Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập
thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được
các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời
Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều
bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về
văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu
riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một
số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
N ếu không trì hoãn được ít
nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo
những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt
và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ
THẾ VINH
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
D ưới
tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị
xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực
chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh
(1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong
giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà
nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn
nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên
bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình
Diệm trong hai năm 1962-1963...
H iệp
ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại
giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa
Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính
cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải
biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra
trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état
libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên
Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc
Việt Nam
trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời
chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng
Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người
Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ
Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng
3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
P hật
giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp
quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
Đ ây là bài viết thứ ba, đề cập tới nhu cầu xây dựng các hồ chứa nước ngọt từ
hai vùng trũng thiên nhiên Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau nhằm giữ lại được phần
nước đổ xuống từ thượng nguồn và cả lượng nước mưa hàng năm, đáp ứng nhu cầu
khẩn thiết về nước uống, phục vụ canh tác và kỹ nghệ cho ngót 20 triệu cư dân
ĐBSCL thay vì đổ phí ra Biển Đông qua các cửa sông. Quan trọng hơn thế nữa là
bảo vệ được các tầng nước ngầm / underground aquifers ngăn đất sủi phèn
đưa tới acít hóa toàn vùng đất đai ruộng vườn.
Đ ây là
bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất,
như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do
nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau
hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch
trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
T rước năm 1975, mỗi
dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng
Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong
những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc
phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân
Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh
ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804).
(1)
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.