- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phượng Vỹ

28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 137197)


w-final-portrait__ttt_0_171x300_2- Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm" Phượng Vỹ có làm được đâu chớ!
… Cách đây, ít nhất cũng hơn mười bốn năm rồi thì phải. Ngày xưa xa lắc nào đó, T rất hay theo Phượng Vỹ vào vườn Lục-Xâm-Bảo tìm ý để vẽ (Phượng Vỹ vẽ chứ không phải T). Nhìn những đường bút chì Phượng Vỹ phác họa mà thấy mê. Chưa hết, Phượng Vỹ còn làm thơ, viết văn. Đôi mắt to tròn đen lay láy từ Phượng Vỹ như dung chứa cả mưa nắng mùa hè. Phượng Vỹ đi đến đâu, ngoài T, cũng có một gã con trai theo “tháp tùng”. Hắn nói câu gì là được Phượng Vỹ “kê” ngay câu đó. Vậy mà đi đến đâu, hắn cũng siêng năng lẽo đẽo theo sau. Có lúc mua một cây cà-rem cho Phượng Vỹ (và bất đắc dĩ phải trả tiền luôn phần cà-rem cho T).
Ngày mưa tháng nắng, hắn siêng năng chăm chỉ đưa đón. Mặc cho ai đó không thèm nhìn hắn nửa con mắt. Rồi hắn tập tễnh làm thơ. Vói theo chút hy vọng mong manh như màu lụa trong nắng, trong gió. Cho đến một buổi chiều Chủ Nhật buồn, hắn kêu T ra sân cầu cứu. Hắn than câu chuyện của hắn và Phượng Vỹ sao mà nó dài ơi là dài. Hắn cứ mãi đi trên con đường thẳng song song hoài như thế này thì chắc chắn vài ngày nữa hắn mỏi gãy chân thôi.
Thế mà, cũng đến một lúc nào đó, màu áo lụa mong manh trong nắng, trong gió chao nghiêng. Mùa hè chưa chấm dứt nhưng chút vương vấn trong tim Phượng Vỹ hình như đang xôn xao nhận thức được điều gì đó. Tiếng lá vỡ dưới chân. Tiếng chim kêu trên cành. Những cành cây nghiêng lá. Chiếc ghế hôm nào Phượng Vỹ ngồi ôm giá vẽ hôm nay tự dưng nghe thấy thương lạ. Cả cái phông-tên nước trong vườn Lục-Xâm-Bảo nữa. Mùa hè chưa chấm dứt mà con đường nhộn nhịp những quán cà phê sinh viên như muốn chao nghiêng. Phượng Vỹ đã dám để bàn tay mình trong bàn tay hắn. Con đường hình như chứa chan tiếng nhạc. Con đường uyên ương. Nắng buổi chiều cũng êm đềm, tha thiết hơn. T mang niềm vui giản dị của bạn mình mà treo lên những cành cây tháp lá trong sân. Phượng Vỹ buông tay hắn và lại nắm chặt tay T. Nụ cười bay theo những giấc mơ con gái. Cứ thế mà bay bổng. Những tấm thiệp cưới cũng thế mà theo đường bưu điện đến tay bạn bè. Vậy là trong đám xuân xanh ấy, có Phượng Vỹ bỏ cuộc chơi theo chồng. Coi hắn hiền hiền vậy mà ôm cái lu chạy nước rút lúc nào không hay.
Rồi bẵng đi một thời gian ngắn sau cái hạnh phúc đó là những cơn mưa, cơn bão vây quanh. T ghé thăm Phượng Vỹ vào một buổi chiều cuối tháng mười . Lòng cứ băn khoăn, hồi hộp từ lúc mới vào cổng chánh. Sao lạ ghê, lòng không còn rộn rã, nôn nao như ngày nào nữa. Phượng Vỹ mở cánh cửa nắm tay T kéo vào. Căn nhà với chút ánh sáng rất ít. Màn cửa kéo kín mít. T lách vào nhà bếp. Ngồi trên một chiếc ghế duy nhất. Vài con dán bò hiên ngang dưới chân. Phượng Vỹ nói:
- T mở tủ lấy nước uống đi. Đừng có làm khách!
Phượng Vỹ nhắc hoài câu đó nên T phải đứng dậy đi tìm nước uống. Nhưng khi mở cánh cửa tủ lạnh ra T đóng vội lại ngay. Tủ lạnh không có gì uống. Rỗng tuếch. Buồn hiu hắt. Phượng Vỹ không buồn đưa T đi tham quan căn nhà như thói quen của chủ nhà. Mà hai đứa chỉ ở lì trong nhà bếp. Đứa con gái bé nhỏ khóc lóc vòi vĩnh Mẹ. Phượng Vỹ cúi xuống bồng con lên:
- Cô T có muốn bế cháu không nào?
Ơ, tưởng gì. Muốn lắm chứ. T giang hai tay đỡ lấy cô nhỏ vào lòng.
- Sao cháu nhẹ như bông gòn thế này!
T vô tình hỏi và Phượng Vỹ thản nhiên trả lời:
- Thứ hai này, Phượng Vỹ đem con trở vào nhà thương. Cháu bị ung thư máu…
T không có một kinh nghiệm gì về con nít và bệnh hoạn. Nên ba tiếng “ung-thư-máu” nơi một đứa con nít (mà đứa con nít đó lại là con của Phượng Vỹ nữa), khiến T cảm thấy hụt hẫng lạ lùng. T nhớ mình đã ôm lấy bàn tay bé nhỏ, xanh xao, yếu ớt đó. Một chút vuốt ve. Một chút ngậm ngùi. Thứ hai cháu lại trở về nhà thương rồi à? Mẹ cháu sẽ ở với cháu khi cháu thức. Và chỉ chợp mắt một tí khi cháu ngủ. Còn buổi tối, cháu sẽ ngủ với ai? (Tháng mười ơi, trời mới vào thu mà đã se se lạnh). T không dám hỏi bất cứ điều gì. Chỉ biết chờ đợi nghe Phượng Vỹ kể .
Khi yêu nhau, chưa đi xa đã thấy nhớ (sao lúc nào T cũng nghĩ vậy!) nói chi đến giây phút đợi chờ người quay về. Vậy mà Phượng Vỹ lại nói:
- Hắn bỏ đi rồi. Phượng Vỹ cứ mong hắn đi luôn!
Bàn tay thon dài ngày nào bây giờ thoăn thoắt trộn nhân làm chả giò đem bán trong trường học. Thấy mà đau lòng!
Rồi Phượng Vỹ kể về những chuyện riêng tư. Nguyên nhân sự đổ vỡ (mà T nghĩ, chỉ có hai vợ chồng mới nên biết đến thôi). Phượng Vỹ kể thản nhiên. Hình như tâm hồn Phượng Vỹ không còn chút kỷ niệm êm đềm nào hết. Hình như sân vườn năm xưa, đã xưa lắm rồi vậy. Nếu như ngày nào đó, ngang qua khu vườn ấy T không chắc Phượng Vỹ sẽ còn nhớ ra tiếng chim kêu tha thiết trên những cành cây kỷ niệm. Như khi Phượng Vỹ kể về hắn, T đã không dám nhìn thẳng vào mắt Phượng Vỹ mà chỉ lơ đãng nhìn lên trần nhà. Như tìm kiếm coi có con thạch sùng nào đang chép miệng buồn trên đó không vậy?
Buổi tối, bóng tối, cô đơn như bao trùm hết căn nhà. T ở lại với Phượng Vỹ đêm hôm đó. Thao thức không cách chi dỗ được giấc ngủ. Chỉ mong sao trời mau sáng để lấy chuyến xe lửa sớm về lại Paris (vì chợt nhớ tới căn phòng của mình, nhớ ơi là nhớ.)
Và cái buổi sáng chờ đợi đó cũng đến. T thức dậy, kéo rộng hết màn cửa, mở tung những cánh cửa sổ cho không khí ngột ngạt trong phòng bay đi. Hãy bay xa đi và, trả Phượng Vỹ lại những giấc mơ êm đềm thời con gái. Ôm giá vẽ tươi cười trước gió. Vẽ con trăng thơ mộng ngày nào. T không bao giờ tưởng tượng được gương mặt xinh xắn ngày xưa đó, bây giờ lại in những dấu tay không tự chủ được của một người đàn ông. Người đó lại là hắn. Lũy. Người đã lẽo đẽo theo Phượng Vỹ suốt một mùa hè.
Phượng Vỹ đưa T ra ngoài cửa, giới thiệu T với mấy căn nhà hàng xóm đã từng đóng vai trò “nhân chứng” mỗi khi hắn trở về. Đóng kín mít cánh cửa cuộc đời. Tự giam mình vài ba hôm để nuôi mộng trở thành một nhà Văn lớn!
Con người khi có chút ít tài vặt, thường rất hay thích bước những bước thật dài, vội vã .Tóc tai hãy để rối bù xù. Đời sống hãy đừng thứ tự lắm. Hắn lầm lẫn tưởng rằng muốn mang chút máu nghệ sĩ là phải như thế đó. Khi không đạt được “ước nguyện”, hắn mở tung cánh cửa “nghệ sĩ” của mình ra mà đánh vợ, mắng con. Mượn cơn say. Mượn thuốc lá. Phá tan nát những bình yên.
Hai đứa lại trở vào nhà bếp. Đến lúc đó, Phượng Vỹ mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ quên thau nhân làm chả giò ở ngoài hiên từ tối hôm qua. Không cất vào tủ lạnh, thau nhân giờ thành nhân thiu mất tiêu rồi. Phượng Vỹ chắc lưỡi. Ngồi thừ ra trên cái ghế duy nhất trong bếp. Ngó Phượng Vỹ buồn lặng lẽ, chịu đựng, T nói với Phượng Vỹ:
- T có chút quà nhỏ mang theo. Phượng Vỹ giữ đi, rồi mua cái gì cho con cũng được.
Nhưng Phượng Vỹ đã từ chối món quà nhỏ ơi là nhỏ của T vào cái buổi sáng đó! Phượng Vỹ nói:
- Đời sống không phải ngồi như vậy mà thương tiếc hoài. Không có đáng gì mà ngồi tiếc như vậy chứ. Lát nữa Phượng Vỹ ra tiệm thịt mua thịt mới, ngon hơn, rồi về làm nhân lại. Phượng Vỹ chỉ tiếc là không giao hàng được sáng nay thôi.
Rồi Phượng Vỹ ôm vai T, cười nhẹ nhàng:
- Giữ tiền mà đi ăn với bồ đi cô. Làm như giàu sang lắm vậy!
Mười bốn năm. Như một cái chớp mắt.

trang thanh trúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 105036)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 158608)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 94546)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 94830)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98023)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 106023)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”
23 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 96136)
Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001.
29 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 86086)
Căn phòng của Jacob ấn tượng tôi đến nỗi, tôi sợ phải đọc lại. Vì tác phẩm vượt mọi khuôn khổ, như có điện, từ trường, đến mức không còn liên quan đến sáng tạo tiểu thuyết. Trên những trang đầu tiên, bằng tất cả ngây thơ, người đọc bước vào tác phẩm không chút ngờ vực.
28 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 116601)
- Gửi Thức Tối hôm qua từ nơi cửa sổ phòng tôi tuyết xuống tuyết rơi trên những cành tùng có tiếng đập cánh rất khẽ của con chim trốn tuyết
28 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 113463)
Sao anh lặng im nhìn lên bầu trời Em thành dải mây bối rối Vì tinh tú tròn đêm trẩy hội Vắt xiêm y ngang cành táo trong vườn.