- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHƯƠNG UY THÁNG CHÍN

14 Tháng Chín 20171:41 SA(Xem: 26646)
PHUONG UY FB
Phương Uy tháng chín


DI 1

Giữa đêm

thắp lên một ngọn nến

những khung tranh rỗng

tối đen.

 

giữa đêm

tôi mò mẫm tìm mình qua các kí tự

tôi mò mẫm tìm B qua các kí tự

những tổ khúc của quá khứ đã băng hoại bởi mùa thu cận kề đến

vòng xoay của những chiếc bánh xe đạp - xoay

vòng xoay của chiếc máy đĩa cũ kỹ từ thế kỉ trước - xoay

vòng xoay của những làn khói thuốc ám trong đêm vắng

và làn hơi thở nhẹ bẫng trong đêm sương này

xoay

xoay

xoay

 

bài hát được lặp lại và phát mãi miết trên điện thoại

những nhắc nhớ về B

 

giữa đêm

tôi chập chờn bay qua những linh giác tối ám

Gloomy Sunday, Longing for paradise...

những giai điệu âm u quấn riết tôi trong cùng quẩn

con hồ ly xanh về chết bên Vịnh Nước Đen

nơi màu bỉ ngạn vẫn thắm đỏ

hãy nhận lấy những u buồn này

bởi chúng ta đã đánh mất thiên đường khi tình yêu vừa thai sinh

đừng khóc

ngày đã thoái hóa bởi bóng tối

đừng để mình băng hoại bởi sự độc thoại ngàn đời.



DI 2

 

Ngáo chữ

Cơn đại lộ chữ nghĩa

hợp âm bay vun vút

khúc intro mùa thu rơi lả tả những phím buôn buốt lửa

buôn buốt im lặng ngấu nghiến

buôn buốt hơi heo may lạnh quay quắt

những quãng tám câm lặng tiếng

và người dấu bóng

 

cơn nhập tràng chữ

tựa vòng bánh xe tròn xoay

xoáy đều trong âm u của khối não tối tăm

những ám tượng xanh nhức nhối

người hát rong đã cầm tù tiếng ca trong buổi bình minh

bằng cái chết trong sương trời nhạt

 

Sốc chữ

những đại diện thay thế số

những ẩn ức không cầm biến

luôn là hàm biến thiên qua những âm vực ảo

parabol nở dài về vô cực ảm đạm

giữa đêm tối ám

rũ rượi nhớ một âm báo tin nhắn đến

trong bặt âm xanh màu máu.

 

cơn ảo tưởng vụt tan nát

em trôi về phía cực đại quên lãng

bỏ tôi lang thang đường nhị phân không gian day dứt nhớ

khúc intro mùa thu rơi lả tả những note rời câm nín

hoang vu chữ.



LY 3

Những ngày buồn nhất

Tôi để suy nghĩ của tôi quay về trong lũng sâu của thời ấu thơ

nơi những chiếc lá đã rách khi trượt ngang kì phân hủy cuối

mùi thơm của nước mưa trong veo trên tán rễ cây long não

nhập nhằng giữa những nhớ nhớ quên quên

ở phía cuối cùng nhất cũng là màu trắng

của những dọc ngang ánh trắng sót mùa mía trổ cờ

người bạn họ Trịnh nói với tôi về cơn gió lộng lẫy mùa cũ

nơi mọi thứ không hề lớn lên

và bạn nói :

đừng tuyệt vọng

 

Những ngày buồn nhất

lần theo cơn sốt trên mái tóc

chiếc mặt nạ đã vỡ tan những hình hài tưởng tượng

tiếng huýt sáo vọng từ radio những hợp âm cũ nát sau cùng

tháng 8 đã qua nhanh như những cơn gió biến âm qua những đọt cây

người bạn nói với tôi:

đừng khóc.

mùa mưa rồi cũng sẽ qua.

 

những ngày buồn nhất

sự im lặng bào mòn từng đốt ngón tay

đếm thời gian sa lầy trong bóng tối

khi những viên nén đã không còn mang đến những giấc ngủ

em đến bằng những im lặng của chiếc bóng

bay qua những chập chờn

trên hành lang hẹp đầy bụi

những xác gió cười tê dại

an ủi cho những ngón tay nuốt trắng tìm kiếm đam mê

bình an là không thật

đam mê cũng không thật

kiệt cùng cho những ý nghĩa cuộc sống này

là tồn tại

sống

hít thở

sướng điên

hay trào máu

vẫn cứ phải tồn tại

bởi đó là ý nghĩa của sự sinh tồn?

 

Phương Uy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 201512:07 SA(Xem: 30022)
Cánh đồng cỏ trải dài dường như bất tận, gió ào ạt thổi tràn qua cánh cửa, những ngọn cỏ xanh run rẩy không ngừng. Bị khung cảnh làm cho choáng ngợp tôi đứng im như tượng một lúc, tim đập liên hồi và trong trí óc của một đứa trẻ năm tuổi nảy ra đủ mọi ý nghĩ sợ hãi, kỳ quái.
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 45723)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).
08 Tháng Chín 201511:47 SA(Xem: 30281)
"Đời sống bên này có cái thực tế khắc nghiệt là vậy. Càng khắc nghiệt tôi càng trầm tĩnh. Nghiệm ra một điều: hãy làm hết sức mình cho một công việc tốt, cũng có lúc bù đắp lại. Những tấm tranh cũng đã từng nuôi sống tôi, tôi không thể bỏ vẽ được". (Đinh Cường)
03 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 28503)
khi những ngón tay không còn theo đuổi những thanh âm phím đàn nghẹn ngào góc tối cây tỳ bà bỏ quên bên vách tường và khóc hoang vu trăng xanh
02 Tháng Chín 201511:35 CH(Xem: 29613)
Có một sự xáo trộn trong mùa đông năm nay bắt đầu từ chiếc áo màu đỏ cô mặc. Đó là chiếc áo len mang hơi ấm của ba con người, ba cuộc đời kéo dài trọn một thế kỷ trừ ra những năm nó nằm vạ vật ở một nơi nào đó mà cô đã làm thất lạc.
01 Tháng Chín 201512:51 SA(Xem: 31703)
LTS: Cuối tháng 8, Hợp Lưu nhận được chùm thơ gởi từ Nguyễn Nhựt Hùng, một người làm thơ hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu. Mặc dầu còn rất trẻ, anh sinh năm 1989. Nhưng thơ anh mênh mang như sóng biển của thành phố anh đang ở. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và độc giả những thi phẩm của Nguyễn Nhựt Hùng
01 Tháng Chín 201512:41 SA(Xem: 29002)
Con gái tròn 24 rồi, Má biết không Đã qua thuở thì ngồi đan chiếc khăn dài hơn nỗi nhớ Đã qua cái tuổi cam đoan rằng yêu là hạnh phúc Đã biết len lén nhìn, rồi lặng im
30 Tháng Tám 201511:39 CH(Xem: 31017)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lưu Mêlan là bút hiệu của Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1989. hiện sống tại Sài Gòn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lưu Mêlan cùng quí văn hữu và đọc giả Tạp chí Hợp Lưu.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 40376)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 33386)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...