B ài viết này cố gắng xuyên
suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình”
dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư
liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả
tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm
2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại
Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã
tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham
chiến.
Đ ây
là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào
dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
Thực ra, Lansdale dường
không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô.
Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình
Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến
việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học
giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa
theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em
Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ
năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết
họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ
Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái
gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người
tưởng nghĩ.
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận
là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng
thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều
học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này...
Chỉ có những “sử gia nhân dân,” mới ca ngợi Giáp là
anh hùng dân tộc, ngang hàng những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hay Quang
Trung. Họ không phân biệt nổi rằng trên thực chất ba vị anh hùng dân tộc Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ dạy cho vua quan Tống, Nguyên và Thanh
những bài học quân sự chua cay, trong khi Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận
chiến công đả bại Pháp của Trần Canh và Vi Quốc Thanh.
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
Đ ã 40 năm trôi
qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954
này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên
Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ;
chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm
nặng hệ tuyên truyền ...
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông
sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có
thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên
thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng.
Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.