Lột màu đen khỏi đêm ngôn ngữ chạy đua cho đến lúc kiệt cùng hơi thở rụng lại cuối đường đêm trắng rát gió nụ hôn sót bên thềm
táo vườn thiêng không ngọt đến bây giờ em đã ném lên trời những đọt xanh non mưa tôi ngồi nhặt chiêm bao rụng cuối bờ mộng mị đáy mắt cạn khô khát cuống họng ngày rêu phủ giấc mơ vượt thoát thiên đường
lột nỗi buồn ra khỏi lớp da ngày thời gian trong trần truồng có vui giả tạo? em tẩm ướp hồn mình trong nắng mới lóng lánh này là nắng vừa lên
tái nhợt một tiếng cười vừa chớm mổ vỏ đã vội nở sớm trong mong manh tôi giễu cợt những người đi mượn tiếng khóc để hôm nay bị đòi nợ một nụ cười
nỗi buồn liệu có thể xóa trắng bằng nút thời gian khi giọt nước mắt dù có bốc hơi hay vẫn còn loang trên mặt bàn vết ố? mưa nhảy vũ điệu loạn trên đá thấp xanh
tôi ngồi tháo gỡ chiếc áo tầm gai đan kín cơn mơ gió thổi qua tiếng thở dài âm âm vực tràn bất hoại ngày trần truồng , thản nhiên đứng ngó trăm năm
Phương Uy
DI NGÔN CỦA K
K đã từng nói với tôi về nỗi hãi sợ thời gian trong một sáng mùa đông vừa chớm khi cơn mưa vừa hé những tia nắng đầu tiên K đã sợ cho sự úa màu bạc tóc K sợ những giấc mơ những bài thơ cũ đâm kí ức đau nhói vệt nước mắt lăn trong cơn mơ hờn dỗi mỏng như xác bướm ngày hôm qua
K đã từng nói với tôi về ám ảnh lặng im khi trên màn hình ti vi trôi vùn vụt những thét gào đặc quánh máu chảy từ tiếng cello khi K cùng tôi lần qua những bậc thang tối và ấm ngực buốt đau nghe sợi tóc vừa rụng rơi theo khúc nhạc buồn
Tôi đọc thấy K trên bài thơ ngày hôm qua lang thang cơn gió mặt trời mất ngủ K lướt qua đám đông ngập sắc màu bằng ảo hình của bình minh mùa cũ K nói đừng để những giấc mơ bị ố vàng trong rối rắm cuộc người lạnh lẽo tro than.
Phương Uy
BƯỚC NGÀY QUA BÓNG NƯỚC
Ngày trôi mòn vẹt âm điệu cũ đường link cũ kí tự nhập sai không tin nhắn phản hồi
cơn khó thở vỡ dần trong khoảng tối câu thơ bệnh tật chập chùng rơi ngày cột mặt trời không im lặng
những câu thơ giờ không còn hướng lối lần mò từng bước chập chững những câu thơ bị bịt mắt thảng hoặc câu nói mớ giữa giấc ngày ảo dụ một niềm tin
ngày lên cơn động kinh gió hài cốt thời gian mục rữa câu thơ bặt câm bẩm sinh tự thuở chào đời tôi ngồi rù quến tiếng nói
từng phiến thanh âm cũ nát dửng dưng một sự chối từ những con chữ khỏa thân vẽ chân dung một ngày vắng mặt
mông má vú vê tiền kiếp tràn ngập màn hình ba bảy độ âm trên đốm da ngày bạch tạng đám sao vàng già nua chờ ngày tự tận đã qua đời
Phương Uy
CỬA ĐÊM
Anh chọn đêm làm tình nhân ngày chiêm bao em về ngự ảo ảnh xuân cuối cùng nếp gãy ngày xa mảnh mưa cũ nhảy múa thét gào giữa đêm huyền hạ nức nở bay qua từng ô cửa xanh xao
Anh chọn đêm làm cô đơn lội ngược con đường nghe lời gió hát niềm thinh lặng cháy kiệt cùng một vũng thanh âm vành môi im tiếng
Anh chọn đêm làm hành trang mang theo trên hành trình phù phiếm ngày trôi bâng quơ mặt trời nóng rát trên đầu nắng mỏi mệt cơn đau chập chùng
anh đã nhờ đêm đắp giùm giấc mộng những tấm ngày lạ mặt vừa rơi bên kia em xa ngút một góc trời ngày thất lạc đêm tìm nhau hút mắt giọt nước mắt qua xác ngày rã trắng Chôn nỗi buồn rực rỡ trước cửa đêm.
Phương Uy
MƯA SÁNG....
Sáng nay mưa về giữa hạ Ngày xuân chấp chới xa rồi Sáng nay nghe lòng buồn lạ Giữa mùa sao vẫn đơn côi?
Em xa kể từ mùa ấy Tháng năm đi mãi không về Nỗi nhớ kéo dài tít tắp Bao giờ ra khỏi cơn mê?
Chụm tay hứng dòng nước mắt Tơ trời vương vấn theo mưa Còn đâu khúc tình dìu dặt Nhói lòng - yêu dấu xa xưa
Sáng nay giữa mưa thấy lạnh Giật mình - hương cũ phôi phai Mưa về giữa ngày hiu quạnh Ngoài sân rêu phủ dấu hài.....
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84
Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019
Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Thuở nhỏ, tôi cứ đinh ninh họ Phan nhà tôi toàn là người bên lương, không có ai và không có nhà nào theo đạo Thiên chúa. Đối với tôi, những người bên đạo rất xa lạ bởi không cùng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như mình, mặc dù làng tôi rất gần hai giáo xứ lớn của tổng Trung Châu, phủ Diên Khánh xưa: Giáo xứ Đại Điền và giáo xứ Cây Vông.
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối.
Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
...lần nầy bà quyết tâm bỏ nhà ra đi. Mà đi đâu? Tới nhà con trai thì ngại với dâu. Tới nhà con gái thì ngại với rể! Suy đi tính lại, bà quyết định sẽ đi share một căn phòng, ở một mình cho sướng cái thân. / Thôi thì ráng chịu đựng đêm nay. Chỉ một đêm nay thôi. Rồi sáng mai bà sẽ đi mua mấy tờ báo kiếm phòng thuê. Bà sẽ kiếm cái nhà nào gần chợ Việt Nam cho tiện. Người bạn thân của bà, có lão chồng tòng teng bồ bịch ở Việt Nam, tức mình bỏ ra ngoài share phòng ở, đã hùng hồn phát biểu rằng sướng như tiên. Người ta làm được, mắc gì bà không làm được. Sáng bà sẽ đi bộ với mấy người bạn, rồi tiện ghé chợ. Chiều coi ti vi. Tối đọc sách. Tự do thoải mái, không bị vướng bận gì hết. Khỏe ru rù rù.
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.
Dù sao em vẫn cảm ơn anh. Nếu quay lại từ đầu, em vẫn làm như vậy. Em đã sung sướng đến nhường nào khi được cùng anh bay lên miền hạnh phúc. Anh biết không, giờ đây, trong từng hơi thở, trong mỗi giấc mơ, em vẫn đang bay lên, bay lên cùng anh khi em sống lại những giây phút đó.
Này con /
còn vụ viết lách, báo chí kia /
các ông, các bác đã dựng mốc /
cho con ngồi xe "102, 103 city" thỏa chí rong đường 216 thần tốc /
vậy cứ thế mà phi /
miệng ngậm, tay đếm tiền /
chân thọc đất vàng /
bụng bị, bút múa, /
tà tà tiến, phải đạo sẽ ôke /
chớ đừng lăn tăn /
làm phận cừu dolly /
trăm đứa ăn cùng một đầu vào /
thành đầu ra phải thế
I. Mấy câu hỏi, đúng hơn là những ý tưởng như bâng quơ, có gì hơi cổ lỗ, song vốn nằm sâu trong tiềm thức và có khả năng đánh thức sự lười biếng của tư duy giữa bao lo toan bề bộn đời thường lắm khi thấm máu và nước mắt: “Vì sao tôi viết“, “Văn học có ích gì cho xã hội?”, “Ngày hôm nay, văn học có cần thiết lắm không? Cần cho ai?”, “Văn học với thực tại xã hội?”, “Điện ảnh cần gì ở văn học”, v.v.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.