- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ VÀ NHẠC DƯƠNG PHƯƠNG LINH

18 Tháng Tám 201512:59 SA(Xem: 44305)
DuongPhuongLinh
Dương Phương Linh - chân dung tự họa







LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Dương Phương Linh sống và làm việc tại Paris. Ngoài sáng tác thơ, cô còn vẽ và soạn nhạc. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những tác phẩm của Dương Phương Linh đến với quý độc giả và văn hữu Hợp Lưu.

TCHL

 

 

 

Paris, một giấc mơ 

 

Sẽ có một lần em dắt anh lang thang
Trên những con đường Paris ngập dài ánh nắng
Băng qua con cầu một buổi sớm mùa hè còn ngủ vùi yên vắng

Và những chiếc chòi gỗ dọc sông Seine khóa chốt im lìm

 

Mình sẽ ghé thăm những góc nhỏ êm đềm
Của Luxembourg, Palais Royal và nhiều nơi khác nữa
Ở chốn ấy đã biết bao lần em ngồi lần lữa
Trò chuyện cùng cỏ cây, viết cổ tích một chuyện tình

 

Có đôi lần em lẩn thẩn kể chuyện mình
Với các chú bồ câu không mang đôi cánh trắng
Notre Dame từng buổi chiều mưa và nắng
Những chiếc đầu xám cứ gật gù như hiểu thấu buồn vui

 

Em sẽ nắm lấy tay anh đi xuyên qua bóng ngày rơi

Giẫm lên thảm hoa nắng mình bước vào quán nhỏ
Mùa hè, Paris không có màu phượng đỏ
Chỉ tím dài từng góc phố học trò

 

Mình sẽ đến Champ de Mars nằm dài trên bãi cỏ

Nơi một ngày xưa em đứng xem Nhật Nguyệt tương phùng (**)

Em sẽ nhắc anh nghe chuyện đất trời hội ngộ rưng rưng

Để mình xây mộng không bao giờ xa cách

 

Hãy lắng nghe anh nhé lời con tim bảo mách
Em sẽ nhặt nhớ nhung viết lên khúc nhạc lời thơ
Trên từng phiến lá của mùa hạ Paris rực rỡ 
Cho một thu nào thương yêu chín rụng thật gần

 

Cho một hôm nào mình sẽ cùng bước chân ...

 

(05/Juillet/14)

(**) Nguyệt thực tại Paris năm 1999

MỘT LẦN
Thơ & Nhạc : Dương phương Linh
Trình bày : Nguyên Khang
Hòa âm : Eric Miller


Để dành

 

Em sẽ thôi không viết nữa những bài tình tha thiết

Lời quá xưa, thơ quá cũ phải không anh ?

Khép trang lòng em đem cất để dành

Thi thoảng mở riêng mình em ngồi ngắm

 

Sẽ thôi không viết nữa những đêm dài hoang vắng

Về kỷ niệm mình ngắn ngủi mong manh

Em gom nhớ ghép vào tim thầm lặng

Buồn, dở ra rồi gấp lại … để dành!!!

 

Không vẽ nữa lên thơ vầng trăng lạnh

Đêm nguyệt tròn vọng ngóng lần nguyệt say

Gởi ngất ngây góc hồn nhỏ tù đày

Để dành đó khép mắt sâu mơ nhớ

 

Sẽ thôi không vẽ nữa màu hồng nơi tim vỡ

Bôi quầng nâu khoé mắt, má môi phai

Em cất lại nỗi buồn tình khờ dại

Nhớ, dở ra rồi lại gấp … để dành!!!

(03/Avril/06)

LẠC MẤT NỤ CƯỜI
Nhạc & lời: Dương Phương Linh
Trình bày : Mộng Trang
Hòa âm : Eric Miller

Những điều không biết

 

Tôi làm sao biết được

Con gió đi về đâu

Chở mây ngàn lả lướt

Đổ nơi nào mưa ngâu

 

Tôi làm sao biết được

Vì sao nắng ngọt ngào

Mà mưa về khuấy nhiễu

Dội ướt hồn hư hao

 

Tôi làm sao đoán được

Nguồn cội từng con sông

Nỗi niềm nào vỡ sóng

Bào mòn đá đợi mong

 

Tôi làm sao hiểu thấu

Vì đâu biển bạt đầu

Xoáy vào cơn dông bão

Niềm đau đời bể dâu

 

Tôi làm sao nghĩ ra

Sao Trăng không thật thà

Bẻ đôi vầng thương nhớ

Nay vui vầy, mai xa

 

Tôi làm sao tường tỏ

Lòng người có thật chân

Đường nào không lận đận

Đâu hạnh phúc vô ngần

 

Có ngàn điều không biết

Có vạn thứ không hay

Vây bủa vây trùng điệp

Vô lý những tháng ngày

 

Biết bao điều không hiểu

Trên tháng ngày đã qua

Và bao điều không biết

Còn đợi chốn phong ba

 

Tôi làm sao biết được

Sẽ ra sao ngày mai

Khi con đường phía trước

Mưa gió vẫn miệt mài !!!

 

(07/Juin/06)



Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Mười Một 20224:37 CH
Khách
Chào Phương Linh
Thấy tên và hình người này sao thấy quen quen,có phải em lúc trước có ỡ Nouvelle Caledonie vai năm rồi sau đó qua Pháp học không?
28 Tháng Mười Một 20203:26 SA
Khách
Tôi muốn mua bãn nhạc Une fois (Một lần do Nguên Khang hát . Xin gởi dưới dạng wave file.
Vui lòng cho biết cách thức trã tiền.
Cám ơn,
Ly truong Trí
03 Tháng Giêng 202010:08 SA
Khách
Dear Kim Chi và Anh Thư
Cho L xin lỗi vì thấy message của 2 bạn quá trễ
Có thể cho.mình email của các bạn không ? Mình sẽ gởi music sheet qua email nghe
Cám ơn 2 bạn thật thật nhiều và cho mình xin lỗi thêm một lần nữa ❤❤
16 Tháng Tư 20162:50 CH
Khách
Dear Phuong Linh,
I would like to order the Mot Lan piano music sheet or/and piano music chord. Can you please help me on this? I am looking forward to hear from you soon.

Thank you!
21 Tháng Giêng 20163:28 SA
Khách
Toi muon mua tap nhac cua nhac si Duong Phuong Linh, nhat la bai Mot Lan. Mong Tap Chi Hop Luu cho toi biet cach nao de mua. Cam on vo cung
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107218)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109581)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86070)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86380)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98854)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85777)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72630)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68122)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81523)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79534)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...