LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
Lời
Lời. Khi như dòng sông trôi Con nước ngửa mặt cho trời xanh chung
Lời. Khi như gió mông lung Hụt hơi buộc cái vô cùng chờ nhau…
Lời. Khi là vết thương đau Xin bát cháo lú qua cầu câu thơ
Có không? ở bên kia bờ…
Có lời gõ có tiếng rơi
Thôi về giữa bóng đêm im Mượn khuya khoắt thảy cho chìm một tôi Hạt cuội ở đáy sông trôi Mảnh trăng dưới nước còn sôi được dòng
Lọt vào một giấc mơ không Bước chân kiến nhặt mênh mông con đường Hồn nhiên mở hết tinh sương Gieo đêm xuống hạt thành chương sách buồn
Tiếng gì gõ tựa nghìn muôn Nghe tôi dại bóng qua truông một mình Tiếng gì rơi xuống lặng thinh Nghe tôi dại tiếng buồn tênh ru hời
Hóa ra là tiếng ru, rơi Hóa ra là tiếng gõ lời mình đi… Tự hỏi
Ánh sáng ơi Để đến được bên ngươi Phải đi qua bao nhiêu lần bóng tối ?
Hạnh phúc ơi Để soi tỏ cùng ngươi Phải chạm mặt bao nhiêu lần ảo ảnh ?
Người ơi Để sống đầy đặn với người Phải bao nhiêu lần nữa cô đơn trong mỗi hiến dâng, nụ cười nước mắt ?
Và Giấc Mơ của ta ơi Sao khi nào muốn đi đến cùng ngươi Phải đi qua con đường hạt lệ?
Ai đang nói gì thế
Để kêu gọi Bình an. Tha thứ Họ đã bước đi những bước chân hận thù Để trở về khu vườn cho cây trái đơm bông Lửa đã thui tro những cánh đồng cỏ mọc Con sông nằm khát khao dòng chẩy Trái đất cỏn con nằm nghe gió thổi Mơ màng lời cầu kinh trong tiếng nổ Mơ màng lời kêu gọi chống chiến tranh -tới- giọt- máu- cuối- cùng… Mơ màng những tiếng chân đi bảo vệ quê-hương-ta- đến- giọt-máu- cuối- cùng Mơ màng những giọt máu không ngừng chảy… Mơ màng những giọt nước mắt trên đôi má lạnh người phụ nữ, trên thân thể lạnh bé thơ, trên những đôi má từ lâu chỉ là đồng sâu nước mặn Mơ màng tiếng cười hồn nhiên của bé trai trên vai cha đang huơ huơ chiếc cờ trắng Mơ màng trái đất cỏn con trên những vòng quay hớt hải của mình Mong manh gió thổi
Ai cũng có quyền được sống Ai cũng có quyền có một mảnh đất để sống Và, giết nhau khắp nơi… Những bản tin thời sự mỗi ngày như những đòn tra tấn Treo trên những phút giây bình yên hiếm hoi của chúng ta Cái thòng lọng
Đừng nói đến Thứ ánh sáng mơ hồ của giấc mơ Đừng nói đến những thiên đường tư tưởng Đừng nói đến sự cứu rỗi của bình an tự tại Đừng thả những cánh diều bay trong khung trời ảo mộng Đừng vẽ những bước đi cầu vồng Chỉ xin một vòng tay nối ấm những nỗi đau Chỉ xin nói về một hạnh phúc có thực mà người ta có thể chia sẻ cùng nhau
Và, chúng ta phải chia sẻ thế nào trước những cái chết của trời, còn bao nhiêu đất nữa để chôn vùi, còn bao nhiêu biển nữa để đưa con người cát mọn này vào hư vô?
Cảm xúc tôi dường như không chịu được thêm một thách thức nào nữa, hạt nước mắt rơi ngược lên trời, dòng máu nghe lạnh tanh trong thân thể… Bé mọn phận người xin một mũi thuốc mê Xin, dù phút giây thôi, không còn cảm giác về những nỗi đau… Nỗi sợ…
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019
Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
Được tin buồn:
cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ
(Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75)
Sinh năm: 1933
Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022
(nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần)
Hưởng Thọ: 90 Tuổi
Nhận được tin buồn:
Thân phụ nhà thơ Đặng Hiền, chủ biên tạp chí Hợp Lưu
Là Cụ Ông Đặng Văn Ngữ
Pháp danh: Minh Pháp
Sinh năm Quý Dậu (1933) tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Đã tạ thế ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại California, USA.
Hưởng thượng thọ 90 tuổi.
Xin thành kính phân ưu cùng nhà thơ Đặng Hiền và tang gia
Nhận được tin buồn
Phu quân của Cụ bà Trần Thị Y
Cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ
Pháp Danh MINH PHÁP
Tuổi Quý Dậu (1933)
Đã tạ thế ngày 06 tháng 12, năm 2022, tại Fountain Valley, California,
Hưởng thượng thọ 90 tuổi.
Được tin thân phụ nhà thơ Đặng-Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp-Lưu là
Cụ Ông ĐẶNG VĂN NGỮ,
Pháp danh MINH PHÁP,
Vừa tạ thế ngày 6 tháng 12 năm 2022 tại California,
hưởng thượng thọ 90 tuổi .
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.