Trong tiết mục 180 giây, Bích Châu gởi đến quý vị một
phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương
của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây (video 3 phút/ xin bấm vào hình để play video)
Lời người dịch. Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý
ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
Đ ã 40 năm trôi
qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954
này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên
Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ;
chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm
nặng hệ tuyên truyền ...
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh
quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
Con đường thơ của
Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng”
(333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế
trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho
“họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca
của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp
ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào
“họng đêm” cái nhìn từ góc độ
người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con
Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm;
con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ,
con Indigo Bunting tròn như con sáo
quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi
sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông
sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có
thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên
thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng.
Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
Tôi chìm vào một
giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi
đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
B ài
này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người
là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói
riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân
dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc
tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.