Tôi yêu Anh – và Anh yêu tôi Biết thế thôi, cần gì phải nói! Tình Yêu ơi, Thiên Đường rộng lối Chủ Nhật không cần đi lễ cầu kinh
Tôi đã đi thui thủi một mình Những chiều mưa tơi bời rách mặt Ngày Anh đến cả đất trời biến sắc Tôi ngã sõng soài trên mê lộ Tình Yêu
Có gì đâu! Chắc tại uống nhiều Nên lóng ngóng muộn phiền đủ kiểu Tình Yêu tôi xin đừng ai hiểu! Chủ Nhật vô tình… Xin Chúa hãy làm ngơ!
“Con đã yêu- yêu đến cả trong mơ Con đã yêu- yêu đến hết dại khờ Con đã yêu nên sẽ đợi chờ một ngày Chúa Nhật đóng mình vào Thập Giá…”
HDP
5.
CON là chồi non biếc thắm đời BA Cho BA nghe giấc phù sinh thêm ngàn lần lãng mạn Có phải CON là ánh sáng dương xán lạn Môi BA hôn đời chạm đỉnh hồng quang
Từ Tình Yêu và không phải Tình Yêu Chồi non CON cựa mình độ lượng Cuộc đời BA nhiều lẽ vô thường CON có hiểu hỡi tinh cầu bé bỏng ?
CON là tinh cầu chứa đầy khát vọng Của riêng BA- chỉ riêng một mình BA BA yêu CON vì CON là tất cả Là sinh linh hữu tình trên cõi tạm đời BA
Là vô cùng lẽ sống của Mẹ-Cha…
HDP
6.
Mùa hạ đang rất chông chênh dù bước chân ta không bước ra từ giông bão Lên thuyền đi Em đừng ngó nghiêng kiếm tìm chút bình yên ảo nắng! Trái tim Anh thắp lửa một mặt trời trong mưa
Mùa nào cũng đều sẽ chông chênh nếu để Em là người cầm lái Có không sóng gió biết ngập ngừng? Lên thuyền đi Em và nghe Anh, hãy ngồi ngoan đấy!
Thuyền có trôi qua thác ghềnh nào cũng vậy Em cứ hồn nhiên ôm hôn Anh như mây Bóng mây trong giấc mơ đêm nào Em đã thấy Quyện giăng rực rỡ mặt trời
Cửa ngõ Thiên Đường ngày ta đến sẽ mưa
HDP
7.
Con đường đã chọn để cùng đi có quá nhiều trắc trở Sao ta cứ cần nhau như hơi thở Đêm mông lung nỗi nhớ vô cùng Giấc mơ trắng bùng lên giấc trắng Anh có thấy Em?
Luôn cười và nhẹ nhàng bước qua! - lời Anh như Thánh lệnh Mà sao nhiều khi hai đứa thật buồn Có phải những lúc ấy Thiên Sứ mù lòa gãy cánh đi rong?
Chẳng có gì khiến ta phải nao lòng - Anh nói Anh sẽ cõng Em đi Anh nói... Anh nói... Anh nói...
Con đường đã chọn để cùng đi - con đường đầy biển cấm Hãy cứ như hai Thiên Sứ mù lòa mất cánh - mình cùng cõng câm lặng
đi qua!
HDP / SG 23.4.2014
8.
Có một mùi hương rất lạ không đến từ thịt da Như bao mùi hương tôi đã từng bị quyến rũ Mùi hương Em ấm nồng cảm thụ Giấc ngủ tôi vô trùng siêu thoát mọi ưu tư...
Có một mùi hương thực tại chối từ Bởi trong lành ngạt ngào hơn gió biếc Dồn đuổi xót xa lên đỉnh sầu hoan liệt Mùi hương lặng thầm tôi phảng phất mơ bay...
HDP
9.
Muốn viết cho Anh... điều gì đó trong Em không rõ
Chẳng có cơn mơ nào đi ngang đây!
Nụ hôn trong giấc Thơ đêm ấy trầm nhiên như cỏ cây vờn qua da gió...
Em muốn hát ru Anh cho một lần cảm ơn nụ hôn bình yên đó Đôi ta đã cùng say giấc mộng không ngục tù
Em muốn viết cho Anh Em muốn hát ru Anh đến cuối cùng hơi thở...
Có những giấc mơ và nhiều nụ hôn rất khác Mà đời mình đâu có khác gì nhau!
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh.
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt. Tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường… / Thày đứng lớp Kim Văn, hai lần một tuần. Chúng tôi chờ giờ của Thày, như đợi chờ để được nghe những vần thơ trác tuyệt và để học trong cuốn sách đặc sắc, mỏng, nhưng tràn đầy những nét tinh hoa... / Thày không giáo điều, không nhất định cứ giảng dạy đúng theo chương trình của Bộ Giáo Dục đưa ra. Những thứ mà với chúng tôi đã gần như nhàm chán. Ngoại trừ có lần Thày giảng và bàn rất vui, rất dí dỏm về Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai…
là chốn cuối cùng sau mọi sự hủy hoại /
của một lần, một thời tín ngưỡng /
tình yêu, con đường, ánh sáng, bản nhạc /
cả bóng tối cũng không buồn nấn ná
Mùa gió! gió nhiều hơn bình thường, thậm chí nếu nàng không đứng vững, gió có thể làm nàng ngã, giờ thì một cơn gió cũng có thể làm nàng ngã… / Buổi sáng! Nàng nghe thấy tiếng gió tạt vào khung cửa, thi thoảng có tiếng rít của lá cây rừng, tuyệt nhiên không có một tiếng chim, nàng nghĩ “giá mà có một tiếng chim, nàng sẽ đáp lời nó”. Cuối cùng thì không có tiếng chim nào ngoài tiếng rít của gió… nàng co hai chân sát tận ngực, chắc giờ này anh đang bắt đầu chuyến hành trình của mình!
Bỏ lại sau mình hơn hai chục năm trôi /
Bỏ lại dở dang lá đơn ly hôn chưa kịp ký /
Bỏ lại những chiều lang thang không người tri kỷ /
Bỏ lại hoàng hôn nhuộm đỏ mặt người
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.