- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 113229)

thisi_ntkminh
 Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh.
TCHL


Lời

Lời. Khi như dòng sông trôi
Con nước ngửa mặt cho trời xanh chung

Lời. Khi như gió mông lung
Hụt hơi buộc cái vô cùng chờ nhau…

Lời. Khi là vết thương đau
Xin bát cháo lú qua cầu câu thơ

Có không? ở bên kia bờ…

Có lời gõ có tiếng rơi

Thôi về giữa bóng đêm im
Mượn khuya khoắt thảy cho chìm một tôi
Hạt cuội ở đáy sông trôi
Mảnh trăng dưới nước còn sôi được dòng

Lọt vào một giấc mơ không
Bước chân kiến nhặt mênh mông con đường
Hồn nhiên mở hết tinh sương
Gieo đêm xuống hạt thành chương sách buồn

Tiếng gì gõ tựa nghìn muôn
Nghe tôi dại bóng qua truông một mình
Tiếng gì rơi xuống lặng thinh
Nghe tôi dại tiếng buồn tênh ru hời

Hóa ra là tiếng ru, rơi
Hóa ra là tiếng gõ lời mình đi…

Tự hỏi


Ánh sáng ơi
Để đến được bên ngươi
Phải đi qua bao nhiêu lần bóng tối ?

Hạnh phúc ơi
Để soi tỏ cùng ngươi
Phải chạm mặt bao nhiêu lần ảo ảnh ?

Người ơi
Để sống đầy đặn với người
Phải bao nhiêu lần nữa cô đơn trong mỗi hiến dâng, nụ cười nước mắt ?

Và Giấc Mơ của ta ơi
Sao khi nào muốn đi đến cùng ngươi
Phải đi qua con đường hạt lệ?

Ai đang nói gì thế

Để kêu gọi Bình an. Tha thứ
Họ đã bước đi những bước chân hận thù
Để trở về khu vườn cho cây trái đơm bông
Lửa đã thui tro những cánh đồng cỏ mọc
Con sông nằm khát khao dòng chẩy
Trái đất cỏn con nằm nghe gió thổi
Mơ màng lời cầu kinh trong tiếng nổ
Mơ màng lời kêu gọi chống chiến tranh -tới- giọt- máu- cuối- cùng…
Mơ màng những tiếng chân đi bảo vệ quê-hương-ta- đến- giọt-máu- cuối- cùng
Mơ màng những giọt máu không ngừng chảy…
Mơ màng những giọt nước mắt trên đôi má lạnh người phụ nữ, trên thân thể lạnh bé thơ,
 trên những đôi má từ lâu chỉ là đồng sâu nước mặn
Mơ màng tiếng cười hồn nhiên của bé trai trên vai cha đang huơ huơ chiếc cờ trắng
Mơ màng trái đất cỏn con trên những vòng quay hớt hải của mình
Mong manh gió thổi

Ai cũng có quyền được sống
Ai cũng có quyền có một mảnh đất để sống
Và, giết nhau khắp nơi…
Những bản tin thời sự mỗi ngày như những đòn tra tấn
Treo trên những phút giây bình yên hiếm hoi của chúng ta
Cái thòng lọng

Đừng nói đến
Thứ ánh sáng mơ hồ của giấc mơ
Đừng nói đến những thiên đường tư tưởng
Đừng nói đến sự cứu rỗi của bình an tự tại
Đừng thả những cánh diều bay trong khung trời ảo mộng
Đừng vẽ những bước đi cầu vồng
Chỉ xin một vòng tay nối ấm những nỗi đau
Chỉ xin nói về một hạnh phúc có thực mà người ta có thể chia sẻ cùng nhau

Và, chúng ta phải chia sẻ thế nào trước những cái chết của trời, còn bao nhiêu đất nữa để chôn
 vùi, còn bao nhiêu biển nữa để đưa con người cát mọn này vào hư vô?

Cảm xúc tôi dường như không chịu được thêm một thách thức nào nữa, hạt nước mắt rơi ngược
 lên trời, dòng máu nghe lạnh tanh trong thân thể…
Bé mọn phận người xin một mũi thuốc mê
Xin, dù phút giây thôi, không còn cảm giác về những nỗi đau…
Nỗi sợ…

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH
Tháng 3.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89564)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75346)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103363)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86808)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92296)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108915)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84007)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83069)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75406)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80353)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.