Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh
tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời
của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn
lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết
lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến
cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản,
thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
N goài
tập Gái quê, do chính gia đình bỏ tiền ra in năm 1936, trong suốt những
năm bệnh tật và nghèo khổ, Hàn còn phải lo tìm cách in thơ, nhưng những
cố gắng của Hàn đều thất bại. Hoàng Diệp viết: “Suốt ba năm kế tiếp 1937, 1938 và 1939, ngoài sự sáng tác Hàn Mặc Tử phải mất nhiều thì giờ trong việc tìm kiếm lại tất cả những bài thơ chàng đã làm, để chuẩn bị cho việc ấn hành”. Hai người bạn tâm giao là Quách Tấn và Trần Thanh Địch không có đủ tiền in. “Cuối cùng Thế Lữ xuất hiện và hứa giúp chàng hoàn thành việc ấy [...] Nhưng “Sau nhiều ngày theo dõi, thúc giục, Hàn Mặc Tử nhận được tin đầy tang tóc kết thúc công việc in thơ chàng. Thế Lữ vừa cho chàng biết rằng trên một chuyến tàu xuôi về Hải Phòng, tập thơ của chàng đã bị
bỏ quên và không tìm lại được nữa”.
Hạ
tuần
tháng 1/1979, Phó Thủ tướng Nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [THNDCHQ]
Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] (1904-1997) qua Mỹ du Xuân hữu nghị Kỷ Mùi
(28/1/1979), đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu
dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ
“Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Thượng tuần tháng 2/1979, ghé
Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho
Việt Nam
một bài học.”
“Nước
là một trong những cơ hội lớn về ngoại giao và phát triển trong thời đại chúng
ta. Không phải mỗi ngày chúng ta tìm được một vấn đề mà hiệu quả về ngoại giao
và phát triển giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng, cứu đói, tăng sức mạnh phụ
nữ...Nước chính là chủ đề quan trọng đó.” Hillary Rodham Clinton, World Water Day 2010.
Q ua những bài dạy sử địa từ
cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên
chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự
bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu
năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL]
kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
V ới
thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được
một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong
vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự
thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với
cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
“ Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng
vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một
chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con
sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn
kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh
họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man,
Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc
thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý
Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện
không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.