- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÓNG

12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 30050)

TangThanhHa 1
Tăng Thanh Hà - Ảnh Phạm Hoài Nam



BÓNG 1

như cách ấy
ngồi trong bóng tối
đừng bật đèn
hãy để ngọn nến tự sáng
hay để ngày đi qua đêm

như cách ấy
lặng đi và đừng ngủ
những cơn đau cấu cào dọc bờ tường
sẽ buông lời phẫn nộ

như cách ấy
nuốt chửng thâm u bằng bóng tối
bóng tối là thâm u
đừng biện minh cho bất cứ điều gì
dù ngang ngược

như cách ấy
sinh ra , lay lắt tồn tại và mất đi
những ngày những người những đời chưa bao giờ được sống

 

 

BÓNG 2

đến 
và dịch chuyển
bằng những bước chân không lối thoát
sự trung thành tối nghĩa
buộc ràng nhau
ở nơi chốn không có an nhiên
những ẩn ức không màu
điềm nhiên trú ngụ
đường siêu âm đồng quy
trên hai tay
bưng lấy giọt nước mắt nửa khuya

đến và ở lại
bằng sự bế tắc
biết không thoát khỏi muôn trùng
thì
đừng bật đèn
đừng đốt nến
khi cơn đau không thể sẻ chia
dù với
thì hãy nằm xuống
rồi cũng sẽ rời nhau mà đi.

 

 

 BÓNG 3

đêm vô thanh không tiếng gọi

tôi nhìn tôi qua lổ ước thề bồi

cánh chim ngày không đập đậy

tôi ruồng rẫy chính tôi

 

đêm vô âm thăm thẳm

lảng vảng rìa cơn bão vô hồi

trốt gió tung cuộn ngầm xoáy

tôi đày đoạ tôi

 

đêm vô ngôn sũng màn trời ướt

tôi co ro cuộn thân tôi

hoa mạn đà là ảo ảnh

trăng khuya tử nạn trên đồi

tôi nhìn tôi mùa vô dụng

phế tích thời gian trôi

 

 đêm rỉ hoen ngược tìm bóng

vô thanh vô âm tìm vô ngôn

từ lòng bàn tay héo

tôi thả lên trời những thông điệp u buồn

đáp lại tôi không tiếng vọng

tôi láp dáp tìm mình trong hoang vu

 

đêm ngóng gió về qua phố

chỉ lặng im sinh sôi

tôi ngược đãi tôi cùng tận

nghe mùa sám hối rối bời

 

thi hài đêm trổ mộng

sần sùi hạt lệ vô phần

tôi mắc cạn bờ huyễn tưởng,

bóng tìm đêm vô căn

 

đêm ngưng đọng từng giọt gió

rít thiên hà xa xăm

tôi ngưng đọng tôi vết xước

cào xới những bặt âm

mùa vọng lành níu giữ

đêm vô hình trăm năm



BÓNG 4

dẫu bàn tay đã cố với

vẫn không chạm được

 hạnh phúc vốn chỉ là thứ

 nhập nhằng xanh xao

 

dẫu mùa mưa có dài hơn

 bàn tay cũng khô

không như nước mắt thiếu phụ

tràn đêm gió xô

 

dẫu đêm có đen như bóng

đổ ngập tường trắng

 dẫu buồn có sâu như đêm

rồi cũng nhạt màu

 

thời gian quay ngược trở lại

em rồi có về

lựa chọn cho mình hồi ức

khác ngày hôm qua?

 

 
BÓNG 5

không phải thơ đâu em
chỉ là lời nguyện đêm tha thiết
không phải sáng mai nào cũng trong veo
như sáng nay gió về vẩn đục
lời kinh rớt xuống lũng oan cừu

không phải đau đâu em
chỉ là cơn mơ nước mắt
bên thềm câu mớ rớt à hời
cơn đau vừa đập cánh
bay lên đỉnh tinh khôi

không có yêu đâu em
lời hi sinh là lừa dối
câu chứng trong giáo đường
Chúa không về tha tội
thiên thần bỏ địa đàng
vắng bóng chung thân

không phải tôi
trong đêm nay
chỉ có lời thống hối
cơn đau cũng bị dối lừa
dưới mồ sâu 
tăm tối
mặt người.

 

Phương Uy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31160)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29631)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32321)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35266)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37655)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32182)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32154)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33458)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33150)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34645)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.