LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
Lời
Lời. Khi như dòng sông trôi Con nước ngửa mặt cho trời xanh chung
Lời. Khi như gió mông lung Hụt hơi buộc cái vô cùng chờ nhau…
Lời. Khi là vết thương đau Xin bát cháo lú qua cầu câu thơ
Có không? ở bên kia bờ…
Có lời gõ có tiếng rơi
Thôi về giữa bóng đêm im Mượn khuya khoắt thảy cho chìm một tôi Hạt cuội ở đáy sông trôi Mảnh trăng dưới nước còn sôi được dòng
Lọt vào một giấc mơ không Bước chân kiến nhặt mênh mông con đường Hồn nhiên mở hết tinh sương Gieo đêm xuống hạt thành chương sách buồn
Tiếng gì gõ tựa nghìn muôn Nghe tôi dại bóng qua truông một mình Tiếng gì rơi xuống lặng thinh Nghe tôi dại tiếng buồn tênh ru hời
Hóa ra là tiếng ru, rơi Hóa ra là tiếng gõ lời mình đi… Tự hỏi
Ánh sáng ơi Để đến được bên ngươi Phải đi qua bao nhiêu lần bóng tối ?
Hạnh phúc ơi Để soi tỏ cùng ngươi Phải chạm mặt bao nhiêu lần ảo ảnh ?
Người ơi Để sống đầy đặn với người Phải bao nhiêu lần nữa cô đơn trong mỗi hiến dâng, nụ cười nước mắt ?
Và Giấc Mơ của ta ơi Sao khi nào muốn đi đến cùng ngươi Phải đi qua con đường hạt lệ?
Ai đang nói gì thế
Để kêu gọi Bình an. Tha thứ Họ đã bước đi những bước chân hận thù Để trở về khu vườn cho cây trái đơm bông Lửa đã thui tro những cánh đồng cỏ mọc Con sông nằm khát khao dòng chẩy Trái đất cỏn con nằm nghe gió thổi Mơ màng lời cầu kinh trong tiếng nổ Mơ màng lời kêu gọi chống chiến tranh -tới- giọt- máu- cuối- cùng… Mơ màng những tiếng chân đi bảo vệ quê-hương-ta- đến- giọt-máu- cuối- cùng Mơ màng những giọt máu không ngừng chảy… Mơ màng những giọt nước mắt trên đôi má lạnh người phụ nữ, trên thân thể lạnh bé thơ, trên những đôi má từ lâu chỉ là đồng sâu nước mặn Mơ màng tiếng cười hồn nhiên của bé trai trên vai cha đang huơ huơ chiếc cờ trắng Mơ màng trái đất cỏn con trên những vòng quay hớt hải của mình Mong manh gió thổi
Ai cũng có quyền được sống Ai cũng có quyền có một mảnh đất để sống Và, giết nhau khắp nơi… Những bản tin thời sự mỗi ngày như những đòn tra tấn Treo trên những phút giây bình yên hiếm hoi của chúng ta Cái thòng lọng
Đừng nói đến Thứ ánh sáng mơ hồ của giấc mơ Đừng nói đến những thiên đường tư tưởng Đừng nói đến sự cứu rỗi của bình an tự tại Đừng thả những cánh diều bay trong khung trời ảo mộng Đừng vẽ những bước đi cầu vồng Chỉ xin một vòng tay nối ấm những nỗi đau Chỉ xin nói về một hạnh phúc có thực mà người ta có thể chia sẻ cùng nhau
Và, chúng ta phải chia sẻ thế nào trước những cái chết của trời, còn bao nhiêu đất nữa để chôn vùi, còn bao nhiêu biển nữa để đưa con người cát mọn này vào hư vô?
Cảm xúc tôi dường như không chịu được thêm một thách thức nào nữa, hạt nước mắt rơi ngược lên trời, dòng máu nghe lạnh tanh trong thân thể… Bé mọn phận người xin một mũi thuốc mê Xin, dù phút giây thôi, không còn cảm giác về những nỗi đau… Nỗi sợ…
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
Gió vi vu làm nền cho lời ca thánh: ...”Nhờ công ơn lân tuất của Chúa ta, Đấng đã từ cao cho 'Mặt trời mọc' đến thăm viếng. Và soi sáng cho những ai còn ngồi trong u tối và trong bóng chết, để dắt chúng ta trên con đường an lạc.
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
Sáng hôm nay ông Năm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hết ngồi xuống lại đứng lên. Ông bước chầm chậm lại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìn xéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ông nhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷ ngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gì đâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ.
Thạnh móc trong túi ra một miếng vải được buộc túm chặt bằng lạt tre, cẩn thận gỡ sợi lạt. Một dúm muối hột đen bẩn hiện ra. Thạnh trân trọng, nâng niu múc, vừa chẵn được hai thìa, đổ vào bát của Tường.
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.