- Thư Tòa Soạn
- Như Hạnh : Đọc Một Cách Phê Phán “luận Ngữ Trích Lục Dẫn Giải” Của Phan Bội Châu
- Thơ: Mặt Và Gương - Không Ngộ Nhận
- Chính Đạo: Mậu Thân 1968: Thắng Hay Bại?
- Mậu Thân 1968: Thắng Hay Bại? - Phụ Chú & Phụ Bản
- Thơ: Một Góc Tầng 3
- Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương
- Thơ: Đợi
- Bài Thơ: Đang Bước Vào Ngưỡng Cửa
- Nguyễn Nam Trân: Vượt Qua Thời Hậu Chiến Kinh Nghiệm Nhà Văn Nhật Bản Thế Hệ (1945 - 1965) - Phần 1
- Nguyễn Nam Trân: Vượt Qua Thời Hậu Chiến Kinh Nghiệm Nhà Văn Nhật Bản Thế Hệ (1945 - 1965) - Phần 2
- Xóm Bờ Mương
- Phụ Trang
Sau hai ngày nghỉ cho các cầu thủ dưỡng sức, Vòng Tứ Kết Giải Toàn Cầu 2006 bắt đầu ngày Thứ Sáu, 30/6. Ngày này, kết quả đúng như dự đoán của các chuyên viên: Germany, đội chủ nhà, thắng Argentina nhờ phạt đền; và Italia dễ dàng đả bại Ukraine, 3 - 0.
Nhưng ngày Thứ Bảy, 1/7, là ngày của ngạc nhiên. Portugal đả bại England cũng nhờ phạt đền; nhưng đáng ngạc nhiên nhất là Pháp loại Brazil với tỉ số 1 - 0 mong manh. Ngày “Thứ Bảy Đen” của England và Brazil lại là Ngày Thứ Bảy “như trong giấc mơ” của Portugal và Pháp. Portugal nổi danh là đội “thiếu may mắn.” Và ngay đến một số chuyên viên Pháp cũng nghĩ rằng Les Bleus đã tạm hài lòng khi được vào Tứ Kết gặp đương kim vô địch Brazil.
Brazil có những vì sao nổi danh nhất hoàn cầu hiện nay. “Bộ tứ” của Brazil cũng khiến nhiều người chủ quan nghĩ rằng Brazil không cần phòng thủ. Điều khó ngờ, dù chẳng phải không tiên đoán trước, là một cường quốc Âu châu như Pháp–đã lâu lắm không hề làm bàn–có dịp thử lửa và khai thác lỗi lầm của hàng phòng vệ Brazil để mở tỉ số ở phút 57. Viễn ảnh một trận thắng ngược ngày càng rõ ràng hơn khi “bộ tứ Brazil” gần như biến dạng, không gây khó khăn đáng kể nào cho thủ môn Barthez, nói chi chuyện làm bàn.
“Zouzou” của Pháp, đã 34 tuổi, với 106 trận khoác áo đội tuyển quốc gia, khiến những khán giả khách quan không thể không ngưỡng mộ. Từ hàng trung ứng, Zidane cung cấp những trái banh hiểm độc cho Henry, Ribéry áp đảo khuôn thành Brazil. Trung phong Henry và Ribéry, cùng Thuram, Abidal, Vieira v.. v... hầu như vô hiệu hóa các cầu vương Nam Mỹ.
Những Điều Đáng Ghi:
1. Họa Trọng Tài:
Trọng tài vẫn là điều khiến khán giả cực kỳ bất mãn. Thẻ vàng, thẻ đỏ, và nhất là tảng lờ những lỗi lầm khiến kết quả của các trận đấu phần nào thay đổi.
2. Cứu tinh hay Đại họa:
Trước ngày Giải Toàn Cầu 2006 khai mạc, người ta nói nhiều về các tài danh trẻ như Rooney của England, Messi của Argentina, Ronaldo của Portugal, v.. v... Chỉ có Ronaldo của Portugal xứng đáng với danh hiệu minh tinh [sao sáng] trong Giải 2006. Quả đá phạt đền của Ronaldo giúp Portugal thắng 3-1, đưa England về nước, chấm dứt sự nghiệp HLV đội tuyển quốc gia của Erickson. Rooney là một thất vọng lớn. Chẳng những không ghi được bàn thắng nào, Rooney còn bị trục xuất trong trận Portugal vì xô đẩy Ronaldo, một đồng đội tại Manchester United. Người được kỳ vọng như cứu tinh của nền túc cầu đảo quốc sương mù khiền England phải chơi gần một tiếng đồng hồ với 10 người; rồi cuối cùng thua trong thời gian đá phạt đền.
3. Cá nhân và đồng đội?:
Trong những phân tích về kết quả của ngày Thứ Bảy Đen, nhiều người đưa ra lý do thất bại của England cũng như Brazil là cả hai đội tuyển “Dream Team” chưa kịp phát triển một lối chơi toàn đội. Những siêu sao quá chú trọng vào danh tiếng và thành quả cá nhân. Tôi nghĩ Huấn luyện viên cũng giữ một vai trò quan trọng. HLV Portugal, người từng đưa Brazil tới cúp vô địch thế giới, trên chân HLV England.
4. “Nắng Quái”:
Trước ngày từ trần, ký giả Phan Khôi dùng hình ảnh “Nắng Quái” trong một bài thơ để nói về quyết tâm và sĩ khí của những người gần đất xa trời. Trong bóng đá, từ 30 tuổi trở lên có thể coi như hay bị xếp vào hạng “lão tướng.”
Nhưng Luis Figo, David Beckham. và nhất là Zidanecho thấy lão tướng chưa hẳn hoàn toàn vô dụng, chỉ còn nhiệm vụ của những bình vôi dưới gốc đa. Figo (33 tuổi), Zidane (34 tuổi) , Beckham (31 tuổi), v.. v... cho thấy nhiều cầu thủ trẻ hơn vẫn phải ngồi chờ trên băng ghế trừ bị. Nếu không có Figo, Portugal hẳn khó lọt vào Tứ Kết từ năm 1966. Italia có thủ quân Fabio Cannavaro. Đã 32 tuổi, 97 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, Cannavaro giúp hàng phòng thủ Italia chưa để lọt một bàn thắng nào–ngoại trừ một quả tự đưa banh vào lưới trong trận gặp Mỹ.
Zidane, được FIFA bầu làm “cầu thủ xuất sắc” [Man of the Match] trong trận thắng Brazil, biểu diễn những màn ảo thuật giữ bóng, chuyền bóng khiến lu mờ những danh tài Nam Mỹ như Ronaldo, Ronaldinho, Kaká hay Cafu. “Zidane thêm một lần chứng minh vượt lên trên mọi cầu thủ trên thế giời,” HLV Brazil Carlos Alberto Parreira tuyên bố.
5. Giải Vô Địch Âu Châu Mở Rộng?:
Chiến thắng về ngược của Pháp ngày Thứ Bảy Đen thay đổi hẳn chung cuộc Giải Toàn cầu 2006. Cả hai đội Nam Mỹ mạnh là Argentina và đương kim vô địch Brazil đều phải về nước ở vòng Tứ kết. Giải Toàn cầu trở thành một thứ Giải Toàn Âu châu mở rộng: Cả 4 đội vào Bán kết đều là cường quốc Âu châu: Germany, Italia, Portugal và Pháp.
6. Cơn sốt bóng đá:
a. Giá vé vào xem một trận đấu lên tới hàng ngàn Mỹ kim. Gấp đội, gấp ba số thu nhập trung bình hàng năm của mỗi công dân nhiều quốc gia.
b. Giới cờ bạc và cá độ, từ một chầu nhậu vui chơi cho tới cá cược thực sự, như hoa cỏ gặp mưa xuân. Ai thắng, ai bại không quan trọng, chủ cá cược tha hồ hốt bạc. Trùm cá độ William Hill dự đoán khoảng 1 triệu người sẽ đánh cá England thắng Portugal và đoạt giải 2006. Số tiền độ lên tới 25 triệu bảng [pounds]. Một phát ngôn viên của công ty cá độ này nghĩ rằng tổng số tiền cá độ lên tới khoảng 1 tỉ bảng.
Bao nhiêu thảm cảnh sẽ xảy ra sau Giải Toàn Cầu 2006? Bao nhiêu vụ tương tự như PMU 18?
c. Khoảng 70,000 khán giả England tới Germany để ủng hộ đội tuyển nhà. Hàng trăm Hooligans đã bị bắt giữ. Nhưng sau trận thua Portugal, khán giả England dường chấp nhận kết quả chung cuộc. Chỉ có vài chục người bị bắt vì xô xát với các phe nhóm băng đảng địa phương.
d. Thị trấn Geislingen đã ghi công HLV Juergen Klinsmann bằng cách đặt dựng bảng tên một phố Juergen Klinsmann - Weg. Klinsmann đã lớn lên ở đây, chơi cho đội SC Geislingen vào giữa thập niên 1970. Năm 1990, Klinsmann là thủ quân đội tuyển Germany đoạt Giải Toàn Cầu.
e. Giải Toàn Cầu 2006 khiến sinh hoạt nhiều quốc gia bị đình trệ. Tổng thống Chirac cũng phải đến Germany khuyến khích gà nhà. Dư luận Mỹ chẳng mấy quan tâm đến việc Thủ tướng Nhật Bản tới thăm Tổng thống Bush, biểu diễn hát một vài đoạn của Elvis. Tại Việt Nam, người ta cũng chẳng mấy chú ý đến kết quả của các phiên họp Quốc Hội bầu cử giới lãnh đạo mới–một kết quả hầu như ai cũng đã đoán biết: Chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Nhà Nước, Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, và ba Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm (Điều đáng chú ý là Phó Thủ tướng Khiêm kiêm nhiệm Bộ Ngoại Giao)
Tóm Lược Các Trận Tứ Kết:
Thứ Sáu, 30/6/2006:
9. Germany 1- Argentina 1 [FK 4-2]
Cả hai đội đều có cơ hội để vào vòng trong. Cả hai đều chưa thua trận nào; dù Argentina gặp khó khăn với Mexico ở vòng 16, chỉ thắng khi đấu thêm giờ. Germany có nhiều hy vọng hơn nhờ lợi thế sân nhà. Nếu không bị tai nạn trầm trọng nào, khiến một vài cầu thủ gạo cội bị chấn thương, Germany có nhiều triển vọng vào chung kết như HLV Klinsmann hứa hẹn.
Tại sân vận động Olympic ở Berlin, Argentina mở tỉ số đầu tiên, nhưng thủ môn dự bị Leonardo Franco để Germany gỡ hòa 1-1. Sau nửa tiếng đá thêm giờ, Franco để lọt cả 4 quả đá phạt đền, trong khi Jens Lehman của Germany xuất sắc ngăn chặn hai cú đá banh sà mặt đất của Argentina.
Mở đầu đợt đá phạt đền, Oliver Neuville của Germany đá lọt lưới Franco. Julio Cruz gỡ hòa 1-1 cho Argentina bằng cách đưa banh chéo bổng vào góc trái của Lehmann. Thủ quân Ballack, dù bị bọp vẽ gần cuối trận, đưa tỉ số lên 2-1, khi đưa banh vào góc phải nhưng thủ môn Franco lại lao về hướng trái. Trong khi đó, Roberto Ayala không có khả năng gỡ hòa như Cruz, bị Lehmann phóng mình chặn đón dễ dàng.
Lukas Podolski của Germany và Maxi Rodriguez của Argentina đều làm bàn, đưa tỉ số lên 3-2. Nhưng lại thêm một lần, Franco không chặn được đường banh của Tim Borowski. Khi Lehmann đỡ được cú sút của Esteban Cambiasso, Argentina đành cay đắng và phẫn hận chấp nhận thua cuộc. Những phản ứng nóng giận của cầu thủ Argentina sau tiếng còi chung cuộc chỉ khiến một cầu thủ Nam Mỹ bị thẻ đỏ.
Thủ môn chính thức của Argentina là Roberto Abbondanzieri bị Miroslav Klose chấn thương phút 64, khi Argentina đang dẫn 1-0 (từ phút 49, do Ayala đội đàu). Abbondanzieri chỉ có thể ở lại sân tới phút 71, và HLV Pekerman chẳng còn lựa chọn nào hơn đưa Franco vào thay.
ADVERTISEMENT
Phút 79, Miroslav Klose có cơ hội chọc thủng lưới Franco, gỡ hòa 1-1 cho Germany. Thủ quân Ballack đá phạt đền bổng vào trước phòng thành Argentina. Borowski dùng đầu đưa banh vào trước khung thành. Klose lại đội đầu tạt vào góc phải khuôn thành. Đây là bàn thắng thứ năm của Klose, dẫn đầu mọi tuyển thủ trong cuộc chạy đua tranh chức chiếc giày vàng.[ Golden Shoe].
Ngay sau trận đấu, HLV Jose Pekerman tuyên bố sẽ rời đội tuyển Argentina. Hai siêu sao mới nổi Lionel Messi của Argentina và Lukas Podolski của Germany không có gì xuất sắc trong trận này. Klose đang dẫn đầu cuộc chạy đua cúp Chiếc Giày Vàng với 5 bàn thắng. Germany đả bại Argentina năm 1990 và đoạt giải vô địch lần thứ ba tại Giải Toàn cầu.
Germany (9W) sẽ gặp Italia (10W) ngày 4/7 tại Dortmund trong vòng bán kết.
10. Italia 3- Ukraine 0
Tại Hamburg, Italia chọc thủng lưới Ukraine 3 lần, trong khi hàng phòng thủ đẩy lùi và vô hiệu hóa mọi đợt tấn công của Ukraine. Ukraine, dù là một điều ngạc nhiên lớn trong giải 2006, khó thể chống lại sự thực: Italia (10W) là một đội tuyển mạnh. Giống như bốn đội khác, Ukraine không phá thủng được màn lưới của Italia.
Italia mở đầu trận đấu với những tấn công mạnh. Phút thứ 6. Gianluca Zambrotta mở tỉ số cho Italia. Tỉ số này giữ nguyên tới giữa trận.
Qua hiệp thứ hai, Ukraine chơi xuất sắc hơn. Thủ môn Gianluigi Buffon phải nhiều lần xuất sắc cứu nguy những cú sút hiểm của Andriy Gusin, Oleg Gusev, v.. v.... Nhưng phút 59, Luca Toni (số 9) nâng tỉ số lên 2-0 bằng cú đội đầu đường banh do trung ứng Francesco Totti tạt ngang qua. Mười phút sau, Toni ghi bàn thứ hai trong trận khi đưa nhẹ trái banh từ Zambrotta chuyền ngang tới. Tỉ số 3-0 cũng là tỉ số chung cuộc. Siêu sao Andriy Schevchenko của Ukraine gần như tàng hình suốt trận đấu.
HLV Oleg Blokhin cho rằng đội tuyển Ukraine chơi tốt hơn điều tỉ số 3-0 có thể gây ấn tượng. Cú làm bàn đột ngột của Zambrotta vào phút thứ 6 khiền Ukraine phải thay đổi hoàn toàn chiến thuật.
Italia sẽ gặp Germany ngày 4/7 tại Dortmund tại vòng bán kết.
ADVERTISEMENT
Trận đấu trong vòng bán kết sẽ là dịp cho Germany phục thù lần bị phơi áo 1-3 trước đội tuyển Italia trong trận chung kết năm 1982.
Thứ Bảy “Đen”, 1/7/2006:
11. England 0 - Portugal 0 [FK 1-3]
Tại Gelsenkirchen, England bịợ Portugal loại khỏi Giải Toàn Cầu sau khi hầu hết các danh thủ England đều đá hỏng phạt đền.
Cuộc chiến giữa kỹ thuật bóng đá Nam Mỹ và cổ truyền Âu châu không diễn ra đầy sôi động như khán giả mong mỏi.
Trọn hiệp đầu, cả hai đội chỉ dàn xếp được hai cú sút vào khung thành. Những pha giao bóng đẹp nhất của England là màn dàn xếp giữa Joe Cole và Lampard khi cách khuôn thành Portugal 25 yards; nhưng thủ môn Ricardo đón gọn.
Tiago rồi Figo của Portugal cũng lỡ cơ hội làm bàn trước khuôn thành England. Cristiano Ronaldo (số 17) rất năng động, gây rung chuyển hàng phòng vệ England nhiều lần.
Qua hiệp hai, England bị thất thế vì thủ quân David Beckham phải dời sân sau khi Nuno Valente dẫm lên gót chân phải. Aaron Lennon (số 22) vào thay. Phút 62, England còn bị thiêt thòi hơn vì Wayne Rooney nhận thẻ đỏ và bị trục xuất. Rooney đã đạp vào Ricardo Carvalho khi hai người tranh bóng.
Dù chỉ còn 10 người, England anh dũng cầm cự, chống đỡ những đợt tấn công không ngừng nghỉ của Portugal suốt một giờ còn lại. Cả hai đội đều có vẻ kiệt quệ từ cuối hiệp nhì. Người hùng của đội tuyển Portugal là thủ môn Ricardo và Ronaldo (số 17). Thủ môn Portugal xuất sắc cứu nguy hai cú sút phạt đền của England, trong khi thủ quân Simao Sabrosa (số 11), Helder Postiga (số 23) và rồi Ronaldo phá lưới Paul Robinson.
Đội tuyển England hầu hết các danh thủ như Frank Lampard, Steven Gerrard và Jamie Carragher đều sút ra ngoài hoặc bị thủ môn Portugal ngăn chặn. Chỉ có Owen Hargreaves, đá thứ hai, mới ghi được một điểm danh dự cho England. Nhìn chung, Portugal có HLV zuất sắc hơn.
Portugal [11W] sẽ gặp Pháp [12W] ở vòng trong. Trung ứng Petit (số 8) có thể phải vắng mặt trong trận này.
12. Brazil 0 - Pháp 1
Dạ tiệc về hưu của Zidane, Barthez, Thuram, v.. v... vẫn còn xanh. Les Bleus, dù trong đồng phục trắng cả hai trận vòng trong, tạo bất ngờ lớn nhất trong Giải Toàn Cầu 2006: Thắngỳ Brazil tại Frankfurt với tỉ số 1-0 mong manh.
Lần chạm trán này, đương kim vô địch Brazil ngỡ tưởng có cơ hội phục thù Pháp, khi bị phơi áo 8 năm trước ở Paris. Nhưng những cựu cầu vương sẽ có 4 năm để suy nghiệm một sự thực: Chỉ nguyên việc các siêu sao có mặt trên sân cỏ chưa đủ để mang về chiếc cúp vô địch lần thứ sáu.
Brazil, trong áo vàng quần xanh quen thuộc, mở đột tấn công đầu tiên. Từ phút 20, Pháp bắt đầu mở những cuộc phản công. Thật ngạc nhiên khi Pháp bỗng chơi xuất sắc, nhịp nhàng hơn hẳn ba trận vòng loại. Hàng phòng thủ Brazil chứng tỏ không vững chắc cho lắm. Zidane, Ribéry (số 22), Vieira (số 4), Anibal (số 3) mở những đợt phản công đầy nguy hiểm. Zidane có lúc biểu diễn ảo thuật trước Cafu (số 2), hậu vệ kỳ cưu nhất của Brazil.
Tuy nhiên, Pháp không phá thủng được lưới thủ môn Dida. Siêu sao Henry trở thành một thứ chuyên viên việt vị. Chỉ có Zidane và Ribéry thật xuất sắc, nhiều lần khiến hàng hậu vệ Brazil rúng động. Hàng phòng thủ Pháp cũng bỗng vững chắc hơn, bẻ gãy những đợt tấn công của Brazil. “Bộ tứ” Ronaldo - Ronaldinho - Robinho - Kaká không hề có dịp làm bỏng tay thủ môn Barthez. Rõ ràng Brazil lần đầu tiên phải đương đầu với lối đá nghịch kị trong Giải Toàn Cầu này.
Phút 57, Henry đón nhận một quả đá phạt của Zidane, lốp bóng vào lưới, mở tỉ số 1-0 cho Pháp. Brazil vùng lên cố gỡ hòa, nhưng chỉ thất vọng. Pháp cũng mở đều những cuộc phản công nguy hiểm.
Hàng phòng thủ Brazil liên tiếp phải phá banh. Hậu vệ Lurio (số 3) hết hy vọng đạt kỷ lục cầu thủ không hề bị phạt trong giải. Anh bị một thẻ vàng vào phút 72. Trong khi đó, Zidane mớm banh cho Henry và Ribéry liên tục gây áp lực cho tới khi Goyou vào thay Ribéry phút 76. Brazil cũng đưa Adriano, rồi Cicinho và Robinho vào thay Juninho, Cafu và Kafa. Thế công Brazil vùng lên với những đợt tấn kích mới, nhưng vẫn không chọc thủng được màng lưới Barthez. Ronaldo bị thẻ vàng khi banh chạm tay ở cú đá phạt gần khuôn thành Brazil ở những phút cuối trận đấu.
Việc Brazil bị Pháp về ngược khiến chấn động cầu giới. Một số chuyên viên đã dự đoán Brazil có nhiều hy vọng vào bán kết, gặp Portugal. Chính tôi cũng dự đoán Brazil sẽ tắt đèn dạ tiệc về hưu của Zidane và Les Bleus. Ai ngờ Pháp được lọt vào vòng bán kết.
Bán kết [Semi-finals, 4-5/7/2006]
Thứ Ba, 4/7/2006:
13. Germany [9W] v/s Italia [10W] tại Dortmund: Cả hai đội đều có cơ hội để vào vòng trong. Germany nhiều hy vọng thắng [13W] hơn.
Thứ Tư, 5/7/2006:
14. Portugal [11W] v/s Pháp [12W] tại Munich: Cả hai đội đều có cơ hội để vào vòng trong. Portugal nhiều hy vọng thắng (14W) nhờ HLV xuất sắc hơn.
Thứ Bảy, 8/7/2006: Tranh hạng ba.
15. 14L [Pháp/Portugal] v/s 13L [Germany/Italia] tại Stuttgart [2PM]: Chung Kết [Chủ Nhật, 9/7/2006]:
16. 13W [Germany/Italia] v/s 14W [Portugal/Pháp] tại Berlin [1PM]
Nguyên Vũ