LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
Lời
Lời. Khi như dòng sông trôi Con nước ngửa mặt cho trời xanh chung
Lời. Khi như gió mông lung Hụt hơi buộc cái vô cùng chờ nhau…
Lời. Khi là vết thương đau Xin bát cháo lú qua cầu câu thơ
Có không? ở bên kia bờ…
Có lời gõ có tiếng rơi
Thôi về giữa bóng đêm im Mượn khuya khoắt thảy cho chìm một tôi Hạt cuội ở đáy sông trôi Mảnh trăng dưới nước còn sôi được dòng
Lọt vào một giấc mơ không Bước chân kiến nhặt mênh mông con đường Hồn nhiên mở hết tinh sương Gieo đêm xuống hạt thành chương sách buồn
Tiếng gì gõ tựa nghìn muôn Nghe tôi dại bóng qua truông một mình Tiếng gì rơi xuống lặng thinh Nghe tôi dại tiếng buồn tênh ru hời
Hóa ra là tiếng ru, rơi Hóa ra là tiếng gõ lời mình đi… Tự hỏi
Ánh sáng ơi Để đến được bên ngươi Phải đi qua bao nhiêu lần bóng tối ?
Hạnh phúc ơi Để soi tỏ cùng ngươi Phải chạm mặt bao nhiêu lần ảo ảnh ?
Người ơi Để sống đầy đặn với người Phải bao nhiêu lần nữa cô đơn trong mỗi hiến dâng, nụ cười nước mắt ?
Và Giấc Mơ của ta ơi Sao khi nào muốn đi đến cùng ngươi Phải đi qua con đường hạt lệ?
Ai đang nói gì thế
Để kêu gọi Bình an. Tha thứ Họ đã bước đi những bước chân hận thù Để trở về khu vườn cho cây trái đơm bông Lửa đã thui tro những cánh đồng cỏ mọc Con sông nằm khát khao dòng chẩy Trái đất cỏn con nằm nghe gió thổi Mơ màng lời cầu kinh trong tiếng nổ Mơ màng lời kêu gọi chống chiến tranh -tới- giọt- máu- cuối- cùng… Mơ màng những tiếng chân đi bảo vệ quê-hương-ta- đến- giọt-máu- cuối- cùng Mơ màng những giọt máu không ngừng chảy… Mơ màng những giọt nước mắt trên đôi má lạnh người phụ nữ, trên thân thể lạnh bé thơ, trên những đôi má từ lâu chỉ là đồng sâu nước mặn Mơ màng tiếng cười hồn nhiên của bé trai trên vai cha đang huơ huơ chiếc cờ trắng Mơ màng trái đất cỏn con trên những vòng quay hớt hải của mình Mong manh gió thổi
Ai cũng có quyền được sống Ai cũng có quyền có một mảnh đất để sống Và, giết nhau khắp nơi… Những bản tin thời sự mỗi ngày như những đòn tra tấn Treo trên những phút giây bình yên hiếm hoi của chúng ta Cái thòng lọng
Đừng nói đến Thứ ánh sáng mơ hồ của giấc mơ Đừng nói đến những thiên đường tư tưởng Đừng nói đến sự cứu rỗi của bình an tự tại Đừng thả những cánh diều bay trong khung trời ảo mộng Đừng vẽ những bước đi cầu vồng Chỉ xin một vòng tay nối ấm những nỗi đau Chỉ xin nói về một hạnh phúc có thực mà người ta có thể chia sẻ cùng nhau
Và, chúng ta phải chia sẻ thế nào trước những cái chết của trời, còn bao nhiêu đất nữa để chôn vùi, còn bao nhiêu biển nữa để đưa con người cát mọn này vào hư vô?
Cảm xúc tôi dường như không chịu được thêm một thách thức nào nữa, hạt nước mắt rơi ngược lên trời, dòng máu nghe lạnh tanh trong thân thể… Bé mọn phận người xin một mũi thuốc mê Xin, dù phút giây thôi, không còn cảm giác về những nỗi đau… Nỗi sợ…
Trong cùng một khoảnh khắc /
Sẽ có một người cười vui và một người bật khóc /
Em bé chào đời lúc tiễn biệt cụ già ra bãi nghĩa trang /
Có đám cưới rộn ràng khi phiên toà ly hôn hoàn tất /
Những mặt trái cuộc đời bên vẻ ngoài hào nhoáng lung linh.
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
“Diều Hâu” là biệt danh ông bác sĩ đặt cho tính hiếu chiến của tôi. Xem ra ai cũng có vẻ bực bội về những tin tức xáo trộn ở Sài Gòn. Ông tiếp: - Tụi sinh viên có đứa nào bất mãn, Diều Hâu cứ việc hốt hết đem lên căn cứ 7 giao cho tôi. …/ Cầm lấy ly rượu như muốn bóp vỡ trong tay, thiếu tá Bính giọng gay gắt hơn:
- Cứ để tôi thì khỏi cần tốn phi tiễn với lựu đạn cay. Chỉ cần mấy cỗ đại liên trí mấy đầu phố. / Xem ra chính trị đã làm phân hóa giữa chúng tôi. Rồi ông quay sang hỏi ông Bác sĩ: - Sao Docteur Zhivago, ông nghĩ sao về tụi sinh viên tối ngày chỉ biết có biểu tình phá rối ấy? (Mặt Trận Ở Sài Gòn, tr. 27-28)
Nếu ngược về năm 1971-1972, đọc đoạn trên thì tôi sẽ rất bất mãn với thái độ của mấy ông quân nhân này. Dạo đó tôi đang là sinh viên năm thứ hai Luật... Hồi đó chúng tôi rất không ưa, hơn nữa còn gọi là -đám lính cảnh sát đàn áp- biểu tình. Ngày ấy, với bọn chúng tôi, dường như hình ảnh sống có lý tưởng là phản chiến...
Chắp tay mười phương xanh vô lượng /
Đêm hạ nồng sẽ đập cánh bay lên /
Phù sinh trôi, phù sinh trôi ngất ngưởng /
Bát trăng đầy vừa chạm giếng mưa nghiêng.
Vô cùng thương tiếc /
khi hay tin nhạc mẫu và thân mẫu của hai thân hữu /
đại diện cho Tạp Chí Hợp Lưu tại Virgina Phạm Đăng Khoa và Nguyễn Thanh Thúy: Cụ Bà Quả Phụ Phêrô Nguyễn Đình Phê, Nhũ Danh MARIA TRẦN THANH SA
Sinh mồng 6 tháng 6 năm 1935, tại Ninh Bình, Việt Nam / đã an nghỉ trong Chúa lúc 7:00 tối Thứ Tư, mồng 7 tháng 10 năm 2020
tại bệnh viện MEDSTAR Southern Maryland / Hưởng thọ 85 tuổi
Cụ Bà Quả Phụ Phêrô Nguyễn Đình Phê /
Nhũ Danh MARIA TRẦN THANH SA /
Sinh mồng 6 tháng 6 năm 1935, tại Ninh Bình, Việt Nam /
đã an nghỉ trong Chúa lúc 7:00 tối Thứ Tư, mồng 7 tháng 10 năm 2020 /
tại bệnh viện MEDSTAR Southern Maryland /
Hưởng thọ 85 tuổi
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.