- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Bài Thơ Mặc Niệm Thu

10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 43835)


PhamHoaiNam 12
Ảnh Phạm Hoài Nam


MẶC NIỆM THU

 

ngày ngôn từ đã vỡ

tôi cố gửi đến em một nỗi nhớ

cơn bất lực tràn về

tiếng nói bị hút vào bóng tối trống rỗng

đêm loãng ra trong hỗn mang nắng

con thạch sùng ngồi hát lời tay

tiếng thét trong giấc mơ ngày úp mặt

mấp máy hình môi

những giọt màu vặn vẹo hổ phách

chốn mai phục của cơn buồn

phác họa nỗi đau không lời

chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng

người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu

chữ thì thầm bị rỗng ruột

nỗi nhớ được trả lại

không thể gửi được gì cho nickname Người dùng Facebook

vỏ ốc vòng xoay

khai quật một cảm thức cũ giữa hình hài bài thơ cũ

niềm vui tan biến đã lâu

ngày thất lạc một bụi ố rách rưới

hài cốt ngôn từ được tẩm liệm

về cháy dưới mù sâu.

 

 

THẬP TỰ  ĐÔNG

này là sáng bên này là tối

nhặt chiều vui khéo khéo lụa là

này hình dung bên này là tuổi

thuyền sông trôi nhấp nháy sao sa

 

Màu thân thể ngó chừng cũng cũ

có nỗi buồn đóng vảy hom hem

cơn co rút chảy tràn mộ chí

trận siêu sinh là chút êm đềm

 

đồi vĩnh hằng ngày chưa kịp hóa

sắc nguyên trinh không hẹn tháng dài

buổi mất ngủ già như quá khứ

cùng nỗi buồn thành chuỗi song thai

 

đẩy mùa thu đứng về cuối phố

nhẹ niềm vui chút chút xoa nhàu

anh thập tự vác mình qua đêm gió

lạnh ngàn ngàn nỗi nhớ lung sâu.

 

 

 

ĐỊNH NGHĨA

Bài thơ buồn bỏ chữ đi tu

em bỏ mặc tôi phương nào mải miết

mảnh vườn cũ rêu tàn phai chứng tích

trăm năm già trong tiếng hát hôm qua

 

Ngày đuổi bắt nhau giữa mùa chật hẹp

nhánh thời gian gầy guộc rũ thiên hà

để lặng lặng cho nỗi buồn an táng

để manh nha vô cảm khép mùa qua

 

sau quá khứ có những điều không thật

sau tình xa vô thời lượng lối nhàu

mở ký ức có nỗi buồn đã vỡ

với hình hài dụ dỗ nụ hôn đau

 

sau ký niệm có bài thơ chết yểu

sau bặt âm không một tiếng dư vang

anh đã để mặc anh mùa an nghỉ

để bài thơ một chấm lặng cuối hàng.

 

LẠI VỀ GÓC TỐI

có góc tối mùa thu gọi tôi về trú ẩn

cuồng phong xa

khi những con số đã nhòa đi ý nghĩa

chợt thèm một vòng ôm chính mình

cho những siêu độ song sinh

mùa thu chết đuối trong âm u

giọt nước mắt tử nạn được về chôn trong nghĩa trang hồi ức

co ro tiếng nói của những ngày mất mặt

cơn lũ đã phong tỏa các con đường

tiếng hát anh không thể tìm đến em

về suy kiệt nằm trong góc tối

hấp hối khúc cảm giác cháy khét

chờ tiếng kinh chiều

Ave Maria

vùng trời vỡ ra nghìn giọt sám hối

màu mây áp thấp lẫn vào quá khứ không có thật

anh chọn cho mình một tiếng đau trong bài thơ đã cũ

gió rú đuổi bắt mùa thu trên cánh thời gian

lạnh một sinh phần

tiếng nói méo mó thoát ra từ chiếc chân răng rưng rức mủ

tìm một chỗ ngồi cho ngày qua vốn chật chội trên trái đất này

giữa góc tối của mùa thu trú ngụ

nắng đã lìa cành trong chạng vạng siêu sinh

 

 

Phương Uy

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 9280)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
09 Tháng Giêng 202511:36 SA(Xem: 423)
Tháng 5 năm 1990, chúng tôi sang Quận Cam, nhà văn Mai Thảo dẫn đến thăm và giới thiệu với một họa sĩ, mà chúng tôi chưa quen: Khánh Trường. Mai Thảo cho biết Khánh Trường dự định ra một tập san văn học, đăng những tác phẩm ở trong và ngoài nước, và cần được giúp đỡ. Đó chính là Mai Thảo: ông ghét cộng sản, vì cái chết của Vũ Hoàng Chương và bản thân ông bị truy lùng trong gần hai năm, trước khi vượt biển, thoát. Ông không đọc tác phẩm trong nước, nhưng «đứa nào» làm chuyện hòa giải, giao lưu, ông ủng hộ; «đứa nào» bị đánh, ông tận tình bênh vực và giúp đỡ. Ở Mai Thảo là hai chữ Tự do đúng nghiã mà nhiều người Việt không hiểu, dù họ sang Mỹ để tìm «tự do». Bên cạnh Mai Thảo, Nhật Tiến cũng công khai ủng hộ Khánh Trường. Lập trường giao lưu của Nhật Tiến ai cũng rõ. Đó là hai nhà văn đàn anh, đứng đằng sau Hợp Lưu, trụ đỡ Khánh Trường trong những ngày sóng gió. Phía chống Hợp Lưu, cũng không thiếu những cây đa cây đề. Mai Thảo sang Paris cùng với Khánh Trường, để ra mắt Hợp Lưu số 1.
07 Tháng Giêng 202510:28 CH(Xem: 452)
Anh với tình quên cả rừng thơ / Dỗ trái tim trở chứng dại khờ / Tập ảnh cũ nụ cười ở lại / Con đường về xốc nổi lời ca
07 Tháng Giêng 20259:23 CH(Xem: 643)
đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chạm đến gần nở hoa / anh đi mang nặng tính nhà / gởi theo hương tóc phồn hoa giữa trời /
07 Tháng Giêng 20259:15 CH(Xem: 672)
không hẳn là nhớ, không hẳn thương / chỉ một chút vấn vương / những mảnh rời rạc của giấc mơ rất ngắn / không phải Hồ Gươm hay cầu Thê Húc / nhưng là con đường dốc đưa lên đỉnh Phượng Hoàng / mây trắng và cơm lam / tiếng cười cao và trăng hoa đáy mắt /
07 Tháng Giêng 20258:42 CH(Xem: 278)
Nắng ươm cánh mai vàng lên mùa tươi mới / những cánh én mang tới niềm vui mùa Xuân / vườn xanh muôn hoa đơm mật ngọt / mê mẩn bướm, ong lơi lả hương ngần /
06 Tháng Giêng 202510:10 CH(Xem: 626)
Mười lăm năm trước, vào cuối mùa thu, tôi có chuyến đi đến sa mạc Sahara ở Maroc. Tôi đã mang trong mình "cảm giác sa mạc" trước và trong khi viết tập thơ SA MAC (1975). Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư Dr.-Ing. tại Viện Đại học Kỹ Thuật Stuttgart, tôi đã có một chuyến đi dài ngày xuyên nước Mỹ vào năm 1977 để xem liệu mình có thể định cư, làm việc và sinh sống ở đó hay không. Trong suốt hành trình dài xuyên Bắc Mỹ, cảm giác về cuộc sống sa mạc dần dần mạnh mẽ hơn trong tôi.Tôi trở về Đức, nơi tôi sống và học tập từ năm 1967. Tôi sống từ đó cho đến ngày nay (2025). Tôi bắt đầu làm quen với triết học và âm nhạc Đức từ rất sớm, khi mới 16-17 tuổi. Trên thực tế, Heidegger và Bach là lý do khiến tôi học ở Đức chứ không phải ở Pháp, Anh hay Mỹ...
06 Tháng Giêng 20252:41 SA(Xem: 673)
Nhớ anh đi lạc trong Thung Mây / Làm sao ra thoát khỏi anh đây / Sương mù dày đặc trong tâm thức / Rượu cần không uống mà em say
03 Tháng Giêng 20256:27 CH(Xem: 469)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại. Những bài thơ dưới đây là từ tuyển tập thơ “Tóc Rối” (Midaregami) qua bản dịch tiếng Anh của Roger Pulvers. Đây là tập thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của bà được xuất bản năm 1901 khi bà mới 23 tuổi và nó gây một chấn động văn hóa lớn.
03 Tháng Giêng 20253:32 CH(Xem: 844)
Hoang vu rất mực áo dài / Lên núi ngồi thở tóc mai bệt hồng / Nàng chưa từng thấy sương không / Hồn tôi mộ địa đã thông suốt trời / Chuông đồng lệch tiếng kinh rơi /