn đôi mắt anh

Em là đôi mắt anh

 

Để khi nằm xuống nền đất lạnh

Em vẫn thấy được bầu trời

Những vì sao mà em thích nhất

 

Nhưng chúng sẽ nhòe đi, nhòe đi

 

Khi anh nhớ em

 

NAM NGUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106471)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105161)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107166)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99016)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96405)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72135)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85536)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91922)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87777)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90720)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.