- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GẶP HAI NHÀ THƠ HUẾ

22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108763)
 

1. GẶP NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

nguyenkhoadiem-nguyenphamhung

 Nguyễn Khoa Điềm & Nguyễn Phạm Hùng

Tôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm.

Tôi được gặp anh lần đầu vào năm 1981, 1982 gì đó, tại một Hội nghị khoa học về Vương triều Lý ở Hà Bắc. Khi đó tôi là người nghiên cứu trẻ, còn anh đã là nhà thơ nổi danh, là một “ông quan văn nghệ”. Hình như lúc đó anh là Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị Thiên. Gọi là biết, cũng chỉ thoáng qua, vì tôi làm văn học cổ, còn anh là nhà thơ hiện đại. Hình như có nói dăm ba câu xã giao.

Sau đó tôi được “gặp” anh nhiều lần, nhưng là qua màn hình ti vi. Tôi không có cơ hội, và cũng không có nhu cầu gặp anh, khi anh là một ông quan văn nghệ to.

Gần đây, khi anh trở về với cõi lặng của nhân gian, của đời người và của xứ Huế, nhân chuyến công tác Huế, tôi chợt muốn đến thăm anh, vô tư và đường đột như một kẻ qua đường chợt dừng chân dưới một vòm cây bên lữ quán, với tư cách một người đọc thơ anh, và anh, chỉ với tư cách một nhà thơ. Đơn giản thế thôi.

Tôi nhờ anh bạn trẻ người Huế hỏi thăm nhà, và chúng tôi cùng đến nhà anh.

Một chiều mưa Huế buồn và lặng lẽ. Một căn nhà có nhiều cây, yên tĩnh và thanh quạnh ở phường Vĩ Dạ. Bạn tôi đã điện thoại trước xin phép gặp anh. Và chúng tôi đội mưa đến. Anh đã tạo cho tôi một ấn tượng mạnh. Hai cánh cổng đã mở sẵn. Dắt xe vào sân, đã thấy chị người nhà đứng đón. Vào nhà, anh đã khăn áo chỉnh tề, chỉn chu, ngồi đợi với ấm trà pha sẵn.

Chỉ với thế thôi, lúc ấy, tôi chợt nghĩ, chẳng cần thăm gì nữa, về cũng được rồi. Chỉ thế là tôi biết thế nào là Nguyễn Khoa Điềm rồi. Một Nguyễn Khoa Điềm bằng xương bằng thịt không có cái giàm danh bên mình, bình dị và gần gũi.

Và câu chuyện của chúng tôi cũng thật giản dị, vu vơ, chuyện đời, chuyện người, chuyện văn chương thế sự… Ngoài kia trời vẫn lách nhách mưa. Giọng anh nhỏ nhẹ và lành. Tôi chợt hiểu, thế nào là cõi lặng của anh.

Trong cái cõi lặng của Huế, của những mái chùa, của dòng sông Hương lặng lẽ chảy trôi, của những thân phận lam lũ bên phá Tam Giang, anh trở về cõi lặng của riêng mình và viết những vần thơ về cõi lặng đó. Tôi đã đọc thơ anh trong những tháng ngày chiến tranh trước đây, nó ám ảnh mãi thế hệ chúng tôi. Tôi đã đọc thơ anh trong những ngày anh làm “ông quan văn nghệ” to nhất nước, thú thực chẳng thấy hứng thú gì, vì mọi lẽ. Tôi đọc “Cõi lặng” của anh trong những ngày Huế thật buồn thật lặng giữa trời mưa thu se se và ẩm ướt.

Nhưng hình như, tôi thấy cõi lòng anh chẳng thanh lặng, vô ưu, vô sự chút nào.

Hình như trong cái Cõi lặng của riêng anh, hay Cõi lặng của đất nước và dân tộc này, vẫn xôn xao những điều chẳng bao giờ yên ả./.


 

2. GẶP NHÀ THƠ TRẦN VÀNG SAO

nguyenphamhung-tranvangsao

 Nguyễn Phạm Hùng & Trần Vàng Sao


Đến Huế, tôi muốn gặp hai nhà thơ, một người “đã lên lên bổng tít bao chừng” là Nguyễn Khoa Điềm, từng là một “ông quan văn nghệ” to nhất nước, và một người ở tận cùng của sự đau khổ, theo những gì tôi được nghe, là Trần Vàng Sao, nhưng lại là hai người bạn chí thân của nhau.

Qua chỉ dẫn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tôi và anh bạn trẻ người Huế cùng nhau đến thăm anh Đính (tên thật của Trần Vàng Sao). Tôi đến thăm anh vì sự cảm thông, thậm chí thương cảm số phận trớ trêu của anh. Tôi đến vì sự kính phục tác giả “Bài thơ của một người yêu nước mình”.

Vòng vèo qua vài con ngõ, vài đoạn đường phường Vĩ Dạ, chúng tôi dừng chân trước cổng một ngôi nhà vườn khá rộng thoáng. Đó là một bất ngờ, tôi cứ tưởng anh ăn ở úi xùi lắm khi số phận xô đẩy anh đến bước đường cùng. Nhưng không, một nơi ở đáng mơ ước của nhiều người Huế, thanh lặng và bình yên, có một thân cây to gần như cổ thụ trước nhà nghe nói được người cha của anh trồng từ khi dựng ngôi nhà này. Và với một cuộc sống đầm ấm hình như “tứ đại đồng đường”.

Và bất ngờ hơn, tôi được gặp anh, một con người rắn rỏi, nhỏ bé nhưng quắc thước, tràn trề sự lạc quan, thông minh sắc sảo và đầy cá tính. Từ cái miệng mím chặt, tôi cố hình dung lúc anh “chưởi” nó thế nào? Con người anh như một cái cánh cung queo quắt nhưng đầy sung lực, lúc nào cũng như đang giương lên để phóng vút một mũi tên. Lời anh sang sảng và rành rõ.

Anh ôm lấy tôi chặt ấm như một người thân quen. Anh nói với tôi thân thiết như một người bạn cũ. Anh cởi lòng cởi dạ với tôi như một tri kỷ. Anh cởi mở đến kinh ngạc về mọi điều, từ cuộc đời anh, đến thơ văn, đến công việc, đến triết lý Phật giáo và Thiền Đạt Ma…

Anh làm tôi bị choáng ngợp, bị bất ngờ. Từ cái cảm giác thương cảm vô duyên, tôi bị khuất phục thành kính trọng, khâm phục và có phần nể sợ một tâm hồn, một cốt cách, một phong thái.

Trong con người anh có cái hiền dịu của một người già xứ Huế, nhưng có cái sắc mạnh đầy nội lực của Thiền. Trong căn phòng khách khá xuề xòa chất ngổn ngang bừa bộn sách vở, nhưng ấn tượng mạnh nhất với tôi là những bức tranh Bồ Đề Đạt Ma anh vẽ treo la liệt trên tường và vương vãi khắp phòng. Tôi bỗng nhìn thấy hầu hết những bức tranh vẽ Bồ Đề Đạt Ma đều có dáng vẻ của anh, và ngắm anh, tôi lại thấy có cái gì đó hao hao giống Bồ Đề Đạt Ma.

Cuộc đời là một bể khổ, người ta phải vượt qua bể khổ đó để đến bến bờ sung sướng, hạnh phúc. Bất chợt, tôi thấy dáng anh dường như không có dáng của người đau khổ, mà sung mãn và sung sướng. Phải chăng anh đã Giác Ngộ? Phải chăng người ta chỉ có thể đến được bến bờ Giác Ngộ khi bị rơi vào Bể Khổ, và nhất là khi vượt qua được Bể Khổ đó?

Tôi cứ băn khoăn, anh đang đau khổ hay đang sung sướng? Anh đang hạnh phúc hay đang bất hạnh?

Và chợt nhìn lên những bức tranh Bồ Đề Đạt Ma treo la liệt trên tường và vương vãi khắp phòng, tôi bỗng rùng mình thức nhận./.


NPH



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36387)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Lê Minh Nhựt đang sống và làm việc tại Cà Mau Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn "Hận Lò Đường" của tác giả Lê Minh Nhựt đến cùng quí văn hữu cùng bạn đọc Hợp Lưu.
30 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34304)
mặt trời trên da lửa đốt âm hồn cánh tay trần. phế tích. những nụ hôn đã hoang dại theo chiều tóc trắng có khi nao bồn chồn hơi thở ngắn
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33352)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Lê Miên Ca là bút hiệu của Lê Công Chính sinh năm 1989 tại Bảo Lộc- Lâm Đồng. Lê Miên Ca tốt nghiệp Âm nhạc Dân tộc Nhạc Viện Tp HCM. Hiện sống và làm việc tại Đà Lạt. Quan niệm về thơ: “Tôi cảm nhận mọi thứ xung quanh mình trong trẻo. Nở vô vàn những bông hồng thơm tinh khôi. Qua những lo âu sợ hãi vặt vụn cuộc sống. Vẫn thế, vẫn mọc mầm xuân nụ cười tươi mở. Không còn những âu toan, không còn những rũ rượi tức tưởi vô nghĩa. Gương mặt cuộc sống thành thơ, thơ vi diệu tầng tầng nơi cõi sống tôi”(lmc). Chúng tôi trân trọng giới thiệu những thi phẩm của Lê Miên Ca cùng văn hữu và bạn đọc Hợp Lưu. 
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32062)
tiêu lòn dục vọng hanh hao đêm qua nằm ụ dưới hào manh tâm thưa em nguyệt chiếu bữa rằm cồn lên ngực sóng bãi nằm phơi ngao
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34657)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
17 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 39488)
t huở ấy tự đỉnh chiều áp thấp mỏm vực mưa ai đó gieo mình một màu sắc nhọn như đinh trổ vào lênh loang nhớ
14 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37407)
K hác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
12 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34295)
C hập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm.
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38811)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35230)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày