Bài viết của Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu "Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa" trên cả hai bình diện sử học và công pháp quốc tế. Bài nghiên cứu được viết vào năm 2009 và đã đăng trên Hợp Lưu báo in cũng như trên trang nhà của Hợp Lưu. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng tính thời sự vẫn còn rất mới ... Chúng tôi xin post lại bài viết để gởi đến quí bạn đọc và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa
Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh
buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn
chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất
nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc
“ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá
một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình
độ hiểu biết chữ Việt!]
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày
30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu
người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện
đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các
phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay
sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
H ành động chị em hoặc vợ chồng Trưng Vương dấy
binh chống Hán cùng “chiến công” tái chiếm cổ Việt đẫm máu của Mã Viện năm
42-44, vẫn được lưu truyền với nhiều xúc động. Những bài học sử đồng ấu và tiểu
học tại hai nước láng giềng hoàn toàn đối nghịch. Sử quan Trung Hoa, bất kể màu
sắc ý thức hệ, khoác lên Trụ đồng Mã Viện—với lời thề “đồng trụ chiết, Giao Chỉ
diệt” [trụ đồng gẫy, Giao Chỉ bị diệt]—lớp son phấn giáo hóa [jaohua] và “thiên
mệnh [tianmeng], thôn tính thiên hạ.
V ới đại đa số người Việt
đương thời, chẳng có gì quí hơn một cuộc sống no đủ, yên lành. Luật sinh tồn là
khuôn thước có hàng ngàn năm lịch sử. Giấc mộng độc lập, tự chủ người Việt nào
chẳng thầm mơ ước. Nhưng những người có viễn kiến không thể không nhìn về giai
đoạn hậu-thuộc-địa. Một nước “độc lập” trên giấy tờ, truyền đơn, khẩu
hiệu—nhưng thực chất độc tài, chuyên chế, nghèo khổ, lạc hậu, người cầm quyền
trở thành những kẻ cướp ngày, công khai có vũ khí và được “luật pháp” bảo
vệ—chưa hẳn đã đáng mong ước, trông đợi hơn một chế độ lệ thuộc ngoại nhân. Đó
là chưa nói đến hiểm họa đời kiếp từ phương Bắc.
B ài viết này cố gắng xuyên
suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình”
dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư
liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả
tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm
2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại
Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã
tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham
chiến.
Đ ây
là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào
dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
Thực ra, Lansdale dường
không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô.
Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình
Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến
việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học
giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa
theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em
Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ
năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết
họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ
Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái
gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người
tưởng nghĩ.
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận
là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng
thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều
học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.