- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Bài Thơ Mặc Niệm Thu

10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34712)


PhamHoaiNam 12
Ảnh Phạm Hoài Nam


MẶC NIỆM THU

 

ngày ngôn từ đã vỡ

tôi cố gửi đến em một nỗi nhớ

cơn bất lực tràn về

tiếng nói bị hút vào bóng tối trống rỗng

đêm loãng ra trong hỗn mang nắng

con thạch sùng ngồi hát lời tay

tiếng thét trong giấc mơ ngày úp mặt

mấp máy hình môi

những giọt màu vặn vẹo hổ phách

chốn mai phục của cơn buồn

phác họa nỗi đau không lời

chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng

người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu

chữ thì thầm bị rỗng ruột

nỗi nhớ được trả lại

không thể gửi được gì cho nickname Người dùng Facebook

vỏ ốc vòng xoay

khai quật một cảm thức cũ giữa hình hài bài thơ cũ

niềm vui tan biến đã lâu

ngày thất lạc một bụi ố rách rưới

hài cốt ngôn từ được tẩm liệm

về cháy dưới mù sâu.

 

 

THẬP TỰ  ĐÔNG

này là sáng bên này là tối

nhặt chiều vui khéo khéo lụa là

này hình dung bên này là tuổi

thuyền sông trôi nhấp nháy sao sa

 

Màu thân thể ngó chừng cũng cũ

có nỗi buồn đóng vảy hom hem

cơn co rút chảy tràn mộ chí

trận siêu sinh là chút êm đềm

 

đồi vĩnh hằng ngày chưa kịp hóa

sắc nguyên trinh không hẹn tháng dài

buổi mất ngủ già như quá khứ

cùng nỗi buồn thành chuỗi song thai

 

đẩy mùa thu đứng về cuối phố

nhẹ niềm vui chút chút xoa nhàu

anh thập tự vác mình qua đêm gió

lạnh ngàn ngàn nỗi nhớ lung sâu.

 

 

 

ĐỊNH NGHĨA

Bài thơ buồn bỏ chữ đi tu

em bỏ mặc tôi phương nào mải miết

mảnh vườn cũ rêu tàn phai chứng tích

trăm năm già trong tiếng hát hôm qua

 

Ngày đuổi bắt nhau giữa mùa chật hẹp

nhánh thời gian gầy guộc rũ thiên hà

để lặng lặng cho nỗi buồn an táng

để manh nha vô cảm khép mùa qua

 

sau quá khứ có những điều không thật

sau tình xa vô thời lượng lối nhàu

mở ký ức có nỗi buồn đã vỡ

với hình hài dụ dỗ nụ hôn đau

 

sau ký niệm có bài thơ chết yểu

sau bặt âm không một tiếng dư vang

anh đã để mặc anh mùa an nghỉ

để bài thơ một chấm lặng cuối hàng.

 

LẠI VỀ GÓC TỐI

có góc tối mùa thu gọi tôi về trú ẩn

cuồng phong xa

khi những con số đã nhòa đi ý nghĩa

chợt thèm một vòng ôm chính mình

cho những siêu độ song sinh

mùa thu chết đuối trong âm u

giọt nước mắt tử nạn được về chôn trong nghĩa trang hồi ức

co ro tiếng nói của những ngày mất mặt

cơn lũ đã phong tỏa các con đường

tiếng hát anh không thể tìm đến em

về suy kiệt nằm trong góc tối

hấp hối khúc cảm giác cháy khét

chờ tiếng kinh chiều

Ave Maria

vùng trời vỡ ra nghìn giọt sám hối

màu mây áp thấp lẫn vào quá khứ không có thật

anh chọn cho mình một tiếng đau trong bài thơ đã cũ

gió rú đuổi bắt mùa thu trên cánh thời gian

lạnh một sinh phần

tiếng nói méo mó thoát ra từ chiếc chân răng rưng rức mủ

tìm một chỗ ngồi cho ngày qua vốn chật chội trên trái đất này

giữa góc tối của mùa thu trú ngụ

nắng đã lìa cành trong chạng vạng siêu sinh

 

 

Phương Uy

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 20235:00 CH(Xem: 5362)
bơ phờ là lúc em ánh sáng / ngàn năm mỏi mệt ngân hà / thiên thu bay mãi trời xa / nông nổi ẩn mờ hoài niệm
04 Tháng Tám 20234:38 CH(Xem: 7061)
tôi đã tha hương bên bờ sông nước chảy / một viên sỏi một nhánh rong / như mắt thủy xanh rêu tiền kiếp / tôi nỡ nào để thủy trôi đi làm giọt mưa tan / vào tiềm thức mịt mù của số phận
04 Tháng Tám 20233:39 CH(Xem: 7010)
tôi về đây nghe hết một thời / thân này hồn sẽ bỏ, chia đôi / còn xin giữ lại cho mình chút / nắng sớm mưa chiều … theo mây trôi
04 Tháng Tám 20233:26 CH(Xem: 5707)
mùa xuân/ em đến/ ngại ngần/ mùa hè/ ta ngủ/ căn phần/
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6495)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 6386)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5376)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6893)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7491)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6177)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.