- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc - “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ..”

20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83685)

tho-ma-1i-content

(Đọc tập thơ “Giấc” của Lữ Thị Mai, Nxb Hội Nhà văn, 2010)

 “Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống. Nó còn là một công cụ diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nói lên được những điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Nếu thiếu vắng hình ảnh, ngôn ngữ thơ sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Với “Giấc”, Lữ Thị Mai đã mang tâm lực của mình, chi chút, nâng niu hình ảnh để tạo hình cho ý nghĩ, cảm xúc.

Đọc “Giấc”, người đọc bắt gặp những hình ảnh mở và tự mình tưởng tượng ra những hình ảnh đó. Tác giả của “Giấc” đã khéo dụng ưu điểm của ngôn ngữ văn chương để neo giữ lời thơ trong tâm thức người đọc. Tôi gặp ở “Giấc “ bức chân dung của một cô gái đa cảm trước những gì đang diễn ra, đang hiển hiện quanh mình rồi thốt lên: “bình minh đón ngày giọt sương xon xót/ước có bàn tay nâng/em chỉ là hạt mầm cô đơn/ khóc trước sự thành tâm của cỏ” (Mê khúc). Đa cảm thường đi liền với sự yếu đuối nhưng tôi lại gặp trong tập thơ một trái tim trẻ với tình yêu đầy khám phá, nhiệt thành và rung động sâu sắc. Có thể coi bài thơ “Ngón” là một đại diện cho dòng cảm xúc như thế. “ngón vu vơ miết cổ áo anh dò vết dị thường/ngón khơi mở lần tìm/ngón thành tâm chiếm đoạt…” Rõ ràng không hề có tính từ nói về nỗi nhớ, không hề có danh từ nói đến tình yêu nhưng những câu thơ diễn tả trạng thái của những ngón tay, đồng thời diễn tả tâm trạng của người con gái đang yêu. Tâm trạng đó không được đặt vào một thời điểm nào cụ thể. Những hình ảnh thoang thoáng lướt qua nhưng không loang loáng trượt trôi. Nó ám lại trong dòng cảm xúc của độc giả: “này rất nõn nà/ này thì ắng lặng ngón tìm ngón…”. Mai sử dụng điệp từ để diễn tả trạng thái của sự vật, từ đó mà gọi ra tình yêu.

Chấm phá, phác họa, hình ảnh của mười ngón tay ở các trạng thái khác nhau là sự dịch chuyển của tâm trạng. Mai diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình mà không hề gọi tên nó. Bức họa ngôn từ ấy gọi ra mảnh tâm trạng của một thiếu nữ đang “yêu” và đang “khát”. “Ngón” vì thế vừa mang tính phác họa, gợi mở vừa hết sức cụ thể, rõ ràng, day dứt. Ở một khía cạnh khác có thể coi “Ngón” là dấu ấn riêng mà Lữ thị Mai góp với dòng chảy thơ trẻ đương đại. Mai không đề thơ lên tranh hay vẽ tranh lên một bài thơ như thường thấy trong truyền thống để hai loại hình này tương hỗ, đề cao nhau. Chị kết hợp cả hai loại hình đó vào “Ngón” để tạo nên một bức hoạ được vẽ, được gợi ra bằng ngôn từ đã làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, khiến cho nó cụ thể hơn, sống động hơn.

Những hình ảnh được tạo bởi tư duy mĩ học và trí tưởng tượng giúp cho thơ ca - sản phẩm được tạo ra bởi sự thăng hoa của dòng cảm xúc vì thế không sa vào kể lể, miêu tả mà phải chạm tới bản chất của sự vật, bên kia cái vẻ bề ngoài của nó.

Ở một chừng mực nào đó, hình ảnh trong thơ ca mang cả hai yếu tố thực và ảo. Từ cảm nhận của cá nhân, thông qua ngôn từ, Lữ Thị Mai đã khắc họa trong cảm nhận của người đọc những hình ảnh không chỉ nhìn thấy bằng mắt mà chỉ hình dung được.

 “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ”, câu thơ đó chính là sự liên tưởng, khái quát khi tôi khép tập thơ lại. Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong tập thơ. Đó là: “tay khỏa nước giọt giọt ngày”, là: “ngón măng ngủ vùi chủ nhật
, là: “đêm gối đầu lên cánh tay” là: “thêm một lần cởi thắt lưng ban mai../Chậm rãi nếm vị mặn trên mấy ngón tay…”

Dù cho là vòng tay “khép hờ” hay là “hơi tay lạnh” cũng đều là sự sắp xếp có chủ ý. Tác giả dùng hình ảnh bàn tay là để:

 Thắp lửa trên mười ngón tay

 Xua những ý nghĩ vẩn vơ bay đi thật vội…

 (Vẽ lửa)

Khác với hội họa, diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể, thơ diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ, và hình ảnh trừu tượng. Vì thế, hình ảnh bàn tay trong thơ Mai vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể, nó được nuôi sống bởi “ý nghĩ”. Như thế, cái đẹp của hình tượng văn học mà ta cảm thụ được trong óc tưởng tượng của ta, và ngay cả cái đẹp của một bức hoạ mà mắt ta nhìn thấy, cũng không thể nào giống hoàn toàn với cái đẹp mà người khác ghi nhận được trong đầu óc của họ.

Tôi không có ý định diễn giải những gì tôi cảm nhận từ tập thơ vì tính chủ quan trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học. Nhưng đã đọc “Giấc”, bạn hẳn đồng tình với tôi rằng: Khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ. Nếu nói “thơ ca là bức họa để cảm nhận thay vì để ngâm” thì “Giấc” của Lữ thị Mai là một bức họa như thế.

Nguyễn Hồng Nhung

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33862)
E m giấu miết con thuyền bên kia dốc Đợi mùa khô thả vào lòng sông cạn Con thuyền sẽ trôi ra biển - ngày sông Tiên xuôi
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35858)
khi Thơ không vui cứ để mặc nó buồn / như cô bé ở truồng thích tắm mưa thuở nhỏ / dường như có điều gì đó / sắp sửa trong veo /
02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35051)
Đ ừng nói với em rằng anh đã già Không, em không tin như thế Vẫn nghĩ anh như ngày nào Những năm 90 chúng mình còn rất trẻ
24 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36467)
T a nợ trăng bài thơ dang dở Trải cõi lòng thiếu một nửa nhân gian Người đời gọi đó là đêm trăng khuyết Ta bảo rằng trăng thiếu tri kỷ đó thôi
23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 42964)
Ô ng Giản nhớ lại, năm ngoái chính vợ ông cũng đã nằm ở đây trong chiếc quan tài để người ta đưa ra cánh đồng, ông đưa tiễn vợ ra tận nghĩa trang. Ông thì thầm với vợ rồi cũng có ngày tôi sẽ nằm đây để người ta đưa ra với bà, bà đi trước tôi đợi tôi nhé! Bây giờ thì chính ông đang nằm đây, chỉ có khác vợ ở chỗ ông chưa chết nên chưa được nằm trong quan tài.
21 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 37272)
A nh đi rồi còn ai vuốt tóc Lời tình thơm sách vở học trò Đêm xuống rồi em buồn không hở Trời xa mù tầm tay với âu lo…
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 37885)
V ậy hôm nay anh thấy gì Thấy những tay lưu manh ở diễn đàn Asia chơi trò súc vật Làm những người hiền lành phải tránh xa
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34288)
T heo văn phong cải lương của Khổng tử thì hôn nhân là “The River of no-return”, đạo đức như tớ thì đời vợ chồng là “thánh giá Chúa gửi ,” vì như lời thánh kinh đã nói: “ Này ta bảo thật các con: những gã đực rựa nào vừa đi làm đổ mồ hôi lấy tiền nuôi gia đình, vừa nhẫn nhục sống trong cảnh vợ chúa chồng tôi, thì dù có bay bướm chút đỉnh, nước Thiên Đàng vẫn chính là của họ.”
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 35000)
luôn đi ngủ khi mặt trời thức dậy sao tôi có thể yêu đêm đến độ phải ruồng rẫy vừng hồng bình minh lên từ đâu trong tôi mọc một nhành đêm rất trắng
16 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 46643)
B ài viết này cố gắng xuyên suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình” dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm 2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham chiến.