- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG CHẠP

17 Tháng Mười Hai 201710:27 CH(Xem: 23445)
kt 1
Tranh KHÁNH TRƯỜNG



Trần Quang Phong

NGƯỜI ĐÀN BÀ QUÉT RÁC

 

 

Người đàn bà quét rác

Quét tàn đông

Quét chập choạng đèn vàng

Quét kí ức trôi bên chiều tháng chạp

 

Tôi…

Cọng rác thời gian

Ngẩn ngơ vỉa hè hồn muôn năm cũ

Hạt bụi nào rong chơi qua phố

Xốn xang con mắt ai về

 

Những nhát chổi đắm đuối cơn mê

Lưng còng xuống chổi trần gian xơ xác

Gió bấc mơn man lộc biếc

Góc khuya lấp lóe đốm hồng

 

Người đàn bà run rẩy quét tàn đông

Quét nỗi đau con đường nham nhở

Quét bùn nhơ lòng người dâu bể

Quét bước chân dẫm nát phận người

 

Tôi…

Ghế đá cuộc đời

Thao thức

Đợi ai về cùng ước sao rơi

Rưng hàng cây tiếng cười rúc rích

 

Người đàn bà quét chiếc bóng ngày mai

 

TRẦN QUANG PHONG

 

 

 

SINH NHẬT

 

Sinh nhật tôi trú xứ?

Rặng dừa cụt ngọn

Làn khói quẩn quanh mái tranh uất nghẹn

Đàn gà tan tác

 

Rạ rơm vàng héo hắt lời ru

Bước chân thất thểu tha hương bụi đỏ tăm mù

Mẹ xõa tóc úp mặt vào nón lá

Chị giăng tay ngang mày ngài

 

Tôi cầm viên cuội ngẩn ngơ

Sinh nhật tôi lấp lánh ô cửa

Vụn vỡ

Khuôn mặt bạn bè

Cúi mặt bên cội rễ

 

Và…

 Những người đàn bà nhoẻn nụ cười dâu bể

Trễ bờ vai thập ác nõn nà

 

Thơm…

Ngầy ngật giấc ngủ

Rưng rức môi hôn

Sinh nhật

Mẹ hóa ngọn khói

Chị ngọn dừa cằn cỗi

Viên cuội hóa trái tim ấp ủ

Lời tri ân

 

 

Đàn gà chiêm chiếp óng tơ xuân

 

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31131)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29589)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32298)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35137)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37524)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32065)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32022)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33442)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33125)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34615)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.