- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG GIÊNG XỨ SỞ EM

05 Tháng Ba 20181:28 SA(Xem: 23750)

 

Nguyen Hoang Nam - Ngu
ngủ- ảnh Nguyễn Hoàng Nam



Ta bỏ em vào ngực rong ruổi đường trần

Trái tim bụi hồng ồn ả

Những bước chân khất thực thời gian

Ngẫu nhiên trôi vào xứ sở

Xứ sở của những con đường lầy lội ngoằn ngoèo cỏ non nhu nhú xanh

Gian khổ trôi về miền quê xác xơ đàn bò lang thang  đói rét

Cụ già cõng yêu thương run rẩy bước qua cánh đồng giá buốt hoa cúc dại trắng đẫm ướt hoàng hôn

Thềm tranh lao xao hương lá trúc

Ta bỏ ngọn gió bấc muộn vào xứ sở cuối năm để nghe tiếng lướt thướt cánh đồng rưng rức thẹn thùa

Tiếng ú ớ đứa trẻ ngồi canh bếp lửa nồi bánh tét xanh ngủ gật mơ manh áo mới

Tiếng í ới than vãn bên đường của những người đàn bà cắp nón lá phiên chợ ba mươi hối hả

Tiếng chuông trừ tịch khoan dung

Hành lang cuộc đời hun hút quê hương

Chen chúc bóng người mưu sinh vật vã

Lổn nhổn bao khuôn mặt nạ

Những khuôn mặt đói khát cuộc tình

Đói khát như mùa màng tuyệt thực

Gian dối câu kinh

Gian dối như trang sách khỏa thân

Hóa duyên giấc mơ ngan ngát hương nhài bình an đêm xóm nhỏ

Ngọn đèn chong êm ả bước chân

Nén nhang

Vẽ vào tịch mịch xứ sợi khói linh thiêng

Bóng tổ tiên dắt tay uyên nguyên mơ hồ sương trắng

Ta bỏ tháng giêng vào mơn mởn ngực cỏ róc rách khe suối em

Chiếc thuyền chòng chành

Con nước dâng hổn hển

Sinh linh rên rỉ

Quê xứ tan hoang…

Ta bỏ tháng giêng xứ sở em vào rạo rực mùa xuân

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99098)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96499)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72294)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85594)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91986)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87853)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90885)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78098)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99989)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85020)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.