- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

DÃ QUÌ

21 Tháng Chín 20175:41 CH(Xem: 24895)

20665873_images1233345_PB192467
NGHẸN

 

Những câu thơ nghẹn sắc dã quì

Những mái ngói nghẹn màu rêu cũ

Bên hồ liễu rủ

Soi bóng phù du

 

Người về cuối dốc tăm mù

Vương theo gót chân cánh đào man mác

Bỏ lại cội khô xanh con chim hót

Mịn màng cỏ non

 

Tôi len lỏi qua bao ngóc nghách thèm thuồng miếng khoai mật ngọt cuộc đời

Chén cơm trắng hạt muối mặn làn khói thơm quấn quít

Giọt nước mắt quê xứ con người óng chuốt

Đêm trong suốt môi son

Đèn vàng mỏi mòn

 

Ai mồ côi nắc nõm

Đợi chờ ai vén rèm bí ẩn

Nhành lan trắng muốt u hương

Cội tùng minh triết con đường

 

Chân mây sơ sinh in vó ngựa hồng lịm tắt

Tôi đánh rơi xuống mặt hồ xưa xác thân lưu lạc

Dốc thấp dốc cao bám víu lối mòn

Vụng dại hàng thông

Chở che ngôi nhà mù sương chót vót

Người con gái tung tăng xõa vào vầng trăng rối bời mái tóc

 

Nghẹn sắc dã quì vàng rực

Nghẹn màu chiều mái phố thinh không

TRẦN QUANG PHONG

20161021-mot-mua-hoa-da-quy-o-ba-vi-lai-den-5

 

 

 RAO BÁN DÃ QUÌ

 

Ta ngông nghênh cõng dã quì qua phổ 
Rao bán bước chân 
Ta quay quắt cõng bầu trời xanh đôi dòng nhạn trắng 
Hỏi mua mảnh trăng đáy hồ ngoảnh mặt làm thinh

Gửi lại nơi này một thuở thanh xuân 
Cùng bạn bè níu tay nhau qua tháng ngày cơ cực 
Ngã năm phù đổng tiếng cười lăn theo con dốc 
Má con gái hồng man mác cánh đào bay

Giọt cà phê thanh thủy ngậm ngùi rơi 
Đỉnh đồi cù trắng sương mù ngựa hồng buông vó
Tiếng chuông linh sơn mặt xuân hương bỡ ngỡ 
Bóng ai về đơn độc thông xanh 

Chợ chiều hòa bình cởi áo phù vân 
Đổi lấy bể dâu một vài cay đắng 
Tóc xanh xưa giờ bạc
Đứa yên nghỉ mệt nhoài 
Đứa máu đổ bên đường ca hát 
Đứa gục bên giường chưa trọn ái ân

Tôi lang thang qua mùa thu rừng rực dã quì vàng
Nhởn nhơ như oan hồn còng lưng cơn lũ
Vướng víu làng xóm tan hoang 
Vật vờ mái tranh đổ nát 
Phất phơ khăn tang vẫy gọi lòng người 
Tan tác 
Con mắt trẻ thơ 

Gửi lại nơi này một gã dại khờ 
Tóc vướng bụi đời chấm vai áo quần bạc phếch 
Cõi còm thân xác
Những người bạn của tôi ơi


Mưa tầm tã trái tim đau ngơ ngác 
Để ngạo nghễ tiếng cười rao bán mùa thu

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 30846)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài
06 Tháng Sáu 201511:54 SA(Xem: 33584)
em và mùa hoa ngọc lan sót lại chỉ vài cánh mỏng so le thành phố bây giờ không còn những mái mây che những góc xưa bộn bừa
31 Tháng Năm 20153:39 SA(Xem: 32291)
Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2]và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.
27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 37379)
Sáng nay anh không thức dậy sớm Cùng em bước trên con đường đầy sương trắng Em khoác cái mũ lên cao Giữ đôi tai trong im lặng Và anh có nghe tiếng rêu chảy Trong cái hồ nhỏ bên bờ thành? Em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình Sớm nay sương mãi trắng mái đầu Chưa đánh thức giấc ngủ muộn
26 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 32157)
Tôi vớt tôi mùa ngược nắng Mang bão bùng đi qua Chớp bể mưa nguồn biến động Tôi còn chấp chới phong ba
26 Tháng Năm 20151:17 SA(Xem: 31988)
Trời đầu tháng năm Cali nắng chan hòa ngoài đường nhưng Thanh còn thấy lạnh. Thế này dù sao cũng còn đỡ hơn ba tháng trước thật nhiều khi Thanh mới theo chồng từ quê nhà sang Mỹ vào đúng giữa mùa đông. Đồng hồ trên lò microwave chỉ mười giờ sáng. Trong vòng vài phút thế nào Thanh sẽ thấy con bé tóc vàng ở nhà cuối đường đẩy xe có đứa bé trai tóc đen đi ngang qua.
23 Tháng Năm 20153:54 SA(Xem: 34629)
Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chươngvô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù ( goulag) rồi còn lại kẹp thêm tính Mao-nhiều &Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa.
22 Tháng Năm 20153:47 SA(Xem: 42307)
Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi, kể cả lý luận, nghiên cứu cho đến văn , thơ, kịch... đã có đến hàng trăm bài viết. Nhìn chung các loại ý kiến chưa thật thống nhất và tính thuyết phục chưa thật cao (1)...Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này với quan điểm không để tình cảm, thiên kiến lấn át sự thật.
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 83538)
Đã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền kiểu Maoist—tức phe tự nhận “Cộng Sản” không thể thua, chỉ có thể toàn thắng, vô địch...Ở lần hiệu đính thứ sáu này, chúng tôi sử dụng tên thật các tác nhân CSVN hơn bí danh cách mạng của họ. Như Linov Nguyễn Sinh Côn thay vì Hồ Chí Minh, Phan Đình Khải thay vì Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Yến Sa thay vì Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Chấn mà không Trần Văn Trà, Phạm Văn Thiện, không Phạm Hùng, v.. v ..
21 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 34892)
"Nếu dưới góc độ tình nghĩa , sự phủ nhận những gì đã nuôi dưỡng mình thời trẻ là điều đáng trách thì nhìn từ góc độ khác - góc độ nhận thức chẳng hạn - sự từ bỏ những gì có thời mình đã ngoan ngoãn tiếp nhận đôi khi lại là điều đáng mong đợi. Lấy ví dụ như những người từng học ở Trường Plekhanov chuyên dậy quản lý kinh tế theo phương pháp kế hoạch hóa - tập trung bao cấp thì đạt điểm càng cao sau này càng dễ gây tác hại (!) khi làm việc trên thực tế. Họ chỉ có thể ăn nên làm ra khi “phản tỉnh”, ngộ ra một điều đơn giản : kinh tế thị trường là thành quả lớn lao của trí tuệ loài người."(Phan Hồng Giang)