- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PETER

11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38780)


seaworld-caheo-photoqvd

  Sea World- photo Quoc-Viet Dang


Đó là mười tuần lễ không bao giờ quên trong đời của tôi. Giờ đây khi đã bước vào tuổi già, những lớp da trên đùi đã nhăn nheo, đôi vú đã mềm đi, âm hộ đã không còn sức căng bật như thời tuổi hai mươi, tôi lại nhớ Peter da diết. Như đêm nay, khi John đã ngủ sau khi nốc vài ly whisky, ngáy vang, tôi ra đứng ngoài ban công và rồi lại trở vào, tôi vào nhà tắm, mở đầy bồn nước, và nhìn vào đó, nhìn thấy Peter trong đó, nhìn thấy khuôn mặt, cặp mắt tinh nghịch, cái miệng ướt át, tham lam, dương vật dài sung mãn, tiếng rên lạ lùng mà khơi gợi, làn da ram rám luôn muốn chà sát cơ thể tôi, ôi Peter, Peter…

Năm mươi năm đã qua, chưa bao giờ trở lại chốn cũ nhưng tôi vẫn nhớ đó là một khu biệt thự kín đáo nằm tiếp giáp với bờ biển và được rào chắn kỹ càng. Để đến được đó, để sống trong đó, tôi đã phải vượt qua rất nhiều ứng viên, phải chứng tỏ khả năng thích nghi với môi trường nước của mình. Lúc đó tôi là một cô gái chỉ mới 23 tuổi, đã trải qua vài mối tình thời đại học nhưng chưa cảm thấy yêu ai sâu nặng để có thể kết hôn.

Sau những bài trắc nghiệm cả tâm lý và kỹ năng, tôi chỉ nhớ ông giám đốc dự án đã hỏi tôi một câu: “Cô có thể cắt ngắn mái tóc của mình không?”. “Ồ, tôi đã có dự định này từ lâu” “Tốt, cô được nhận việc, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng”.

Peter! Peter! Đã 50 năm, tôi đã cố quên Peter hào hiệp mà tội nghiệp của tôi. Tôi không bao giờ nhắc đến cái tên ấy suốt thời gian dài, tôi không bao giờ mở khóa cái hộc tủ đựng những hình ảnh thân ái của chúng tôi thời ấy. John cũng không nhắc lại về điều này, tôi cám ơn John vì sự cao thượng của anh nên nhiều khi cảm thấy có lỗi bởi thú thật John, cũng như những người đàn ông khác trước kia, chưa bao giờ cho tôi được hưởng thụ cảm giác lạ lùng, cực điểm của khoái lạc, đỉnh điểm của tình yêu như Peter từng mang lại, dù điều này tính theo hệ số thời gian mà tôi đã sống, chỉ vài ba tuần là quá ngắn ngủi. Tôi đã sống cùng John hơn 40 năm, một kỷ lục so với bạn bè. Và dù chúng tôi không có con, đó có thể xem như một gia đình đầm ấm. Thời trẻ, đã có nhiều lần, John bất chợt trở về khi tôi không ra khỏi nhà, anh đã bắt gặp tôi trần truồng đờ đẫn một mình trong hồ bơi. Có lẽ anh hiểu? Phải không John? Có lẽ anh hiểu!

Tôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…

Ngay cả cảm giác bất an vì biết bị giám sát bởi hệ thống máy thu âm cũng tan biến khi chúng tôi hòa nhập vào nhau. Peter khác tôi, Peter không có cảm giác đó, nhưng bằng cảm nhận tinh tế của một phụ nữ, tôi biết Peter không chỉ đơn thuần đến với tôi bằng tình dục, đó là một tình yêu thực sự. Peter như một đứa trẻ hay giận hờn và bộc lộ tính cách ghen tuông rất rõ, ngay cả khi tôi nghe điện thoại cũng không thoát khỏi ánh mắt ganh tỵ, và sau đó, khi tôi bước xuống, sự cuồng nhiệt lại trào dâng hơn bao giờ hết. Một mụ già 70 tuổi là tôi hôm nay, vẫn không quên sự rậm rật của hai dòng máu nóng khi quyện vào nhau.

Thật ra lúc đầu tôi chỉ nghĩ Peter như một đứa em, (một đứa con thì hơi quá vì lúc đó tôi còn quá trẻ), nhiệm vụ của tôi là tiếp cận gần, bơi lội, đùa nghịch và trắc nghiệm khả năng ngôn ngữ của Peter, điều mà các ông chủ dự án và các nhà khoa học vừa nghi ngờ vừa hy vọng. Nhưng chỉ một tuần sau lần gặp đầu tiên, tôi nhận thấy cử chỉ của Peter rất lạ lùng. Khi tôi xoay mặt Peter về phía mình, cho Peter nhìn và nghe rõ từ “Hello” và ra hiệu Peter lặp lại, tôi đã bắt gặp ánh mắt háo hức của một chàng trai. Từ lúc đó, ánh mắt ấy ám ảnh tôi. Một buổi trưa, khi chỉ còn lại chúng tôi, Peter đã thể hiện tình yêu bằng cách dùng miệng tấn công vào ngực tôi. Dù bộ đồ bơi chống thấm nước khá dày, tôi vẫn cảm giác có một sức nóng lan tỏa trong môi trường nước. Ngay chính tôi cũng cảm thấy kỳ lạ khi một cảm giác thẹn thùng lướt qua gò má, tôi nhắc Peter bằng từ “làm việc, làm việc” và nhất là khi Peter tinh nghịch trả lời “chơi, chơi, chơi” và lại tiếp tục dùng miệng cù vào quanh khuỷu chân tôi. Lúc đó, cái cảm giác của một cơ thể đàn ông đụng chạm vào người mình là rất rõ…

Tôi không còn muốn nhớ đến thời gian đó, bởi mỗi khi nhớ tôi lại cảm thấy trái tim mình tan vỡ như trái tim của Peter trong phòng thí nghiệm sau chỉ một tuần chúng tôi bị cách ly. Peter, Peter… Ôi cái hồ nước biệt lập đó, bên trên là tấm thảm nằm của tôi. Buổi trưa đó, khi nỗi nhớ đã vượt qua những kỳ thị, tôi quay về và Peter đã nhảy vụt lên mừng rỡ, làm cho bao nhiêu nước bắn lên tung tóe. Tôi lao xuống hồ, tôi ôm Peter trong tay, tôi cảm nhận sức nóng từ một cơ thể giống đực, tôi tự cởi quần áo của mình và sẵn sàng cho một sự thâm nhập. Chưa bao giờ, không bao giờ, sẽ chẳng còn bao giờ có đuợc một cảm giác đê mê như vậy. Ôm Peter trong tay, cảm thấy như Peter cũng ngất đi khi đi vào người tôi mạnh mẽ, và cái cảm giác của lần đó, lần sau, lần nữa đều tuyệt đích, khùng điên, thỏa mãn, vô luân… nó trở thành một sự tuyệt vọng tính dục sau này vì cái khao khát tìm lại sự đánh mất, nó phá vỡ cuộc hôn nhân của tôi với John dù cuộc hôn nhân đó chưa bao giờ tan vỡ…

Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tức hai tuần sau của lần quan hệ xác thịt với nhau đầu tiên, một cảm giác bất an trộn lẫn hưng phấn đã làm chúng tôi lao vào nhau, làm tình không biết bao nhiều lần, thậm chí buổi tối tôi không muốn về phòng mình mà chỉ muốn chìm đắm trong làn nước hồ sóng sánh màu tình yêu. Nhưng tiến sĩ Lilly bất ngờ xuất hiện và ra dấu cho tôi đi theo ông. Ông bảo chờ tôi ở văn phòng khi tôi đã mặc đầy đủ trang phục. Khi tôi đến, ông ngồi trên chiếc bàn nhỏ, vẻ mặt trầm ngâm, và rồi ông lấy ra một chiếc phong bì đã dán kín, đẩy về phía tôi: “Tất cả là tiền mặt. Đây là tiền công cho những cống hiến của cô thời gian qua”. Cái chữ “cống hiến” đầy ngụ ý đó sau này tôi mới hiểu, còn lúc đó, tôi thực sự bàng hoàng: “Tiến sĩ Lilly, nghĩa là sao? Tôi bị mất việc?” “Không- ông lắc đầu, buồn bã- nguồn tài trợ đã chấm dứt từ tuần trước vì họ không còn tin tôi. Tôi rất tiếc, ngày mai, Peter sẽ được đưa về Miami”. Ông đứng lên: “Cô Margaret, chúc ngủ ngon, chúng ta cũng chỉ còn ở đây đêm nay”.

Ra khỏi phòng tiến sĩ Lilly, tôi lao như bay về phía hồ nước, nhưng cánh cửa sắt ngăn cách hồ và dãy phòng làm việc đã được hạ xuống, tôi gào lên “Peter, Peter” và nghe những âm thanh rít dài, âm vực cao, rồi nghe cả tiếng phát âm “M” “M” mà tôi từng cố dạy cho Peter những ngày qua…. Tôi gục xuống nền đá lát sàn, một lúc sau, rồi có bàn tay nâng tôi dậy, đáp lại tiếng thì thào của tôi “Tiến sĩ Lilly, làm ơn, làm ơn…”, ông dìu tôi về phòng, đặt tôi lên giường, hôn vào trán tôi, nói thật dịu dàng: “Khóc một lần đi con gái, cố gắng lên con gái”.

Sáng hôm sau khi tôi tỉnh lại, Peter đã được đưa đi…

Một tuần sau tôi nhìn thấy ảnh Peter trên một nhật báo với dòng tít “Peter, chú cá heo thất tình đã chết vì nhịn thở”, và dẫn lời bác sĩ thú y Andy Williamson cho biết khi mổ pháp y trong phòng thí nghiệm, trái tim Peter đã vỡ tan.

NGUYỄN ĐÌNH BỔN

6.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 38675)
LTS: Khánh Trinh là bút danh. Có lẽ Khánh Trinh là người viết trẻ nhất trong Tạp chí Hợp Lưu hiện nay. Khánh Trinh sinh ngày: 30/08/1991. Quê ở Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện là Phóng viên truyền hình tại Sài gòn. Thơ của Khánh Trinh lạ một cách tự nhiên và nồng nàn như tuổi trẻ…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những sáng tác của Khánh Trinh đến với quí độc giả và văn hữu khắp nơi. (TCHL)
16 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 27237)
" ...Có thể coi đây là bài viết cuối cùng của nhà báo Vũ Ánh. Và cũng là một "tình cờ định mệnh", chủ đề của bài là tự do báo chí, một vấn đề ông quan tâm hầu như suốt cuộc đời làm truyền thông của ông. Chúng tôi xin đăng lại bài này như một nén hương kính viếng ông, đồng thời bày tỏ, qua ngòi bút của ông, niềm ao ước sớm có tự do báo chí trên đất nước Việt Nam.” (Diễn Đàn Thế Kỷ)
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 24378)
Vô cùng thương tiếc Nhà báo Vũ Ánh  Vừa tạ thế tại quận Cam, California, U.S.A. vào ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014. Hưởng thọ 73 tuổi.
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32056)
Sống trọn vẹn đời mình như đã muốn, phải là, điều ấy đẹp như một bài thơ dù là bài thơ đắng. Xin mượn lời Vũ Hoàng Chương tiễn một nhà thơ để giã biệt Vũ Ánh: Người thơ nằm xuống đó hiên ngang Như một câu thơ trắng thẳng hàng Đẩy mãi bàn chân tìm đất đứng Ngoài ba chiều cũ sắp tan hoang .
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36263)
N hững ngày này, năm Bảy Lăm, tháng Ba, ”Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”. Đơn vị tôi là một tiểu đoàn Địa Phương Quân (TĐ 497/ ĐP Tiểu Khu Châu Đốc), vẫn trấn đóng trên ngọn 554 thuộc núi Giài, Thất Sơn, Châu Đốc. Bộ Chỉ Huy đặt tại Ba Xoài.
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 46762)
Với đại đa số người Việt đương thời, chẳng có gì quí hơn một cuộc sống no đủ, yên lành. Luật sinh tồn là khuôn thước có hàng ngàn năm lịch sử. Giấc mộng độc lập, tự chủ người Việt nào chẳng thầm mơ ước. Nhưng những người có viễn kiến không thể không nhìn về giai đoạn hậu-thuộc-địa. Một nước “độc lập” trên giấy tờ, truyền đơn, khẩu hiệu—nhưng thực chất độc tài, chuyên chế, nghèo khổ, lạc hậu, người cầm quyền trở thành những kẻ cướp ngày, công khai có vũ khí và được “luật pháp” bảo vệ—chưa hẳn đã đáng mong ước, trông đợi hơn một chế độ lệ thuộc ngoại nhân. Đó là chưa nói đến hiểm họa đời kiếp từ phương Bắc.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31599)
V ũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông. Bài báo được đăng trong trang A1 của số báo hôm nay, trên mục “Sổ Tay” hàng tuần.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31604)
s ài gòn bé tí ti chỉ một người vui tay xách đi là không còn gì nữa cây cầu vắt qua nụ cười bước chân kéo theo cả chiều nông nổi nắng em gọi mình về bằng một cái xiết tay
13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33341)
V ừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện.
13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34564)
L ần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Vũ Khuê là bút danh. Sinh sống và làm việc tại Khánh Hòa. Như một món quà gặp mặt người viết xin gởi đến quí độc giả và văn hữu của tạp chí Hợp Lưu một "ức ký" về những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết "Anh Đã Biết Gì về Cuộc Chiến?" của Vũ Khuê. (TCHL)