- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

DỤ NGÔN, CỦA GIẤC MƠ...BỤI

14 Tháng Ba 20163:00 CH(Xem: 27521)



DuNgon-phuong uy


bụi . của giấc mơ II

 

chạy

và nhặt cơn mơ

trên đọt thời gian gãy cánh

cơn áp thấp tròng trành khoảng tối

niềm yêu co ro

 

chạy

và nhặt cơn mơ

đêm rát giọng trào giọt khóc

gió níu chân thềm

cuốn mây vừa rụng lưng trời

 

chạy

hòng nhặt được một niềm tin

giữa con đường quá vãng

khách lâu rồi vắng dấu

hài xưa nhớ đôi bàn chân

 

chạy

về phía ngày bão lũ

mình đi là chớp bể mưa nguồn

tôi còn đong chi nỗi nhớ

cầm cho mưa tuôn

 

chạy

trong ngút ngàn khoảng tối

giấc mơ thường không màu

cơn mơ tôi cầu vồng trôi dạt

úp mặt khóc đêm thâu

 

thôi

trả mình về kỉ niệm

ngày xa là đã không còn

tôi về cầm kí ức

chùi đi vết son

đứng lại

ừ đừng chạy nữa

xác thân rồi úa nhàu

một mai hoang tàn

kí ức em rồi thành mùa sau

 

dụ ngôn 5

 

những dự cảm già

phập phồng cơn áp thấp xám

trên những biển báo mang biểu tượng loài hoa tím

trận mộng du đã tràn qua

 

ngày ngọt lịm đã trôi qua

giới hạn trong đường biên chocolate bị nung chảy

thời khắc những giọt lạnh cuối mùa ngấm vào người

tình yêu cũng chỉ là một thứ xa xỉ phẩm

đặt bằng nỗi tò mò nhưng không liên quan

 

những ngày ngọt lịm đã trôi qua

bước chân đếm một .. hai ... ba

máu của hoa hồng đã đổ xuống

những bông hoa màu tím nở ngát trên bàn thờ

giáo đường nhỏ

chiều vắng

là tiếng chuông nguyện người đi trước

" nay là chúng tôi...."

 

ngày những loạn ngôn trôi qua trên dòng bát nhã

là chân là tay

bộ não đã hoại tử từ mùa xuân thế kỉ trước

bắt đầu là những cơn mưa trong mùa mê sảng mới

"... mai là mọi người"

 

 

PHƯƠNG UY

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31150)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29620)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32315)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35155)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37538)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32074)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32147)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33451)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33140)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34636)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.