- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 116

28 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 93687)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 116 với tranh bìa Biến khúc tháng 11 của họa sĩ Đinh Cường được gởi đến quí độc giả và văn hữu như những bước chân đi qua mùa Đông để vào mùa Xuân nắng ấm, bằng những đổi thay, những hy vọng, để hướng về tương lai với những đều tốt đẹp. Tựa chuyện chuyển thể từ phim câm đến phim có tiếng nói, từ trang báo viết tay đến liên mạng toàn cầu. Chấp nhận đổi thay để sinh tồn. Hợp Lưu cũng thay đổi trong chiều hướng đó. Bắt đầu từ số nầy Hợp Lưu sẽ phát hành mỗi 3 tháng 1 số in trên giấy và cập nhật đều đặn ở trang nhà của Tạp Chí Hợp Lưu để độc giả dễ dàng truy cập, duy chỉ có một điều không thay đổi, đó là giá trị của những bài vở trong từng số báo của Hợp Lưu.

 

Hợp Lưu 116 được bắt đầu với bài biên khảo của sử gia Vũ Ngự Chiêu về Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) một bài viết mà tác giả đã bỏ công nghiên cứu nhiều năm trong cuộc đời sử học của ông với lời kết: Ngoại trừ trường hợp có những khám phá đặc biệt nào đó trong ngành khảo cổ học, các nhà cổ sử của thế kỷ XXI chỉ có thể nhìn về núi Hùng với sự bất lực ở nhận thức rằng có lẽ nhà Hồng Bàng mãi mãi là một thứ “dĩ nghi, truyền nghi.” Trong phần nghiên cứu về thi ca, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với bài viết mới về đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương hay là vấn -đề liên-bản với hy vọng sẽ mở rộng cuộc đối thoại về vấn đề nầy. Và nhà phê bình Thụy Khuê với bài nhận định mới về nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940).

 

Hợp Lưu 116 có hai bài phỏng vấn đặc biệt: Nguyễn Thị Hợp, nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại … do Lưu Diệu Vân thực hiện. Vài phút với nhà văn Song Thao… do Lương Thư Trung thực hiện. Bên cạnh đó là tùy bút của Nam Dao về mùa xuân nhớ hai kẻ nòi tình, Đinh Cường viết về nhà thơ Kim Tuấn và những ngày tháng cũ. Sáng tác văn xuôi có Nguyễn Xuân Tường Vy, Âu Thị Phục An, Bùi Ngọc Khôi, Trần Trung Sáng và Hoàng Chính… mỗi người một vẻ, mỗi tác phẩm là một san sẻ của người viết gởi đến bạn đọc một cách trang trọng. Riêng Lữ Thị Mai đã tiến một bước khá xa với truyện ngắn Xương rồng cô đơn. Phần thi ca được nở rộ như hoa xuân với những thi phẩm của các thi sĩ đương đại như Lý Thừa Nghiệp, Thái Tú Hạp, Vũ Thùy Hạnh, Du Tử Lê, Inrasara, Lữ Quỳnh, Trần Thiên Thị, Trần Trọng Dương, Trịnh Hải Yến, Phan Việt Thủy, Trần Mộng Tú, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Thị Khánh Minh, Phan Ni Tấn… Mục thường xuyên Mạn đàm văn học với Trần Thiện Đạo, Phiếm luận với Song Thao, Tin sách với Vũ Thúy Vi, Mục đọc sách là Lê Vương Ngọc viết về tùy bút Du Tử Lê: Trên Ngọn Tình Sầu vừa mới được xuất bản.

 

Hợp Lưu 116 hân hạnh giới thiệu những người viết mới đến với quí độc giả và văn hữu kỳ nầy là Phạm Phương với Hoa cúc quỳ không bao giờ chết, Nguyễn Phương Liên, với Chú Biên, và những bài thơ của Lưu Thị Bạch Liễu.

 

Bắt đầu từ tháng 4-2012, Số điện thoại liên lạc của Tạp Chí Hợp Lưu là: 714- 381-8780, địa chỉ tòa soạn và email không thay đổi. Kính chúc quí văn hữu và quí độc giả một mùa xuân an bình cùng nhiều sức khỏe. Hẹn gặp lại quí vị trong Hợp Lưu số mùa Hè 2012 (tháng 4-5 & 6) với sự góp mặt của nhiều văn thi hữu trong và ngoài nước.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 

3/Thư tòa soạn 5/VŨ NGỰ CHIÊU: Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) 55/ LÝ THỪA NGHIỆP: Tháng Chạp Viết Ở Melbourne 56/ THỤY KHUÊ: Hàn Mặc Tử (1912-1940) 87/ THÁI TÚ HẠP: bầy hạc rong chơi 90/ NGUYỄN NGỌC BÍCH: Về một đặc-điểm ... 106/ VŨ THÙY HẠNH: Mẹ Yêu 108/ NGUYỄN THỊ HỢP: nỗi sợ hãi của một họa sỹ … / LƯU DIỆU VÂN thực hiện phỏng vấn 116/ DU TỬ LÊ: thực phẩm (chờ chế biến). 118/ INRASARA : Thời gian của một lời xin lỗi  120/ LỮ QUỲNH: Những trái thông ... 121/ LỮ THỊ MAI: Xương rồng cô đơn 128/ TRẦN THIÊN THỊ: ngày sinh của hoa 130/ NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Thung Lũng Mù 138/ TRẦN TRỌNG DƯƠNG: Trong quán bia / Thèm yêu... 141/ÂU THỊ PHỤC AN : Giường xuân 146/TRỊNH HẢI YẾN: Mùa đông nào cho em…148/ ĐINH CƯỜNG: Kim Tuấn, chiều đông nào nhung nhớ 157/ PHAN VIỆT THỦY : Cành mai cho người yêu dấu 158/ TRẦN MỘNG TÚ: Luân Vũ Xuân 159/ NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Xuân nầy, buồn nỗi tình xa 160/ NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH: Mùa Xuân Mưa 162/ BÙI NGỌC KHÔI: Thất hẹn 177/ NAM DAO: Nhân Mùa Xuân, nhớ hai kẻ nòi tình 186/ PHAN NI TẤN: Dứt Tình Tại Bậu 188/ TRẦN TRUNG SÁNG : Ga nhỏ 194/LƯU THỊ BẠCH LIỄU:Khúc ngày 1...198/ PHẠM PHƯƠNG: Hoa cúc quỳ không bao giờ chết 209/ HOÀNG CHÍNH: Nỗi khát khao trong lòng tên thảo khấu 223/ NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN: Chú Biên 228/ LÊ VƯƠNG NGỌC: Tùy bút Du Tử Lê 2011... 234/ Vài phút với nhà văn SONG THAO ... Lương Thư Trung thực hiện 248/ Phiếm luận: SONG THAO phụ trách 257/ Mạn đàm văn học: TRẦN THIỆN ĐẠO 270/ Tin Sách: VŨ THUÝ VI phụ trách.

 

Tranh bìa:

Biến khúc tháng 11 - tranh Đinh Cường

Ảnh trang 1: / Tranh Nguyễn Thị Hợp


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 31401)
Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ...Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.
22 Tháng Chín 20141:40 SA(Xem: 33138)
Hàng phi lao run rẩy dưới ánh trăng. Loáng thoáng hai dấu giày hằn rõ trên cát. Đặng Lân bật dậy, hú xé màn đêm như con sói cô độc. Xẻng và đá dội lên không trung những âm thanh khô khốc. Lân điên dại, hoang dã…đào mộ. Thúy hốt hoảng chạy đến, dừng tay anh… Nhìn tấm bia, rùng mình, Lân nhớ năm Kỷ Dậu.
20 Tháng Chín 20145:29 SA(Xem: 30648)
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 31522)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 35351)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32779)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35355)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 27353)
Sau thời gian dài lâm trọng bệnh, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một cây bút lỗi lạc từ thời VNCH, đã thất lộc vào lúc 10:50 thứ Bảy, ngày 13/9/2014 tại nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) Mission De La Casa trên đường Alvin, San Jose, California, hưởng thọ 74 tuổi.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32697)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014. Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32815)
Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh. Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.