- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN THÁI DƯƠNG

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 33442)

photo_nhnam_1-content
 photo Nguyễn Hoàng Nam

MỘT THÂN MỘT MÌNH...
 (cho Dương Truyền ngày đi S)

Thời gian như ngắn đi dần
Chiếc kim giây tích tắc lần cuối chưa
Mà bao đôi mắt tiễn đưa
Cứ ngân ngấn… phút tay vừa vẫy tay

Như chim non chịu xa bầy
Con đi về phía chân mây dãi dầu
Con đường chẳng phẳng phiu đâu
Chân con tự liệu trước sau mọi bề

Con đường lắm thứ rủ rê
Biết chân con có đi về những khuya
Con đường gai góc lia chia
Bàn chân con cứng, đá kia mới mềm

Con đường dẫu có xa thêm
Biết nhìn hướng đích mà tìm cách xoay
Ao nhà, xin phép bắt tay...
Con ra biển lớn so vai nghìn trùng

Cất vài nhung nhớ vào trong
Chịu muôn dặm buốt dưới lòng đôi chân
Trở trời trái gió… Một thân
Con nương ý chí mà lần tương lai…

24.6.2013



ĐONG ĐẦY
 (cho em và con)

Đứa theo chồng. Đứa lấy vợ ra riêng
Còn đứa út vừa phương xa du học
Ba đứa con, đứa nào chẳng chót vót
Cả một trời tình của mẹ dành cho

Suối bây giờ róc rách với… hư vô
Chứ với ai khi bốn bề quạnh quẽ
Cũng đành vậy sông nào không ra bể
Nước trong nguồn quay quắt nhớ khơi xa

Nhớ như in từng đứa một ruột rà
Đứa ánh mắt, đứa nụ cười, giọng nói
Từng tính cách má thuộc làu đến nỗi…
Tiếng gõ cửa, tiếng ho, tiếng chân… của đứa nào

Mấy con đi rồi, má bước thấp bước cao
Thềm sân hẹp chiều chiều mòn theo đôi mắt ngóng
Tiếng chuông cổng, tiếng còi xe quen quen rồi… thất vọng
Lủi thủi má trở vào, tiếng nấc giấu nơi đâu?

Nước mắt ứa vào lòng, má biết cách nào lau
Biết lấy gì má đong đầy ba phía
Phía theo chồng. Phía ra riêng. Phía quê người xứ lạ
Nước mắt cất lên cho tiếng nấc loang thầm…

NGUYỄN THÁI DƯƠNG


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55339)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 55258)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 59220)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57642)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60600)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 46054)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54958)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
29 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 69676)
LTS: Giáo sư/Tiến sĩ Sokolov là một nhân vật quen thuộc với giới nghiên cứu và văn gia Việt Nam. Ông từng nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1970, và sau đó trông coi phần Việt ngữ của nhà xuất bản Sự Thật [Pravda]. Trong số những tác phẩm được biết nhiều nhất của ông có tập Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, được dịch in tại Hà Nội–công bố nhiều tài liệu quí về Đại Học Phương Đông, nơi hơn 50 học viên Việt đã được huấn luyện trong hai thập niên 1920-1930.
21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50849)
LTS: Mời quí bạn đọc những bài thơ của Trương Bình Minh, đây là những bài thơ anh viết vào những tháng sau cùng của cuộc đời anh, từ tháng Bảy đến cuối tháng Chín năm 2013. Bình Minh là một thân hữu đại diện cho Hợp Lưu tại Georgia, Hoa Kỳ. Những bài thơ như những giòng nhật ký anh gởi lại cho cuộc đời đầy mộng ảo và phù du. TCHL
20 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 39619)
Được tin Thân hữu đại diện Hợp Lưu tại Georgia: Ông Trương Bình Minh, Pháp danh Nhuận Quang Đã tạ thế ngày 17 tháng 10 năm 2013 tại Pasadena, California - Hoa Kỳ. Hưởng dương 58 tuổi.