- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phượng Vỹ

28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 135782)


w-final-portrait__ttt_0_171x300_2- Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm" Phượng Vỹ có làm được đâu chớ!
… Cách đây, ít nhất cũng hơn mười bốn năm rồi thì phải. Ngày xưa xa lắc nào đó, T rất hay theo Phượng Vỹ vào vườn Lục-Xâm-Bảo tìm ý để vẽ (Phượng Vỹ vẽ chứ không phải T). Nhìn những đường bút chì Phượng Vỹ phác họa mà thấy mê. Chưa hết, Phượng Vỹ còn làm thơ, viết văn. Đôi mắt to tròn đen lay láy từ Phượng Vỹ như dung chứa cả mưa nắng mùa hè. Phượng Vỹ đi đến đâu, ngoài T, cũng có một gã con trai theo “tháp tùng”. Hắn nói câu gì là được Phượng Vỹ “kê” ngay câu đó. Vậy mà đi đến đâu, hắn cũng siêng năng lẽo đẽo theo sau. Có lúc mua một cây cà-rem cho Phượng Vỹ (và bất đắc dĩ phải trả tiền luôn phần cà-rem cho T).
Ngày mưa tháng nắng, hắn siêng năng chăm chỉ đưa đón. Mặc cho ai đó không thèm nhìn hắn nửa con mắt. Rồi hắn tập tễnh làm thơ. Vói theo chút hy vọng mong manh như màu lụa trong nắng, trong gió. Cho đến một buổi chiều Chủ Nhật buồn, hắn kêu T ra sân cầu cứu. Hắn than câu chuyện của hắn và Phượng Vỹ sao mà nó dài ơi là dài. Hắn cứ mãi đi trên con đường thẳng song song hoài như thế này thì chắc chắn vài ngày nữa hắn mỏi gãy chân thôi.
Thế mà, cũng đến một lúc nào đó, màu áo lụa mong manh trong nắng, trong gió chao nghiêng. Mùa hè chưa chấm dứt nhưng chút vương vấn trong tim Phượng Vỹ hình như đang xôn xao nhận thức được điều gì đó. Tiếng lá vỡ dưới chân. Tiếng chim kêu trên cành. Những cành cây nghiêng lá. Chiếc ghế hôm nào Phượng Vỹ ngồi ôm giá vẽ hôm nay tự dưng nghe thấy thương lạ. Cả cái phông-tên nước trong vườn Lục-Xâm-Bảo nữa. Mùa hè chưa chấm dứt mà con đường nhộn nhịp những quán cà phê sinh viên như muốn chao nghiêng. Phượng Vỹ đã dám để bàn tay mình trong bàn tay hắn. Con đường hình như chứa chan tiếng nhạc. Con đường uyên ương. Nắng buổi chiều cũng êm đềm, tha thiết hơn. T mang niềm vui giản dị của bạn mình mà treo lên những cành cây tháp lá trong sân. Phượng Vỹ buông tay hắn và lại nắm chặt tay T. Nụ cười bay theo những giấc mơ con gái. Cứ thế mà bay bổng. Những tấm thiệp cưới cũng thế mà theo đường bưu điện đến tay bạn bè. Vậy là trong đám xuân xanh ấy, có Phượng Vỹ bỏ cuộc chơi theo chồng. Coi hắn hiền hiền vậy mà ôm cái lu chạy nước rút lúc nào không hay.
Rồi bẵng đi một thời gian ngắn sau cái hạnh phúc đó là những cơn mưa, cơn bão vây quanh. T ghé thăm Phượng Vỹ vào một buổi chiều cuối tháng mười . Lòng cứ băn khoăn, hồi hộp từ lúc mới vào cổng chánh. Sao lạ ghê, lòng không còn rộn rã, nôn nao như ngày nào nữa. Phượng Vỹ mở cánh cửa nắm tay T kéo vào. Căn nhà với chút ánh sáng rất ít. Màn cửa kéo kín mít. T lách vào nhà bếp. Ngồi trên một chiếc ghế duy nhất. Vài con dán bò hiên ngang dưới chân. Phượng Vỹ nói:
- T mở tủ lấy nước uống đi. Đừng có làm khách!
Phượng Vỹ nhắc hoài câu đó nên T phải đứng dậy đi tìm nước uống. Nhưng khi mở cánh cửa tủ lạnh ra T đóng vội lại ngay. Tủ lạnh không có gì uống. Rỗng tuếch. Buồn hiu hắt. Phượng Vỹ không buồn đưa T đi tham quan căn nhà như thói quen của chủ nhà. Mà hai đứa chỉ ở lì trong nhà bếp. Đứa con gái bé nhỏ khóc lóc vòi vĩnh Mẹ. Phượng Vỹ cúi xuống bồng con lên:
- Cô T có muốn bế cháu không nào?
Ơ, tưởng gì. Muốn lắm chứ. T giang hai tay đỡ lấy cô nhỏ vào lòng.
- Sao cháu nhẹ như bông gòn thế này!
T vô tình hỏi và Phượng Vỹ thản nhiên trả lời:
- Thứ hai này, Phượng Vỹ đem con trở vào nhà thương. Cháu bị ung thư máu…
T không có một kinh nghiệm gì về con nít và bệnh hoạn. Nên ba tiếng “ung-thư-máu” nơi một đứa con nít (mà đứa con nít đó lại là con của Phượng Vỹ nữa), khiến T cảm thấy hụt hẫng lạ lùng. T nhớ mình đã ôm lấy bàn tay bé nhỏ, xanh xao, yếu ớt đó. Một chút vuốt ve. Một chút ngậm ngùi. Thứ hai cháu lại trở về nhà thương rồi à? Mẹ cháu sẽ ở với cháu khi cháu thức. Và chỉ chợp mắt một tí khi cháu ngủ. Còn buổi tối, cháu sẽ ngủ với ai? (Tháng mười ơi, trời mới vào thu mà đã se se lạnh). T không dám hỏi bất cứ điều gì. Chỉ biết chờ đợi nghe Phượng Vỹ kể .
Khi yêu nhau, chưa đi xa đã thấy nhớ (sao lúc nào T cũng nghĩ vậy!) nói chi đến giây phút đợi chờ người quay về. Vậy mà Phượng Vỹ lại nói:
- Hắn bỏ đi rồi. Phượng Vỹ cứ mong hắn đi luôn!
Bàn tay thon dài ngày nào bây giờ thoăn thoắt trộn nhân làm chả giò đem bán trong trường học. Thấy mà đau lòng!
Rồi Phượng Vỹ kể về những chuyện riêng tư. Nguyên nhân sự đổ vỡ (mà T nghĩ, chỉ có hai vợ chồng mới nên biết đến thôi). Phượng Vỹ kể thản nhiên. Hình như tâm hồn Phượng Vỹ không còn chút kỷ niệm êm đềm nào hết. Hình như sân vườn năm xưa, đã xưa lắm rồi vậy. Nếu như ngày nào đó, ngang qua khu vườn ấy T không chắc Phượng Vỹ sẽ còn nhớ ra tiếng chim kêu tha thiết trên những cành cây kỷ niệm. Như khi Phượng Vỹ kể về hắn, T đã không dám nhìn thẳng vào mắt Phượng Vỹ mà chỉ lơ đãng nhìn lên trần nhà. Như tìm kiếm coi có con thạch sùng nào đang chép miệng buồn trên đó không vậy?
Buổi tối, bóng tối, cô đơn như bao trùm hết căn nhà. T ở lại với Phượng Vỹ đêm hôm đó. Thao thức không cách chi dỗ được giấc ngủ. Chỉ mong sao trời mau sáng để lấy chuyến xe lửa sớm về lại Paris (vì chợt nhớ tới căn phòng của mình, nhớ ơi là nhớ.)
Và cái buổi sáng chờ đợi đó cũng đến. T thức dậy, kéo rộng hết màn cửa, mở tung những cánh cửa sổ cho không khí ngột ngạt trong phòng bay đi. Hãy bay xa đi và, trả Phượng Vỹ lại những giấc mơ êm đềm thời con gái. Ôm giá vẽ tươi cười trước gió. Vẽ con trăng thơ mộng ngày nào. T không bao giờ tưởng tượng được gương mặt xinh xắn ngày xưa đó, bây giờ lại in những dấu tay không tự chủ được của một người đàn ông. Người đó lại là hắn. Lũy. Người đã lẽo đẽo theo Phượng Vỹ suốt một mùa hè.
Phượng Vỹ đưa T ra ngoài cửa, giới thiệu T với mấy căn nhà hàng xóm đã từng đóng vai trò “nhân chứng” mỗi khi hắn trở về. Đóng kín mít cánh cửa cuộc đời. Tự giam mình vài ba hôm để nuôi mộng trở thành một nhà Văn lớn!
Con người khi có chút ít tài vặt, thường rất hay thích bước những bước thật dài, vội vã .Tóc tai hãy để rối bù xù. Đời sống hãy đừng thứ tự lắm. Hắn lầm lẫn tưởng rằng muốn mang chút máu nghệ sĩ là phải như thế đó. Khi không đạt được “ước nguyện”, hắn mở tung cánh cửa “nghệ sĩ” của mình ra mà đánh vợ, mắng con. Mượn cơn say. Mượn thuốc lá. Phá tan nát những bình yên.
Hai đứa lại trở vào nhà bếp. Đến lúc đó, Phượng Vỹ mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ quên thau nhân làm chả giò ở ngoài hiên từ tối hôm qua. Không cất vào tủ lạnh, thau nhân giờ thành nhân thiu mất tiêu rồi. Phượng Vỹ chắc lưỡi. Ngồi thừ ra trên cái ghế duy nhất trong bếp. Ngó Phượng Vỹ buồn lặng lẽ, chịu đựng, T nói với Phượng Vỹ:
- T có chút quà nhỏ mang theo. Phượng Vỹ giữ đi, rồi mua cái gì cho con cũng được.
Nhưng Phượng Vỹ đã từ chối món quà nhỏ ơi là nhỏ của T vào cái buổi sáng đó! Phượng Vỹ nói:
- Đời sống không phải ngồi như vậy mà thương tiếc hoài. Không có đáng gì mà ngồi tiếc như vậy chứ. Lát nữa Phượng Vỹ ra tiệm thịt mua thịt mới, ngon hơn, rồi về làm nhân lại. Phượng Vỹ chỉ tiếc là không giao hàng được sáng nay thôi.
Rồi Phượng Vỹ ôm vai T, cười nhẹ nhàng:
- Giữ tiền mà đi ăn với bồ đi cô. Làm như giàu sang lắm vậy!
Mười bốn năm. Như một cái chớp mắt.

trang thanh trúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 7747)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 13091)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 625)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 1500)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 900)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 1077)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 649)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 937)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 1089)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 1303)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.