Tôi yêu Anh – và Anh yêu tôi Biết thế thôi, cần gì phải nói! Tình Yêu ơi, Thiên Đường rộng lối Chủ Nhật không cần đi lễ cầu kinh
Tôi đã đi thui thủi một mình Những chiều mưa tơi bời rách mặt Ngày Anh đến cả đất trời biến sắc Tôi ngã sõng soài trên mê lộ Tình Yêu
Có gì đâu! Chắc tại uống nhiều Nên lóng ngóng muộn phiền đủ kiểu Tình Yêu tôi xin đừng ai hiểu! Chủ Nhật vô tình… Xin Chúa hãy làm ngơ!
“Con đã yêu- yêu đến cả trong mơ Con đã yêu- yêu đến hết dại khờ Con đã yêu nên sẽ đợi chờ một ngày Chúa Nhật đóng mình vào Thập Giá…”
HDP
5.
CON là chồi non biếc thắm đời BA Cho BA nghe giấc phù sinh thêm ngàn lần lãng mạn Có phải CON là ánh sáng dương xán lạn Môi BA hôn đời chạm đỉnh hồng quang
Từ Tình Yêu và không phải Tình Yêu Chồi non CON cựa mình độ lượng Cuộc đời BA nhiều lẽ vô thường CON có hiểu hỡi tinh cầu bé bỏng ?
CON là tinh cầu chứa đầy khát vọng Của riêng BA- chỉ riêng một mình BA BA yêu CON vì CON là tất cả Là sinh linh hữu tình trên cõi tạm đời BA
Là vô cùng lẽ sống của Mẹ-Cha…
HDP
6.
Mùa hạ đang rất chông chênh dù bước chân ta không bước ra từ giông bão Lên thuyền đi Em đừng ngó nghiêng kiếm tìm chút bình yên ảo nắng! Trái tim Anh thắp lửa một mặt trời trong mưa
Mùa nào cũng đều sẽ chông chênh nếu để Em là người cầm lái Có không sóng gió biết ngập ngừng? Lên thuyền đi Em và nghe Anh, hãy ngồi ngoan đấy!
Thuyền có trôi qua thác ghềnh nào cũng vậy Em cứ hồn nhiên ôm hôn Anh như mây Bóng mây trong giấc mơ đêm nào Em đã thấy Quyện giăng rực rỡ mặt trời
Cửa ngõ Thiên Đường ngày ta đến sẽ mưa
HDP
7.
Con đường đã chọn để cùng đi có quá nhiều trắc trở Sao ta cứ cần nhau như hơi thở Đêm mông lung nỗi nhớ vô cùng Giấc mơ trắng bùng lên giấc trắng Anh có thấy Em?
Luôn cười và nhẹ nhàng bước qua! - lời Anh như Thánh lệnh Mà sao nhiều khi hai đứa thật buồn Có phải những lúc ấy Thiên Sứ mù lòa gãy cánh đi rong?
Chẳng có gì khiến ta phải nao lòng - Anh nói Anh sẽ cõng Em đi Anh nói... Anh nói... Anh nói...
Con đường đã chọn để cùng đi - con đường đầy biển cấm Hãy cứ như hai Thiên Sứ mù lòa mất cánh - mình cùng cõng câm lặng
đi qua!
HDP / SG 23.4.2014
8.
Có một mùi hương rất lạ không đến từ thịt da Như bao mùi hương tôi đã từng bị quyến rũ Mùi hương Em ấm nồng cảm thụ Giấc ngủ tôi vô trùng siêu thoát mọi ưu tư...
Có một mùi hương thực tại chối từ Bởi trong lành ngạt ngào hơn gió biếc Dồn đuổi xót xa lên đỉnh sầu hoan liệt Mùi hương lặng thầm tôi phảng phất mơ bay...
HDP
9.
Muốn viết cho Anh... điều gì đó trong Em không rõ
Chẳng có cơn mơ nào đi ngang đây!
Nụ hôn trong giấc Thơ đêm ấy trầm nhiên như cỏ cây vờn qua da gió...
Em muốn hát ru Anh cho một lần cảm ơn nụ hôn bình yên đó Đôi ta đã cùng say giấc mộng không ngục tù
Em muốn viết cho Anh Em muốn hát ru Anh đến cuối cùng hơi thở...
Có những giấc mơ và nhiều nụ hôn rất khác Mà đời mình đâu có khác gì nhau!
Trong cái thời buổi “Mạt” đủ thứ này, biết bao hiện tượng được gọi là “văn hóa” giống như “Huyền thoại” liên tục nảy nở, khiến thiên hạ khóc dở mếu dở, cười trong chua chát, thậm chí lo âu và hoảng sợ đến thót tim…
trên xứ sở của dối trá /
công lý đội chiếc mũ tàng hình /
quan tòa làm xiếc /
đi dây trên núi tiền loảng xoảng /
và thay vì tiếng vỗ tay /
ngày cũng như đêm /
là tiếng khóc của dân lành /
áo in hai chữ oan khiên /
Ông Đình ngồi bên lan can tầng một, với be rượu đế Gò Đen, một đĩa đậu phộng. Dưới chân là con đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, có hàng cây sao thấp thoáng mấy con sóc nhí nhảnh chuyền cành, thỉnh thoảng xòe đuôi dài đú đởn với nhau. Chúng không quan tâm đến xe cộ như dòng thác lũ cuồn cuộn chảy. Thói quen uống rượu một mình với đậu phộng rang, có từ hồi tham gia kháng chiến chống Pháp trên đất Bắc. Quê ông, một tỉnh cực Nam Trung bộ, nắng gió nên ít người nhâm nhi ly rượu với lạc rang như ở Thủ đô. Năm nay ông đã 82 tuổi, có năm mươi năm làm nghề, ông đã tham gia khai quật hàng trăm ngôi mộ cổ. Về hưu đã lâu, nhưng nhờ vốn kiến thức, ông vẫn được mời tham gia vào những đợt khảo cổ. Ông thông thạo chữ Pháp, chữ Hán, ngôn ngữ rất cần cho việc khám phá thư tịch cổ.
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
tôi sẽ xa thủy chiều nay trên xa lộ 10 /
vào khoảng 2 giờ rưỡi tôi lái xe thật nhanh /
hơn 90 miles một giờ /
đuổi theo mái tóc đường dài /
của ba mươi năm trước /
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ.
Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động.
Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.